Nhân dân ta xây dựng di tích này để tưởng nhớ ai

Đền thờ liệt sĩ Long Khốt - công trình tiêu biểu

Cuối năm 2020, Đền thờ liệt sĩ khu vực Long Khốt được khánh thành trong niềm vui của cán bộ, chiến sĩ và người dân Long Khốt, huyện Vĩnh Hưng. Khu vực Long Khốt được công nhận là DTLS cấp quốc gia năm 2019. Đền là nơi thờ cúng anh linh hơn 1.000 liệt sĩ đã hy sinh tại vùng Long Khốt để bảo vệ vững chắc biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.

Năm nào cũng vậy, đúng vào ngày 19/5, người dân, cán bộ, chiến sĩ, cựu chiến binh Trung đoàn 174, Sư đoàn 5 đều tổ chức lễ tưởng nhớ Bác Hồ và lễ giỗ liệt sĩ. Truyền thống đó được lưu giữ từ khi Đền thờ liệt sĩ Long Khốt mới xây dựng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống cho độc lập, tự do của quê hương. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, khu vực Long Khốt là chiến trường ác liệt.

Từ năm 1972 - 1975, Sư đoàn 5 cùng bộ đội địa phương tổ chức nhiều trận đánh ác liệt, làm suy yếu binh lực địch khi ta tổ chức tấn công vào chi khu Long Khốt để giải phóng bằng được tuyến Đồng Tháp Mười.

Từ khi được xây dựng, Đền thờ liệt sĩ khu vực Long Khốt trở thành điểm viếng thăm, giáo dục truyền thống quan trọng trong khu vực [Đoàn Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đến viếng Đền thờ liệt sĩ khu vực Long Khốt]

Trong quá trình đó, có một số trận đánh tiêu biểu: Trận tấn công chi khu Long Khốt vào tháng 6/1972, tiêu diệt nhiều tên địch, phá hủy phương tiện chiến tranh, bắn rơi máy bay; trận thứ hai diễn ra vào tháng 4/1974, ta tấn công tiêu diệt chi khu Long Khốt, bắn rơi máy bay và phá hủy toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch tại Long Khốt, khai thông tuyến hành lang biên giới. Cũng trong trận này, nhiều cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 5 đã “gửi lại” máu xương nơi mảnh đất Long Khốt anh hùng.

Đến giai đoạn năm 1978, lực lượng Công an nhân dân vũ trang tỉnh và quân, dân địa phương đã không ngại hy sinh, bảo vệ thành công khu vực phía Tây Bắc tiền đồn Mộc Hóa, làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh chiếm Mộc Hóa và Đức Huệ của địch nhằm tấn công biên giới Tây Nam. Câu chuyện lịch sử vẫn được ghi nhớ và nhắc nhở đến ngày nay. Những chiến sĩ đã hy sinh được đồng đội và nhân dân tưởng nhớ, tên các anh được khắc vào bia đá đặt trong đền.

Đền thờ liệt sĩ khu vực Long Khốt là nơi thờ cúng anh linh hơn 1.000 liệt sĩ hy sinh trên vùng đất này

Đền thờ liệt sĩ khu vực Long Khốt đã trải qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu, từ mái lá đơn sơ đến ngôi đền nhỏ được xây bằng gạch, mái lợp ngói đều có sự tham gia, đóng góp của đồng đội, người dân địa phương. Đến năm 2020, Đền thờ được xây dựng lại với quy mô lớn, ngay tại khu vực đền thờ cũ. Ngôi đền to lớn, uy nghiêm với cổng tam quan, hai miếu thờ, hai nhà chờ lục giác bằng gỗ,... trong khuôn viên rộng, đẹp, có tường rào bao quanh khiến ai nấy cũng nức lòng. Quan trọng hơn, toàn bộ kinh phí xây dựng đền lên đến hơn 50 tỉ đồng đều được xã hội hóa.

Từ khi được xây dựng, Đền thờ liệt sĩ khu vực Long Khốt trở thành điểm viếng thăm, giáo dục truyền thống quan trọng trong khu vực. Có dịp đến thắp hương tưởng niệm tại Đền thờ Long Khốt, chị Phượng Nhi [phường 4, TP.Tân An] cho biết: “Tôi đến viếng Đền thờ liệt sĩ khu vực Long Khốt vào một ngày tháng 3 cùng đồng nghiệp của mình. Đứng trong đền thắp nén hương lên bàn thờ Bác, bàn thờ các liệt sĩ trong không gian vừa uy nghiêm, vừa linh thiêng với âm vang tiếng trống khiến tôi có một cảm giác bồi hồi khó tả”.

