Giỏ nhà ai quai nhà nấy nghĩa là gì

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ "Giỏ nhà ai quai nhà nấy" hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích câu tục ngữ: Giỏ nhà ai quai nhà nấy – Bài làm 1

Ở một góc nhìn nào đó, con cái chính là hình ảnh thu nhỏ của bố mẹ. Và bố mẹ lại là hình ảnh thu nhỏ của ông bà, rồi ông bà là hình ảnh thu nhỏ của cụ, kỵ. Không chỉ vậy, anh, em, cô bác… cùng họ hàng, dòng tộc đều có những nét giống nhau. Đây không phải là một nhận định mang tính cảm tính mà đó là mối quan hệ huyết thống. Cha ông ta từ thời xưa đã đúc kết một câu thành ngữ nổi tiếng để nói về mối quan hệ huyết thống này mà đến nay và sau này vẫn luôn đúng, đó là: “Giỏ nhà ai quai nhà ấy”.

Phân tích về mặt từ ngữ, thì “giỏ” là một dụng cụ nhỏ để đựng các đồ vật nhỏ hay thực phẩm. Các cụ ta từ xưa và kể cả bây giờ tại các làng nghề, người ta vẫn làm ra những cái “giỏ” bằng tre, nứa, mây, mía… bên cạnh đó, trong thời kỳ công nghiệp hiện đại, người ta cũng sản xuất hàng loạt những chiếc giỏ bằng những chất liệu khác, như: nhựa, đồ tái chế…  

Còn “quai” là một bộ phận của chiếc “giỏ” có tác cục cầm, nắm, mang, xách… chiếc giỏi thuận lợi hơn. Đương nhiên, gia đình nào đan giỏ, làm giỏ thì sẽ đan lát, hoặc làm ra những chiếc “quai” cùng chất liệu, kiểu dáng gắn vào chiếc giỏ đó luôn. Có lẽ chẳng gia đình nào, làng nghề nào hay công xưởng nào mà chỉ sản xuất riêng một cái “giỏ” rồi nơi khác lại làm riêng cái “quai” để lắp ghép vào nhau cả.

Do “giỏ” và “quai” cùng được làm ra từ một gia đình, làng nghề, nhà máy… mà đương nhiên cái giỏ, cái quai đó sẽ giống nhau cả về kiểu dáng, chất liệu… nếu lấy một cái quai từ nơi khác sản xuất, làm ra gắn vào một chiếc “giỏ” cũng của của một nơi khác sản xuất thì sẽ cho ra một sản phẩm mà dù có tinh vi đến đâu chúng ta vẫn nhận ra sản phẩm đó được làm ra từ hai nơi khác nhau.

Đó là chúng ta cắt nghĩa về mặt từ ngữ. Xét về nghĩa bóng,câu nói này thực chất được các cụ đúc kết ra để nói về mối quan hệ huyết thống trong gia đình hay dòng tộc. Con cái được bố mẹ sinh ra sẽ mang dòng máu, huyết thống của bố mẹ.

Và dù là một sản phẩm “con người” những đứa con đó ít nhiều sẽ giống những đặc điểm của bố mẹ, về chiều cao, vóc dáng, khuôn mặt, chân tay…thậm chí, nhiều đứa con giống bố, mẹ đến từng chi tiết như khóe miệng, lông mày, giọng nói… Không chỉ giống bố, mẹ, đứa con đó cũng mang nhiều nét giống nhau của ông, bà, cụ, kị…thậm chí còn giống với cả một người bác, người chú trong họ tộc. Đó là mối quan hệ huyết thống mang tính khoa học.

Nếu một người con không do cha mẹ sinh ra sẽ không có những đặc điểm mang tính khoa học, huyết thống này. Chả vậy mà, khi đến thăm một đứa trẻ mới sinh, chúng ta vẫn hay nói câu cửa miệng với người sinh ra nó, đại loại như: “cha bố mày, giống bố mẹ như đúc”, rồi “trộm vía, đúng là giỏ nhà ai quai nhà nấy”… và đương nhiên, khi nhận được những lời khen này mà bố mẹ, ông bà nội ngoại đều cảm thấy vui và hạnh phúc vì con cái mang được sinh ra mang những đặc điểm của dòng tộc mình, và “chắc mẩm”, đúng là “con mình, cháu bà”!

Tuy nhiên, cũng vì sự giống nhau mang tính huyết thống, được đúc kết trong câu nói: “giỏ nhà ai quai nhà ấy”  này mà cũng mang đến nhiều câu chuyện bi hài trong cuộc sống. Mặc dù con cái là hình ảnh thu nhỏ của cha mẹ nhưng nhiều khi con cái sinh ra có khi lại không mang những đặc điểm bên ngoài giống bố mẹ hay những người thân thiết trong gia đình.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Những câu nói đại loại như: “sao trông nó chẳng giống ông bà nội gì cả”, “này, nó là con của ai chứ sao chả giống bố nó gì cả”… những câu nói này vô tình đã gây ra những mâu thuẫn, nghi ngờ không đáng có trong gia đình. Người cha có thể nghi ngờ, đứa con đó không phải của mình mà là của người khác, và người vợ, ngược lại có thể phải chịu hàm oan…và câu trả lời chính xác chỉ có được khi đi xét nghiệm huyết thống ADN!

Đã có những vụ ly hôn, gia đình tan vỡ chỉ vì “giỏ” nhà mình mà “quai” lại giống nhà người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có những trường hợp hy hữu khi người ta tìm thấy người thân bị thất lạc nhờ vào những đặc điểm hao hao giống nhau ấy. Dù đi đâu, thất lạc ở đâu, thì “quai” vẫn không thay đổi, và khi gặp lại “giỏ” thì ghép lại thành một sản phẩm “hoàn hảo” của đúng gia đình đó.

Nhìn ở góc độ nào đó, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, câu nói “giỏ nhà ai, quai nhà ấy” cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Bởi hiện nay, chế độ ăn uống, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe đã tiến bộ hơn rất nhiều. Người cha có chiều cao khiêm tốn, không có nghĩa sẽ đẻ ra đứa con có chiều cao thấp. Người mẹ có nhan sắc bình thường, thậm chí là xấu không có nghĩa con cái sinh ra là xấu.

Nhiều đứa trẻ được sinh ra trong cuộc sống đầy đủ vật chất, chăm sóc chu đáo về dinh dưỡng có ngoại hình nổi bật hơn người sinh ra chúng kéo theo đó là có thể mất đi những đặc điểm giống bố, giống mẹ. Đặc biệt với các trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ thì câu nói: “giỏ nhà ai, quai nhà ấy” sẽ chẳng thể áp dụng.

Nhưng dù sao, để nói về điểm giống nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc, câu nói: “giỏ nhà ai, quai nhà ấy” luôn là câu nói sinh động, bóng bẩy và đầy hình ảnh.

Giải thích câu tục ngữ: Giỏ nhà ai quai nhà nấy – Bài làm 2

Ta cũng đã biết được rằng trong một gia đình thì những đứa con đều mang được những đặc điểm về diện mạo cũng như một chút tính cách của cha mẹ. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta có rất nhiều câu nói về sự giống nhau này như câu  “Giỏ nhà ai quai nhà ấy”. Và câu tục ngữ có thật chỉ dừng lại ở việc nói sự giống nhau của thế hệ sau giống với thế hệ trước hay không? Điều đó cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.

Trước tiên ta nên hiểu câu tục ngữ “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” được hiểu như thế nào.“Giỏ” được nhắc đến trong câu tục ngữ chính là một dụng cụ nhỏ để đựng các đồ vật nhỏ hay thực phẩm rất tiện dụng. Thế rồi còn “quai” lại là một bộ phận của chiếc “giỏ” kia, nó lại có tác cục cầm, nắm, mang, xách… giúp cho việc sử dụng chiếc giỏi thuận lợi hơn. Chắc chắn rằng một chiếc giỏ có kiểu dáng như thế nào, kích cỡ ra sao? Thì lại có được chiếc quai tương xứng chứ không thể nào mà một chiếc giỏ to xách đi chợ mà cái quai lại bé tý không đủ cầm được. Nếu như gia đình nào đan giỏ, hay là làm giỏ thì sẽ đan lát, hoặc làm ra những chiếc “quai” cùng chất liệu, kiểu dáng gắn vào chiếc giỏ đó sẽ như thé nào. Sự lắp ghép mà không tương xứng sẽ gây ra những sự khập khiễng khiến cho chiếc giỏ đó dù đẹp cũng không có giá trị sử dụng.

Trên đân chính là việc chúng ta cắt nghĩa về mặt từ ngữ. Và nếu như cũng ta mà xét về nghĩa bóng thì câu nói lại có ý nghĩa sâu sắc hơn. Câu nói  “Giỏ nhà ai quai nhà ấy”  thực chất được các cụ đúc kết ra và được ghi lại trong câu tục ngữ ngắn gọn này như để nói về mối quan hệ huyết thống trong gia đình hay dòng tộc. Có lẽ rằng chính con cái được bố mẹ sinh ra sẽ mang dòng máu, huyết thống của bố mẹ.

Trong gia đình thì những đứng con yêu cũng sẽ có những đặc điểm giống bố mẹ. Và nếu như ta biết được rằng, khi một người con không do cha mẹ sinh ra sẽ không có những đặc điểm mang tính khoa học, huyết thống này được. Chính bởi vậy mà, khi chúng ta  mà đến thăm một đứa trẻ mới sinh thường hay nói câu “ giống bố mẹ như đúc”, rồi những câu nói như “trộm vía, đúng là giỏ nhà ai quai nhà nấy”… và dĩ nhiên là khi mà bạn mà nhận được những lời khen này mà bố mẹ, ông bà nội ngoại đều cảm thấy vui và đặc biệt cũng sẽ thấy thật hạnh phúc vì con cái mang được sinh ra mang những đặc điểm của dòng tộc mình rồi.

Trong cuộc sống người ta không chỉ nói đến câu  “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” theo nhìn về diện mạo mà có khi cả tính cách cũng được chú ý đến. Ta cũng đã thấy được cũng có rất nhiều trường hợp đó chính là khi cha của họ thật tài giỏi mà đứa con lớn lên cũng thông minh như vậy. Câu nói  “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” cũng như lại được ap dụng. Bởi bó giỏi như vậy cho nên con cũng sẽ giỏi như thế, đó là lẽ đương nhiên. Và cũng có nhiều gia đình khi bố, mẹ phạm phát người ta lại chỉ luôn con của họ mà có thể đánh giá phẩm chất. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến đứa con của họ. Đứ con sinh ra không cần biết nó như thế nào mà đã quy chụp “lớn lên cũng lại giống bố, mẹ nó thôi”, thật đúng là  “Giỏ nhà ai quai nhà ấy”. Điều này thực sự đáng buồn và đáng trách đúng không nào?

Chúng ta cũng nên nhìn ở góc độ rộng mở hơn, nhât là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, câu nói “giỏ nhà ai, quai nhà ấy” dường như cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Chúng ta không nên nhìn nhận và đánh giá nhân phẩm của con người thông qua một cách nhìn nhận đánh giá về người thân cận với họ một cách tuyệt đối và dẫn đến sự quy chụp không nên. “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” sẽ là một câu tục ngữ thật hay và đúng đắn nếu như chúng ta biết nhận biết thực tế cũng như ý thức và hiểu đúng đắn câu này trong cuộc sống.

Nhưng dù sao, ta cũng phải công nhận được rằng để nói về điểm giống nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc, câu tục ngữ đặc sắc và ngắn gọn “giỏ nhà ai, quai nhà ấy” luôn được đánh giá là một câu nói sinh động, bóng bẩy và đầy hình ảnh hay.

Giải thích câu tục ngữ: Giỏ nhà ai quai nhà nấy – Bài làm 3

Xét về mặt di truyền thì con cái được thừa hưởng những gen di truyền từ bố mẹ, mang những đặc điểm của cả bố và mẹ. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều từng được nghe những nhận xét về sự tương đồng về một mặt nào đó với cha mẹ rồi. Mọi người còn hay sử dụng những câu tục ngữ để nhận xét, điển hình là câu: “Giỏ nhà ai quai nhà nấy”.

Chắc hẳn trong chúng ta không ai còn xa lạ với cái “giỏ”, một vật dụng nhỏ dùng để đựng các đồ vật hoặc thực phẩm. “Giỏ” thì được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: nhựa, mây tre đan, nứa… Mà “quai là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mỗi chiếc “giỏ”, Quai là chỗ để chúng ta cầm, nắm, xách cả cái giỏ mang từ nơi này đi nơi khác. Tại các làng nghề thù công thì người ta đan những chiếc giỏ và làm quai ngay tại đó chứ không phân chia nơi này làm giỏ, nơi kia làm quai dù cho có các loại quai được làm riêng mà sau đó gắn vào. Hay kể cả ngày nay với những chiếc giỏ được làm bằng máy móc hiện đại thì quai và giỏ cũng đi liền với nhau. Qua câu tục ngữ nhằm nói với chúng ta về quan hệ huyết thống trong gia đình. Mỗi đứa con sinh ra sẽ mang dòng máu, mang những gen di tuyền của bố mẹ.

Xem thêm:  Cảm nhận đoạn trích Sau phút chia li [Chinh phụ ngâm khúc] lớp 7

Con cái là phiên bản thu nhỏ của cha mẹ. Những đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên mang những nét tương đồng về vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc. Câu tục ngữ thường đực hiểu theo nghĩa là lời khen ngợi ví như khi chứng kiến con mình chào đời, sau đó nhận được sực chúc mừng của mọi người và nói rằng giống bố điểm nào, giống ông bà điểm nào hay “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy” chắc chắn người trong nhà sẽ vui mừng và chắc mẩm, xác định xem đúng con cháu mình không. Bên cạnh đó khi sống trong một gia đình, tiếp xúc gần gũi nên trẻ có xu hướng học tập theo cha mẹ, ông bà, hình thành nên tính cách giống với những người trong gia đình. Ví như mẹ là người hiền dịu, nết na thì chắc hẳn đứa con cũng mang tính nết tương đồng với mẹ. Trái lại với một người mẹ tính tình chanh chua, đanh đá sẽ chẳng bao giờ có được đức con hiền dịu, nết na tiêu chuẩn cả. Hay chúng ta từng nghe nghe thấy câu “Hổ phụ sinh hổ tử” khi nói về sự giỏi giang, tài năng của con cái giống với bố mẹ và dùng để khen ngợi cho đó là sự di truyền tốt.

Bên cạnh những nét nghĩa khen ngợi thì cũng có không ít câu chuyện bi hài tương ứng với câu tục ngữ đó. Nhiều đứa trẻ mặc dù đúng là con ruột của bố mẹ nhưng lại không thừa hưởng nét di truyền nào từ cha mẹ, hay những người thân trong gia đình và thậm chí là hoàn toàn đối lập. Có những cặp vợ chồng rất thấp nhưng sinh ra con lại cao, hoặc có gia đình truyền đời đều cao ráo nhưng lại có đứa con chiều cao khiêm tốn. Hay có gia đình thì bố mẹ giỏi giang mà con thì kém từ trí tuệ, sự thông minh sẵn có đến cái học thức… Tất cả khiến nhiều tình huống bi hài xảy ra khi mọi người nghi ngờ về huyết thống của con, cháu mình. Hay những người ngoài nhận xét là chẳng giống bố mẹ. Hay nhiều khi bố mẹ trêu chọc đứa co là nhặt từ bãi rác về hay khi dạy con học mà nó kém thì mắng rằng “mày giống ai mà học dốt thế” chẳng hạn. Có những khi không chỉ dừng lại ở sự trêu chọc bằng lời nói, nhiều khi chỉ vì như vậy mà chồng nghi ngờ vợ, bố mẹ chồng nghi ngờ con dâu dẫn tới gia đình mất hòa thuận thậm chí là còn dẫn tới hậu quả là ly hôn. Chính vì vậy chúng ta không nên áp đặt và hoàn toàn suy nghĩ rằng đã là con mình thì phải có nét giống mình. Sự di truyền nhiều khi không hoàn toàn dựa trên gen bố mẹ mà còn ảnh hưởng từ những đời trước, do chế độ ăn uống…

Để nói về huyết thống, di truyền trong gia đình, dòng họ thì không thể không nhắc đến “Giỏ nhà ai quai nhà nấy”. Đây là một lối nói gắn gọn, giàu hình ảnh và rất sinh động mà chúng ta có áp dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu tục ngữ "Giỏ nhà ai quai nhà nấy" hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề