Nhập mã otp lỗi hết hạn giao dịch

TTO - Việc một người vừa bị "bốc hơi" 406 triệu đồng trong tài khoản, nhiều chuyên gia an ninh mạng cho rằng kẻ xấu đã khai thác điểm yếu của quy trình xác thực giao dịch bằng mã OTP [mật khẩu sử dụng một lần] được gửi qua tin nhắn điện thoại.

Hầu hết ngân hàng ở Việt Nam đang dùng cách thức xác thực giao dịch qua tin nhắn SMS gửi đến số điện thoại khách hàng - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Trong vụ việc này, nạn nhân cho biết không thực hiện giao dịch, không nhận được tin nhắn thông báo mã xác thực, biến động số dư như thông lệ.

Nhiều kịch bản mất tiền

Mặc dầu vậy, theo ngân hàng [NH] Vietcombank [VCB] đã ghi nhận 4 giao dịch chuyển khoản đều hợp lệ, có 8 tin nhắn được gửi đến số điện thoại của chủ tài khoản. Ngân hàng này cho biết tài khoản trên ứng dụng VCB Digibank của khách hàng đã được kích hoạt trên một thiết bị khác để chuyển tiền.

Công ty an ninh mạng Bkav đưa ra hai kịch bản. Thứ nhất, kẻ xấu đã lừa khách hàng nhập mã OTP vào một website giả mạo để chiếm mã OTP, tạo ra giao dịch chuyển tiền giả mạo.

Thứ hai, kẻ xấu lừa khách hàng cài đặt một phần mềm gián điệp trên điện thoại. Phần mềm này sẽ theo dõi tất cả thông tin, trong đó có tin nhắn SMS chứa mã OTP và các thông tin đăng nhập và tạo giao dịch chuyển tiền.

Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Công ty an ninh mạng Bkav, cho rằng hacker đã khai thác điểm yếu của công nghệ xác thực SMS OTP.

Tháng 6-2020, Bkav cũng đã đưa ra cảnh báo về một phần mềm gián điệp có tên VN84App chuyên đánh cắp dữ liệu người dùng Việt, đặc biệt tập trung đánh cắp các mã OTP.

Phân tích VN84App, các chuyên gia phát hiện máy chủ điều khiển có giao diện bằng tiếng Trung Quốc và tin nhắn được thu thập từ điện thoại là những giao dịch ngân hàng có số tiền lớn lên tới hàng tỉ đồng.

Với điểm yếu dễ khai thác của công nghệ xác thực qua tin nhắn SMS nêu trên, ông Quảng đưa ra đề xuất dùng chữ ký số thay thế.

Ông Ngô Tấn Vũ Khanh, giám đốc phát triển Hãng bảo mật Kaspersky tại Việt Nam, cũng nhận định lỗ hổng trong vụ việc trên ở công nghệ xác thực OTP. Tuy nhiên để ngăn chặn nguy cơ, ông Khanh cho rằng có nhiều giải pháp, như các NH phải có đội dò quét để loại bỏ các website Internet banking giả. Với nguy cơ nhiễm mã độc, người dùng nên cài phần mềm chống và diệt mã độc trên điện thoại.

Người dùng phải cẩn trọng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giám đốc trung tâm thẻ một NH cổ phần lớn cho biết theo quy định, với các giao dịch loại A từ 5 triệu đồng/ngày trở xuống chỉ cần tên đăng nhập, mật khẩu, mã PIN. Với giao dịch loại B, đến 100 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng OTP hoặc thẻ ma trận.

Với các giao dịch từ loại C trên 100 triệu đồng phải xác thực bằng Soft OTP hoặc Token OTP loại cơ bản… Vị này cho biết hiện đã áp dụng Soft OTP [bước người dùng phải đăng nhập vào ứng dụng trên app của NH để duyệt giao dịch], tức là thêm một bước nữa để tăng bảo mật.

Tuy nhiên theo vị này, người dùng cũng phải cảnh giác với các chiêu như thông báo trúng thưởng, giả là công an để yêu cầu khai tên đăng nhập… sau đó lấy sạch tiền trong tài khoản. Các NH liên tục cảnh báo nhưng nhiều trường hợp vẫn dính bẫy.

Hiện một số NH cho khách chọn một trong hai hình thức: nhận tin nhắn trong app [miễn phí] hoặc tin nhắn viễn thông [có thu phí] để thông báo thay đổi số dư.

Sau vụ khách hàng bị mất 406 triệu đồng, nhiều cảnh báo cho rằng không nên bỏ dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn bởi nếu chỉ nhận thông báo trong app, điện thoại phải được kết nối WiFi hoặc 3G, 4G liên tục, nếu không sẽ không nhận được tin nhắn kịp thời.

Ngân hàng khẳng định hệ thống vẫn an toàn

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 6-10, đại diện VCB cho hay đã tiếp nhận thông tin khiếu nại của khách hàng T.V.L. [TP.HCM] bị mất 406 triệu đồng trong tài khoản và cho hay đã làm việc trực tiếp 2 lần với khách, hướng dẫn trình báo công an để xác minh và truy bắt tội phạm.

VCB cho biết thêm theo kết quả rà soát dữ liệu giao dịch của khách hàng và thông tin từ cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn, ngân hàng này ghi nhận các giao dịch đã được thực hiện bởi đúng thông tin định danh của chủ tài khoản [tên tài khoản, mật khẩu và mã OTP].

Ngân hàng này cũng khẳng định hệ thống của mình vẫn an toàn, bảo mật. Chỉ khi tên truy cập, mật khẩu truy cập và mã OTP xác thực giao dịch được cung cấp đúng thì giao dịch mới được VCB xử lý.

Nếu đã từng gặp hoặc chưa bao giờ bị lỗi chuyển tiền ngân hàng thì bạn cũng nên bổ sung kiến thức cho mình. Vì như vậy nếu sau này chẳng may gặp phải lỗi bạn sẽ biết cách xử lý nhanh chóng nhất.

Bạn nên tìm hiểu các lỗi chuyển tiền để biết cách xử lý nhanh chóng nếu chẳng may gặp sự cố

Dịch vụ chuyển tiền nhanh từ E-Banking đang được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên dù cho có là ứng dụng tốt đến đâu thì nó cũng có thể xảy ra lỗi. Nếu như lỗi xảy ra lúc đang cần chuyển tiền gấp thì bạn sẽ cảm thật thật khó chịu đúng không nào? Để khắc phục nhanh chóng cho từng trường hợp lỗi chuyển tiền ngân hàng, bạn hãy xem các thông tin bên dưới.

1. Các lỗi chuyển tiền thường gặp qua E-Banking

Chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc chính mình đã gặp phải những lỗi phát sinh trong quá trình chuyển tiền như: Chuyển tiền ngân hàng bị lỗi hệ thống, ngân hàng trừ tiền rồi nhưng người nhận vẫn chưa nhận được, tài khoản người nhận không hợp lệ,... Những lỗi này có thể là do hệ thống hoặc do người dùng thực hiện không đúng quy trình. Cụ thể từng trường hợp sẽ được nêu rõ trong phần tiếp theo.

1.1 Lỗi mạng khi đang chuyển tiền

Nếu như hệ thống mạng của bạn đang bị lỗi thì giao dịch sẽ không thực hiện được

Nhiều ngân hàng thường sẽ bị tắc nghẽn giao dịch trên Internet, điều này đã khiến khách hàng rất khó chịu. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này là do người giao dịch gây nên. Biểu hiện cụ thể của lỗi chuyển tiền này là:

  • Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy việc thực hiện chuyển tiền quá khó, ngay từ khi đăng nhập vào hệ thống đã bị lỗi, giao diện bị đơ và không thực hiện được.
  • Nhiều trường hợp khác khi thực hiện giao dịch chuyển tiền đến bước nhập mã OTP, nhưng đợi mãi mà mã xác thực này vẫn không được chuyển đến.
  • Hay bạn gặp trường hợp khi đã điền xong tất cả thông tin thì nhận được thông báo là có lỗi trong quá trình xử lý yêu cầu, xin hãy thử lại sau một thời gian.
  • Khi đã thực hiện thành công giao dịch rồi, bạn đã bị trừ tiền nhưng bên người nhận vẫn không nhận được tiền. Ngoài ra, bạn cũng không nhận được bất kỳ thông báo tin nhắn SMS bị trừ tiền nào gửi về.
  • Mạng của bạn đang gặp lỗi, không thể truy cập được ứng dụng

1.2 Chuyển tiền rồi nhưng chưa nhận được tiền

Nếu bạn chuyển tiền vào cuối tuần thì thời gian giao dịch sẽ lâu hơn bình thường

Lỗi chuyển tiền tiếp theo đó là bạn đã chuyển tiền rồi nhưng người nhận vẫn chưa nhận được tiền. Thông thường, khi bạn chuyển tiền cùng ngân hàng, người nhận sẽ nhận được tiền trong vài phút. Còn nếu khác ngân hàng, bạn sẽ phải chờ từ 5 - 10 phút hoặc lâu hơn tùy vào mỗi ngân hàng.

Biểu hiện của tình trạng này là:

  • Bạn dùng ứng dụng chuyển tiền eBanking, đã hoàn thành tất cả thủ tục.
  • Ứng dụng đã xác nhận thông tin và thông báo chuyển tiền thành công.
  • Tuy nhiên khi đợi từ 2 đến 3 ngày rồi nhưng người nhận vẫn chưa nhận được tiền và tài khoản của bạn vẫn chưa bị trừ.

Nguyên nhân có thể là do:

  • Bạn chuyển tiền khác ngân hàng nên cần chờ một thời gian dài hơn.
  • Chuyển nhầm tên ngân hàng hoặc chuyển sai số tài khoản.
  • Bạn thực hiện lệnh chuyển tiền vào cuối tuần hoặc trùng vào ngày lễ tết nên thời gian giao dịch sẽ lâu hơn.
  • Hay đơn giản là do tài khoản của bạn không đủ hạn mức để chuyển tiền.

1.3 Lỗi không thực hiện chuyển tiền được

Nếu bạn không thể chuyển tiền được có thể do hệ thống ngân hàng thụ hưởng đang gặp lỗi

Lỗi chuyển tiền này thường xảy ra khi bạn đã thực hiện đầy đủ các bước giao dịch rồi nhưng vẫn bị lỗi. Có nghĩa là, bạn sẽ không nhận được thông báo giao dịch thành công mà thay vào đó là lỗi không thể thực hiện được giao dịch.

Biểu hiện của lỗi này là: Khi bạn thực hiện lệnh thanh toán chi phí hoặc chuyển tiền đến một ngân hàng khác nhưng lại không nhận được thông báo giao dịch thành công. Sau đó bạn đã thử thực hiện lại nhiều lần nhưng vẫn không thể giao dịch được.

Nguyên nhân của việc này có thể là do:

  • Lỗi từ ngân hàng thụ hưởng.
  • Lỗi hệ thống về kỹ thuật
  • Hệ thống ngân hàng điện tử đang tạm ngưng để bảo trì và nâng cấp.
  • Số tiền giao dịch của bạn có hạn mức thấp hơn so với số dư trong tài khoản của mình..