Tấm lòng người ở lại

Không chỉ có Đền thờ liệt sĩ khu vực Long Khốt, rất nhiều công trình DTLS khác trên địa bàn tỉnh được xây dựng hoàn toàn bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Trong đó, có thể kể đến Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 [huyện Châu Thành]. Khu tưởng niệm được xây dựng năm 2021 với nhiều hạng mục: Đền thờ, khu mộ gió, khu nhà lưu niệm,... Tổng kinh phí xây dựng trên 20 tỉ đồng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp xây dựng.

Ngày khánh thành Khu tưởng niệm cũng là thời điểm đón nhận Bằng công nhận DTLS cấp tỉnh. Những cựu binh của Tiểu đoàn 263 từng có mặt trong trận Cầu Ván năm xưa không khỏi bồi hồi, xúc động khi nhắc về những năm tháng hào hùng và đón nhận sự ghi nhớ, tri ân của thế hệ sau dành cho những hy sinh ngày đó. Cựu chiến binh Huỳnh Văn Ly từng chia sẻ: “Tôi thật lòng biết ơn người dân ở Cầu Ván luôn nhớ tới anh em chiến sĩ đã hy sinh. Nhờ có người dân mà sự anh hùng của những người ngã xuống không bị lãng quên”.

Chủ tịch UBND huyện Châu Thành - Nguyễn Văn Khải thăm hỏi cựu chiến binh Tiểu đoàn 263

Thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, việc xã hội hóa xây dựng các di tích trên địa bàn tỉnh được thực hiện khá tốt cả việc kêu gọi xã hội hóa xây dựng, trùng tu các công trình và cấp phép cho doanh nghiệp tư nhân khai thác trong khu vực lân cận di tích. Những năm gần đây, nhiều công trình trùng tu, xây dựng tại các khu di tích với nguồn vốn lớn đều được xã hội hóa. Các công trình được xây dựng vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, vừa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ.

Ngoài những khu di tích vận động được nguồn kinh phí lớn như đã kể, hầu hết công trình trùng tu DTLS trên địa bàn tỉnh đều được địa phương vận động xã hội hóa. Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Châu Thành - Nguyễn Thị Yến cho biết: “Phần lớn di tích trên địa bàn huyện được trùng tu nhờ vào nguồn kinh phí xã hội hóa. Lớn nhất phải kể đến Khu tưởng niệm liệt sĩ Tiểu đoàn 263, ngoài ra còn có đình Tân Xuân, khu mộ Đỗ Tường Phong,... Sau khi được trùng tu, các khu di tích đều phát huy giá trị, đặc biệt là về giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”.

Đặc biệt, ngoài vận động kinh phí xây dựng, trùng tu các khu di tích, huyện Châu Thành còn vận động người dân hiến đất mở rộng khu vực bảo vệ di tích. Hai anh em ông Huỳnh Minh Thiện [ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành] đã đồng lòng hiến hơn 500m2 đất trồng thanh long phục vụ việc trùng tu, bảo vệ di tích phần mộ ông Đỗ Tường Phong - nhà yêu nước được người dân Châu Thành tưởng nhớ, thờ tại đình Tân Xuân.

Nói về điều này, ông Thiện bộc bạch: “Anh em tôi chỉ góp một phần nhỏ vào việc ghi nhớ công ơn của tiền nhân. Phần mộ của ông nằm ngay sau nhà tôi, giữa phần đất của anh em tôi, khuôn viên và đường vào mộ rất nhỏ nên khi có chủ trương mở rộng đường vào khuôn viên khu di tích, anh em tôi rất đồng tình. Mở rộng đường vào sẽ giúp mọi người dễ dàng đến viếng mộ ông, các em, cháu sau này sẽ biết và tự hào về thế hệ người đi trước”./.

Mộc Châu

Cách đây gần nửa thế kỷ, vào ngày 24-12-1972, tại khu vực ga Lưu Xá, trên địa bàn xã Gia Sàng, TP Thái Nguyên, trận ném bom khốc liệt của máy bay Mỹ đã cướp đi sinh mạng của 60 thanh niên xung phong [TNXP] Ðại đội 915, thuộc Ðội TNXP 91 Bắc Thái khi đang làm nhiệm vụ giải tỏa hàng hóa chi viện cho chiến trường miền nam.

Với ý nghĩa ấy, ngày 28-4-2009, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 613/QÐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Ðại đội 915 thuộc Ðội TNXP 91 Bắc Thái. Ngày 18-12-2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4698/QÐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm các TNXP Ðại đội 915 hy sinh tại Lưu Xá, phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên [tỉnh Thái Nguyên].

Mãi biết ơn và ghi nhớ sự hy sinh đó, Ðảng bộ, nhân dân và các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã đồng lòng xây dựng khu tưởng niệm ngay tại nơi các anh chị ngã xuống. Khu tưởng niệm là biểu tượng của sự hy sinh của 60 TNXP ngày ấy; đồng thời là biểu tượng cho lòng biết ơn của mỗi người dân Việt Nam với những người đã ngã xuống cho nền độc lập nước nhà.

Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích Ðại đội TNXP 915, Khu di tích được mở rộng từ 1,1 ha lên 4,75 ha để phục vụ nhân dân và du khách đến dâng hương tưởng nhớ 60 TNXP tại Khu di tích. Tuy nhiên, xây dựng như thế nào, nguồn lực từ đâu là bài toán đặt ra cho Ðảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên lúc bấy giờ. Nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên Quản Chí Công chia sẻ: Lúc đầu, khu tưởng niệm quy mô còn nhỏ, chỉ là bia tưởng niệm, do nguồn ngân sách hạn hẹp. Năm 2018, Ðảng bộ, chính quyền thành phố cùng các doanh nghiệp đã quyết tâm thực hiện tôn tạo, nâng cấp công trình theo sự chỉ đạo, đôn đốc của lãnh đạo tỉnh. Nhận thức được đây là di tích cấp quốc gia cho nên phải rất khắt khe về thủ tục và tiến độ. Chúng tôi ghi nhận sự tham gia đóng góp về kinh phí và nguồn lực của các doanh nghiệp. Ðây là công trình 100% xã hội hóa, với nguồn đóng góp của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh lên đến hơn 60 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi đi quanh khu vực Nhà tưởng nhiệm 60 liệt sĩ TNXP Ðại đội 915 vào những ngày cuối tháng 6, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ðầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long [Công ty Thăng Long] Nguyễn Huy Quý xúc động cho biết: Là con em trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi rất tự hào khi được đóng góp một phần công sức của mình để tôn tạo khu tưởng niệm được khang trang, sạch đẹp và xứng tầm. Việc chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo tỉnh tin tưởng giao nhiệm vụ trùng tu, tôn tạo khu di tích vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm với những người đã ngã xuống. Ðây là công trình mà đơn vị chúng tôi tự hào nhất, đau đáu và tâm đắc nhất.

Ðóng góp hơn 10 tỷ đồng cho việc tôn tạo, tu bổ Khu di tích TNXP Ðại đội 915, với kinh nghiệm sẵn có, Công ty Thăng Long còn được tỉnh Thái Nguyên giao trực tiếp thi công một số hạng mục chính của Khu di tích. Tổng Giám đốc Nguyễn Huy Quý vừa dẫn chúng tôi đi vừa giới thiệu từng chiếc cột, từng bức tường, từng cây xanh… mà ông đã rất tâm huyết trong những ngày tháng trực tiếp chỉ huy, bám sát công trình thi công với lòng tự hào. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, chỉ trong chín tháng, thi công ngay trong mùa mưa bão, nhưng đơn vị vẫn hoàn thành tiến độ, bàn giao công trình để tỉnh làm lễ khánh thành trong dịp kỷ niệm 46 năm Ngày các liệt sĩ anh dũng hy sinh.

Câu chuyện bi tráng của các anh hùng liệt sĩ TNXP Ðại đội 915 đã được Ðảng, Nhà nước ghi công, phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sự tri ân đã được thế hệ sau khắc ghi để dựng lên một công trình đầy ý nghĩa ngay tại vị trí đã diễn ra sự kiện lịch sử này. Sự đóng góp công sức xây dựng Khu di tích của các doanh nghiệp đã thể hiện sự tri ân một cách hiệu quả, thiết thực.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Văn Lượng tự hào cho biết: Với sự vào cuộc sát sao của Ðảng bộ, chính quyền các cấp, sự đồng lòng của nhân dân trong tỉnh, sự ủng hộ với tinh thần và trách nhiệm xã hội cao của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cho nên chỉ trong một thời gian ngắn, công trình đã hoàn thành kịp thời. Việc sớm đưa vào sử dụng công trình tu bổ, tôn tạo Khu tưởng niệm các TNXP Ðại đội 915 đã trở thành một địa chỉ đỏ, một địa điểm giáo dục truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

73 mùa thu đi qua [27-7-1947 - 27-7-2020] là 73 mùa tri ân với những người đã ngã xuống. Cùng với các di tích lịch sử TNXP như: Ngã Ba Ðồng Lộc [Hà Tĩnh]; Truông Bồn [Nghệ An], Hang Tám Cô [Quảng Bình],… Khu tưởng niệm các TNXP Ðại đội 915 tỉnh Thái Nguyên đã trở thành một điểm đến cho nhân dân trong cả nước, du khách quốc tế đến dâng hương tưởng nhớ những người đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề