Khi nào đi tiêm phòng cho bà bầu

Tiêm phòng khi mang thai lần 2 cũng quan trọng như khi mang thai lần đầu. Mẹ bầu cần chú ý tiêm đủ liều và đúng lịch để đảm bảo an toàn cho con yêu. Tham khảo ngay lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 trong bài viết dưới đây nhé.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần hai có gì khác so với lần đầu?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào thời gian hiệu lực của vắc xin ở những lần tiêm trước đó. Trong lần đầu mang thai bạn sẽ được đề nghị tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh: cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, uốn ván...

Tuy nhiên khi mang thai lần hai bạn không cần phải tiêm lại tất cả các vắc xin này. Bởi một số vắc xin có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi - quai bị - rubella, thủy đậu. Cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra lại nồng độ vắc xin trong cơ thể bằng xét nghiệm kiểm tra kháng thể để chắc chắn vắc xin vẫn còn hiệu lực. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bầu lần 2 tiêm mấy mũi.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào thời gian hiệu lực của lần tiêm vắc xin trước đó

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào?

Mũi tiêm uốn ván khá quan trọng vì vậy không ít mẹ băn khoăn bầu lần 2 tiêm mấy mũi uốn ván, bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào. Theo các bác sĩ, nếu mẹ bầu chưa được tiêm bất kỳ một mũi uốn ván nào trước đây thì cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiêm khi mẹ mang bầu vào tháng thứ 4 hoặc 5, khi thai nhi trên 22 tuần tuổi. Mũi thứ hai sau mũi đầu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.

- Nếu đã tiêm uốn ván ở lần thai đầu cách đây 4-5 năm: Tiêm nhắc lại một mũi vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

- Nếu đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm: Cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại vào tháng 4, 5 của thai kỳ.

- Nếu đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì lúc này khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi cuối cùng đã tiêm trên 10 năm thì mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Xem chi tiết: Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ: Nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Vắc xin cúm

Vắc xin cúm thường chỉ có hiệu quả trong vòng 1 năm. Do các chủng cúm luôn luôn thay đổi nên hàng năm, vắc xin cúm sẽ được WHO [Tổ chức y tế thế giới] cập nhật thêm một chủng mới. Bởi vậy phụ nữ được khuyến nghị tiêm trước tất cả các lần mang thai để phòng bệnh hiệu quả.

Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Khi đi tiêm phòng, mẹ cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm để quản lý tốt lịch tiêm phòng khi mang thai lần 2. Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn nơi tiêm có bác sĩ đủ chuyên môn để được tư vấn kỹ lưỡng và ra chỉ định chính xác bầu đứa thứ 2 tiêm mấy mũi.

Những mẹ bầu lần hai mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non có thể tiêm phòng uốn ván sớm hơn. Tuy nhiên mẹ cần hỏi bác sĩ về thời gian tiêm chủng thích hợp.

Sau khi tiêm xong, mẹ cần ở lại nơi tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi các phản ứng của vắc xin. Có thể mẹ sẽ thấy một vài tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức, sưng đỏ vết tiêm... Đây đều là phản ứng thông thường nên mẹ không cần quá lo lắng và không cần sử dụng thuốc.

Nếu mẹ thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh, tiêu chảy... cần đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh tình trạng sốc phản vệ sau tiêm.

Lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Gợi ý địa chỉ tiêm phòng cho bà bầu uy tín, chất lượng

Các mẹ bầu có nhu cầu tiêm phòng tại Hà Nội có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm.

Bệnh viện cung cấp và cập nhật đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho mọi lứa tuổi. Tất cả các sinh phẩm, vắc xin đều có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản nghiêm ngặt. Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm. Được theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc xoay quanh việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2, mang bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào, bầu lần 2 tiêm mấy mũi... Để đặt lịch tiêm và nhận tư vấn chi tiết, các mẹ vui lòng liên hệ tới hotline

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong quá trình mang thai

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong quá trình mang thai được các bác sĩ phổ biến cụ thể. Các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn đến lịch tiêm phòng để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trước khi mang thai cần chú ý những loại tiêm phòng sau:

  • Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
  • Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
  • Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
  • Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

Trong khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý tới:

  • Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
  • Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm [từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau]. Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Lưu ý:

  • Cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vắc – xin đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm trước khi mang bầu.
  • Khi mang đa thai hay thai có nguy cơ sinh non, bạn nhớ tiêm vắc – xin phòng uốn ván sớm hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé.
  • Nếu bạn đang bị sốt cao, bị các bệnh khớp, thận … cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
  • Cần theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm phòng.

các bài viết khác

  • Lịch tiêm VAT/Thai phụ

  • Chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng và chủng ngừa dịch ...

  • 10 loại vắc xin cần thiết người lớn nên tiêm ngừa

  • Tiêm chủng trẻ em

Chủ Đề