2. Hướng dẫn cách khắc phục và vài lưu ý để tránh gặp các lỗi chuyển tiền thường gặp

Bạn có thể chờ một thời gian rồi thực hiện lại giao dịch nếu ngân hàng đang gặp lỗi

Để khắc phục lỗi mạng khi giao dịch chuyển tiền, bạn hãy thực hiện theo cách sau:

Bạn hãy thoát khỏi hệ thống, đăng nhập rồi thực hiện lại giao dịch. Nếu như vẫn không được nhưng bạn đang cần gấp thì có thể chuyển sang hình thức khác hoặc chờ một thời gian để ngân hàng khắc phục.

Còn nếu hệ thống bị tắt nghẽn, bạn hãy chờ khoảng 15 - 20 phút rồi thực hiện lại.

Đối với trường hợp người nhận chưa nhận được tiền sau khi giao dịch, bạn khắc phục bằng cách:

  • Nếu bạn chuyển tiền vào cuối tuần thì sẽ nhận được tiền vào đầu tuần sau. Để giao dịch nhanh chóng hơn, bạn hãy chọn giao dịch vào những ngày trong tuần và vào giờ hành chính. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiền 247 mà ngân hàng cung cấp để chuyển tiền nhanh chóng nhất.
  • Bạn hãy kiểm tra lại giao dịch của mình trên hệ thống xem đã điền chính xác tên ngân hàng thụ hưởng chưa. Nếu như bạn gặp lỗi chuyển tiền nhầm tên ngân hàng thì bạn hãy thực hiện lại giao dịch từ đầu.
  • Hãy kiểm tra số tiền trong tài khoản của mình để chắc chắn rằng bạn có đủ số tiền hoặc nhiều hơn số tiền cần chuyển.
  • Khi bạn kiểm tra lại lịch sử giao dịch và nhận thấy rằng mình đã chuyển sai số tài khoản. Lúc này bạn cần báo lại ngân hàng ngay để được hỗ trợ lấy lại khoản tiền mà mình đã chuyển nhầm.
  • Còn nếu đã kiểm tra lại kỹ càng nhưng vẫn không nhận ra lỗi gì, bạn có thể liên hệ đến tổng đài của ngân hàng mình đang sử dụng.

Cách khắc phục đối với trường hợp lỗi chuyển tiền không thể thực hiện được:

  • Lỗi này là do hệ thống ngân hàng bị lỗi hoặc do bạn điền thông tin không hợp lệ dẫn đến giao dịch không thành công.
  • Bạn có thể chờ đến khi ngân hàng khắc phục lỗi xong hoặc chuyển sang hình thức chuyển tiền khác.
  • Nếu như bạn chuyển tiền vượt quá hạn mức thì hãy chia nhỏ số tiền ra và chuyển nhiều lần. Hoặc bạn có thể tăng hạn mức giao dịch của mình lên nếu như có thể.
  • Khi sử dụng vụ E-Banking của ngân hàng để chuyển tiền, bạn hãy hãy lưu ý một số vấn đề sau:
  • Để tránh bị lỗi chuyển tiền bạn cần ghi đầy đủ và thật chính xác các thông tin của người nhận tiền như: Số tài khoản, họ tên của chủ tài khoản, chi nhánh ngân hàng, nội dung chuyển quản,... Sau đó bạn hãy chụp lại biên lai để dễ dàng đối soát khi cần thiết.
  • Hạn chế chuyển tiền thường vào cuối tuần hay những ngày lễ tết, nếu như cần chuyển tiền gấp, bạn hãy sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7.
  • Kiểm tra lại tài khoản của mình trước khi giao dịch.
  • Bạn nên lưu lại tổng đài tư vấn của ngân hàng để gọi hỗ trợ lúc cần.

Thực hiện giao dịch thông qua E-Banking sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian. Nhưng trong quá trình sử dụng bạn có thể gặp một số sự cố như trên. Vì vậy bạn hãy nắm những lỗi chuyển tiền thường gặp cũng như cách khắc phục nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn, họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ tất cả vấn đề của bạn 24/7.

Search news,Chuyển tiền,Search

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1800 8180

Chủ Đề