Điều trị covid 19 tại nhà bộ y tế

 Dịch COVID-19: Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà Hà Nội [TTXVN 14/3] Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604/QĐ-BYT kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID- 19.

Tài liệu này thay thế Quyết định số 261/QĐ-BYT ngày 31/1/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và số 528/QĐ-BYT ngày 3/3/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19.

Các hướng dẫn về "Theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19" hầu như không thay đổi so với các văn bản được ban hành trước đó [số 261 và số 528]. Tuy nhiên, Bộ Y tế bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm; có thay đổi về điều kiện cách ly: "Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ".

Theo hướng dẫn mới vừa ban hành ngày 14/3, tiêu chí lâm sàng của người mắc COVID-19 điều trị tại nhà gồm: Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.

Là người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp; Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.

Trong đó, bổ sung nội dung: "Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc".

Hướng dẫn kèm quyết định 604 bổ sung mục "Khai báo y tế" với F0 điều trị tại nhà. Trong đó, F0 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý F0 tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc COVID-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà.

Trạm Ytế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà thu thập thông tin và lập danh sách người mắc COVID-19 quản lý tại nhà theo mẫu quy định.

Các vật dụng cần thiết với F0 điều trị tại nhà bao gồm: Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân [nếu có];  Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

Về phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế [trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện...]. Thuốc điều trị tại nhà gia đình cần chuẩn bị khi có F0 gồm: Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em [tùy theo cân nặng và độ tuổi]: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác. Thuốc giảm ho [tùy theo triệu chứng]: Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin...., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc. Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

Bên cạnh đó, còn có thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh [nếu cần, đủ sử dụng trong 1- 2 tuần].

Về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau: F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác. Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0. Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch [thú bông, giấy, bìa...] tại khu vực này. Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn. Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định./.

PV

TP.HCM hướng dẫn toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà [Ảnh minh họa]

1. Hướng dẫn thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi

Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà gồm 03 gói [A, B, C]; Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng; Gói thuốc B là thuốc chống viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt; Gói thuốc C là thuốc kháng vi rút với liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

GÓI THUỐC A [dùng trong 07 ngày].

1. Paracetamol 500mg

Uống 01 viên khi sốt trên 38,°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

2. Các loại vitamin [vitamin tổng hợp hoặc vitamin C]

Vitamin tổng hợp: uống ngày 01 lần, 01 viên.

HOẶC Vitamin C 500mg: uống ngày 02 lần, sáng 01 viên, trưa 01 viên.

GÓI THUỐC B [chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế]

Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở [thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%] phải liên hệ ngay với bác sĩ đề được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu [gói thuốc B] trong 1 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.

3. Dexamethasone 0,5mg x 12 viên

Uống 01 lần, 12 viên [tương đương 06 mg]

HOẶC

Methylprednisolone 16mg x 01 viên

Uống 01 lần, 01 viên.

4. Rivaroxaban 10mg x 01 viên

Uống 01 lần, 01 viên.

HOẶC

Apixaban 2,5 mg x 01 viên

Uống 01 lần, 01 viên.

Lưu ý: Thuốc số 3 và thuốc số 4 KHÔNG sử dụng trong các trường hợp sau: Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh [viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác].

GÓI THUỐC C [dùng trong 05 ngày] [sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên]

Đây là thuốc kháng vi rút được sử dụng cho người có triệu chứng nhẹ khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng vi rút dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 05 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên cấp thuốc kháng vi rút cho người thuộc nhóm nguy cơ [bao gồm có triệu chứng và không có triệu chứng].

5. Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg

Uống ngày 02 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, uống 05 ngày liên tục.

HOẶC

Favipiravir viên 200mg hoặc viên 400mg

Uống ngày đầu tiên: sáng 1.600mg, chiều 1.600mg.

Uống ngày 2 đến ngày 7: sáng 600mg, chiều 600mg.

Lưu ý:

- Khi chỉ định thuốc Molnupiravir cho F0: Các cơ sở y tế hướng dẫn F0 ký phiếu chấp thuận tham gia Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ trước khi cấp phát.

- Thuốc Molnupiravir KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai trong vòng 3 tháng, đang cho con bú.

- Người suy gan, viêm gan siêu vi cấp, suy thận, viêm tụy cấp hoặc mạn cần có ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Thuốc Favipiravir KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú, suy gan nặng, suy thận nặng; Thận trọng ở người bệnh có tiền sử gout vì có thể làm tăng acid uric và làm nặng thêm bệnh.

2. Hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho trẻ em

2.1. Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà

- Tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi, người chăm sóc, người trong gia đình.

- Điều trị triệu chứng:

+ Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5°C: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ. Lưu ý: tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

+ Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

+ Thuốc điều trị ho [ưu tiên các thuốc từ thảo mộc], đủ dùng từ 5-7 ngày.

+ Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

+ Tiêu chảy: men vi sinh, men tiêu hóa.

+ Thuốc điều trị bệnh nền [nếu cần, sử dụng trong 01-02 tuần].

+ Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế, không xông cho trẻ em.

- Uống nhiều nước.

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày [trẻ lớn].

- Theo dõi:

+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.

+ Đo SpO2 [nếu có thiết bị] tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

- Theo dõi sức khỏe hàng ngày, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu cảnh báo.

2. Hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em [dùng trong 07 ngày]

Độ tuổi trẻ em

Dạng thuốc

Liều thuốc mỗi lần

< 1 tuổi

Paracetamol bột 80mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 1 đến dưới 2 tuổi

Paracetamol bột 150mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 2 đến dưới 5 tuổi

Paracetamol bột 250mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 5 đến 12 tuổi

Paracetamol viên 325mg

1 viên x 4 lần/ ngày

Trên 12 tuổi

Paracetamol viên 500mg

1 viên x 4 lần/ ngày

* Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38.5°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

v Dấu hiệu cảnh báo:

▪ Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động:

- Sốt > 38°C.

- Tức ngực.

- Đau rát họng, ho.

- Cảm giác khó thở.

- Tiêu chảy.

- SpO2 < 96% [nếu có thiết bị].

- Trẻ mệt, không chịu chơi.

- Ăn/bú kém.

▪ Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Thở nhanh theo tuổi*.

- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống.

- Cánh mũi phập phồng.

- Tím tái môi đầu chi.

- Rút lõm lồng ngực.

- SpO2 < 95% [nếu có thiết bị].

* Ghi chú: Thở nhanh theo tuổi: < 2 tháng: ≥ 60 lần/phút; 2 tháng - 12 tháng: ≥ 50 lần/phút; 12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút; 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trên 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề