Nhiệm vụ của thành niên sinh viên trong xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân

Đểthực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân cần nhận thức sâu sắc để đồng tâm, hợp lực. Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 31 năm Ngày hộiQPTD, Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến xung quanh nội dung này.

* Đại tá ĐÀM KIẾN THỨC, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang:

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là trách nhiệm của toàn xã hội

Quốc phòng toàn dân [QPTD] nghĩa là toàn dân tham gia xây dựng nền quốc phòng, trong đó lực lượng vũ trang [LLVT] nhân dân giữ vai trò nòng cốt, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Nhà nước. Xây dựng nền QPTD là quan điểm nhất quán được khẳng định trong văn kiện các kỳ đại hội của Đảng. QPTD được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường; tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ vững hòa bình, ổn định của đất nước.

Những năm qua, Bộ CHQS tỉnh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, diễn tập bảo đảm sát thực tế chiến đấu. Lực lượng thường trực, dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng, điều chỉnh phù hợp với tình hình địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ. Hằng năm, tỉnh luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, chất lượng ngày càng được nâng lên. Đối với nhiệm vụ xây dựng tiềm lực kinh tế, Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo giữa phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, nghề theo lợi thế của từng địa phương, vừa bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân sự quốc phòng.

PHƯƠNG VŨ[ghi]

-------------

* Đồng chí NGUYỄN TIẾN CƯỜNG, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, TP Hà Nội:

Người dân phải là chủ thể trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Chúng tôi luôn xác định, xây dựng nền QPTD thì người dân phải là chủ thể của nền quốc phòng, mọi người dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia. Thực hiện quan điểm này, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Trì và cấp ủy các cấp đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện, nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác giáo dục và xây dựng nền QPTD.

Giờ học điều lệnh của sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội. Ảnh:NGUYỄN VỐN.

Từ đó, chúng tôi triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, gồm: Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh [QPAN] tới thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, chức sắc, chức việc trong tôn giáo, các tầng lớp nhân dân; triển khai hiệu quả nội dung, nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ huyện cả về tiềm lực chính trị, tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác chính sách đối với quân đội và công tác hậu phương quân đội; phát triển kinh tế kết hợp với QPAN và giáo dục QPAN với kinh tế. Huyện cũng tổ chức các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện, diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã để nâng cao năng lực vận hành cơ chế, nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp; từng bước hoàn chỉnh, bổ sung, xây dựng hệ thống các phương án chiến đấu sát đặc điểm nhiệm vụ, yêu cầu của huyện... Qua đó củng cố, xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD, "thế trận lòng dân" ngày càng vững chắc trong tình hình mới.

ĐỨC TUẤN[ghi]

-------------

* Ông TRẦN TẤN DŨNG, Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa:

Tự vệ mạnh góp phần bảo vệ an ninh biển, đảo và phát triển kinh tế

Với địa bàn hoạt động, quản lý có vị trí quan trọng nên Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa luôn xác định: Phát triển kinh tế gắn chặt với củng cố QPAN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu. Vì thế, cùng với phát triển kinh doanh, công ty còn tập trung xây dựng lực lượng tự vệ vững mạnh về chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Lực lượng tự vệ của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa gồm 3 trung đội, luôn được huấn luyện bài bản hằng năm; có đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn, kinh phí để bảo đảm công tác huấn luyện và hoạt động. Ngoài ra, lực lượng này còn được đầu tư trang bị đầy đủ các phương tiện, công cụ hỗ trợ; quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện các mặt công tác. Nhờ vậy, lực lượng tự vệ công ty trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ an toàn cơ quan, đơn vị, sẵn sàng chiến đấu trong mọi điều kiện, bảo vệ an toàn về người, tài sản, tài nguyên yến và môi trường sinh thái tại các hang yến, đảo yến; phối hợp với một số lực lượng tuần tra, canh gác bảo vệ tuyến biển, đảo, các hang yến, đảo yến và sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được huy động.

TRẦN CÔNG[ghi]

----------------

* Già làng Y ĐEN, bon Đắc Prí, xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô, tỉnh Đắc Nông:

Giúp thế hệ trẻ hiểu rõ trách nhiệm

Là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Đắc Nông trong hai cuộc kháng chiến, năm 1993, xã Nâm N’đir được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Theo dòng chảy lịch sử, thanh niên các dân tộc, đặc biệt là thanh niên đồng bào M’nông luôn hăng hái tòng quân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Là người uy tín trong cộng đồng, nhiều năm qua, tôi cùng các già làng, trưởng bon, bí thư chi bộ bon, thôn luôn nhắc nhở, tuyên truyền thế hệ trẻ hiểu rõ truyền thống cách mạng của vùng quê anh hùng, từ đó nhận thức được quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình. Nhờ vậy, nhiều năm liền xã Nâm N’đir luôn đạt và vượt chỉ tiêu tuyển chọn, gọi thanh niên nhập ngũ; không có quân nhânđào, bỏ ngũ.Phần lớn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về đã trở thành nguồn cán bộ kế cận cho địa phương.

BÌNH ĐỊNH[ghi]

Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDQPAN “là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân…”.Giáo dục quốc phòng và an ninh [GDQPAN] là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trên thực tế bộ môn GDQPAN là nội dung học tập đặc thù trong các trường học nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tầm quan trọng của GDQPAN trong trường phổ thông là ở chỗ đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường.

Theo Thiếu tướng.TS. Phạm Đức Tú – Vụ trưởng Vụ GDQP-AN [Bộ GD&ĐT], môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh.

Thông qua các giờ học lí luận, học sinh, sinh viên sẽ nhận thức đầy đủ hơn quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Đảng, có nhận thức rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Bên cạnh đó, những giờ học thực hành lại trang bị cho các em hiểu biết và kỹ năng về đội ngũ đội hình, các chiến thuật cũng như một số loại vũ khí, khí tài, thông qua đó có thể biết cách phân biệt, sử dụng và trang bị cho mình những kỹ thuật cơ bản để sử dụng được một số loại vũ khí thông thường và biết cách phòng tránh khi kẻ thù sử dụng vũ khí tấn công.

Cùng với đó môn học GDQPAN còn rèn luyện cho các em một số kỷ luật trong môi trường quân đội, hướng cho các em làm việc theo nguyên tắc, kỷ cương; tạo cơ sở cho các em tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân, góp phần ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học…

Về yêu cầu kiến thức đối với học sinh, sinh viên, Thiếu tướng Phạm Đức Tú cho biết GDQPAN là môn học lồng ghép đối với học sinh tiểu học, THCS; môn học chính khóa đối với học sinh, sinh viên các trường THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học. Các em thông qua môn học sẽ nắm được những kiến thức lý luận về đường lối, tư tưởng, quan điểm về quốc phòng, quân sự, an ninh trong chuẩn bị và tiến hành chiến tranh cách mạng của Đảng, xây dựng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, không lơ là, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng ban đầu đã đạt được giúp học sinh, sinh viên có lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy lòng yêu nước, sống có ý thức, có kỷ luật, có nền nếp, chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức trách nhiệm với đồng chí, đồng đội, xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong tập thể.

Học sinh, sinh viên cần nắm vững quan điểm, tư tưởng của Đảng, tích cực học tập, tự học, tự rèn, vượt qua khó khăn, biết ghép mình vào tập thể mới đạt được kết quả cao.

Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDQPAN ở trường phổ thông, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, giúp học sinh hứng thú với môn học, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Ngay từ đầu mỗi năm học, các Sở GD&ĐT đều ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục QPAN theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Sở chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về nhiệm vụ GDQPAN; khuyến khích các đơn vị tăng cường tổ chức các hoạt động thực tiễn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

Ngành giáo dục cũng đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học GDQPAN theo hướng hình thành năng lực ở học sinh. Các trường học phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố tham gia GDQPAN cho học sinh.

Nhiều giáo viên được cử đi học văn bằng 2 về GDQPAN nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy đạt chuẩn.

Sở GD&ĐT còn phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố tổ chức các đợt tập huấn vào dịp hè, kết hợp với các hoạt động giao lưu với các đơn vị quân đội để nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên. Công tác đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy được chú trọng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học.

Theo Thiếu tướng Phạm Đức Tú, nhờ có phương pháp giảng dạy tốt nên nhiều em học sinh đã đam mê học tập, tự tin, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh, sẵn sàng nhập ngũ và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Tùy theo từng khối, các em sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản khác nhau: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; truyền thống của lực lượng quân đội và công an; Luật Nghĩa vụ quân sự; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong quân đội và công an; nội dung cơ bản của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân; tầm quan trọng của an ninh quốc gia; một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…

Bên cạnh đó, các em còn được thầy, cô giáo hướng dẫn thực hiện thuần thục các động tác đội ngũ và động tác chỉ huy đội hình, tiểu đội, trung đội bằng khẩu lệnh, thực hành các động tác, kỹ thuật ném lựu đạn, kỹ thuật bắn súng AK, tháo lắp súng AK, băng bó cứu thương và các động tác vận động trong chiến trường.

Toàn trường biên chế là một tiểu đoàn, mỗi khối là một đại đội. Các em được trang bị đồng phục bộ đội, các vật dụng như giày, mũ cứng, lựu đạn… đầy đủ theo quy định.

Nhật Nam [Báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCNVN]

Video liên quan

Chủ Đề