Tiêu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế Hồ Chí Minh luôn luôn đặt những vấn đề kinh tế trong mối quan hệ chặt chẽ với những vấn đề chính trị - xã hội “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Do vậy, ngay sau khi giành chính quyền về tay nhân dân, Người đã kêu gọi nhân dân cả nước tích cực tăng gia sản xuất, quyết tâm diệt giặc dốt và chỉ rõ trách nhiệm “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Nông nghiệp, nông dân chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh. Với một nước nông nghiệp, Người đưa ra cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp; xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đảm bảo an ninh lương thực để công nghiệp hoá và là hậu phương vững chắc cho sự nghiệp cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nền kinh tế chúng ta xây dựng là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. “Trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ngày càng cải thiện”.

Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sơ chế độ sỡ hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: “Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân. Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu của tập thể nhân dân lao động. Sở hữu của người lao động riêng lẻ. Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”, trong đó “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên”. Như vậy, Hồ Chí Minh là người sớm đưa ra chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Người nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng thứ nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và khẳng định tính tất yếu phải công nghiệp hoá: “Muốn đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi phải công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”, “công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường ấm no thực sự của nhân dân ta”. Người nói đến vai trò của công nghiệp nặng: “Để xây dựng thắng lợi xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải quyết tâm phát triển tốt công nghiệp nặng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Người chỉ rõ: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân… nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, cho nên mọi nghành, mọi người đều phải tham gia công tác khoa học kỹ thuật”.

Coi trọng vấn đề quản lý, hạch toán kinh tế, cho đó là chìa khoá phát triển kinh tế quốc dân, Người nói: “Quản lý một nước cũng như quản lý một doanh nghiệp: phải có lãi”, “ở xí nghiệp phải quản lý: có quản lý mới biết thu vào tiêu ra, mới biết có lỗ lãi, mới biết ai làm tốt, ai làm vượt mức, ai không làm vượt mức”.

Hồ Chí Minh đề xuất chính sách mở cửa và hợp tác với các nước để thu hút ngoại lực và phát huy nội lực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã bước đầu đề cập đến vấn đề khoán trong sản xuất. Người nói: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng… làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hoá

Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá với nghĩa rộng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạovà phát triển ra những ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Định nghĩa này đã chỉ ra nguồn gốc, động lực và cấu trúc của văn hoá. Cũng từ định nghĩa này văn hoá được xác định là lĩnh vực của đời sống tinh thần, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội

- Theo Hồ Chí Minh văn hoá có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Bồi dưỡng con người có tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp.

+ Nâng cao dân trí, nghĩa là đề cập tới chức năng giáo dục của văn hoá. Người chủ trương nâng cao dân trí, trước hết toàn dân phải quyết tâm diệt bằng được “giặc dốt”, xoá nạn mù chữ nâng cao dần trình độ, “ học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, biến nước ta thành một nước văn hoá cao. Học phải đi đôi với hành, gắn với thực tiễn. Học ở mọi nơi mọi lúc, phải không ngừng nâng cao kiến thức chính trị, chuyên môn, tu dưỡng về chủ nghĩa Mác- Lênin từ đó vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh nước ta

+ Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.

- Hồ CHí Minh xác định rõ văn hoá là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp các mạng.

- Tư tưởng văn hoá là một mặt trận, nghệ sĩ là người chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, thể hiện một tư duy rất độc đáo, phản ánh cuộc đấu tranh phức tạp trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên cuờng và lòng dũng cảm của người hoạt động văn hoá phục vụ lý tưởng cách mạng, mục tiêu chính trị của Đảng và của dân tộc. Hồ Chí Minh có câu nói bất hủ: “ Văn hoá nghệ thuật cũng là mặt trận. Amh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”

- Văn hoá phải phục vụ quần chúng nhân dân, đó là quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Người nhắc nhở các nhà văn hoá nhận thức đúng vai trò của quần chúng, quần chúng không phải là người chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà còn là những người sáng tác nữa; phải có cách viết phù hợp với trình độ đại đa số đồng bào, phải học cách nói của quần chúng. Khi cầm bút viết phải tự đặt ra: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Người kết luận “ nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống”

- Hồ Chí Minh rất chú ý đến xây dựng đời sống văn hoá và nếp sống văn hoá. Theo Người “ Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái cũ mà xấu thì phải bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay, thì phải làm. Thí dụ: Aên ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp ”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh,: “ Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của chúng ta hiện nay là phải phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”, Người chỉ thị: “ Chúng ta phải thực hiện ngay: 1- Làm cho dân có ăn; 2-Làm cho dân có mặc; 3- Làm cho dân có chỗ ở; 4- Làm cho dân được học hành”

Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến lợi ích cá nhân, nhưng trên cơ sở giải quyết đúng đăn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Ngươi[ thấy rõ động lực quan trọng trong lợi ích cá nhân: “ Kinh nghiệm của Đảng ta trong quá trình cách mạng đã chỉ rõ là nơi nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết thân của nhân dân… thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến lên ”.

Theo Hồ Chí Minh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nghĩa là phải nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng, độc lập dân tộc, kiên trì phấn đấu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức tự lực tự cường” không có gì quý hơn độc lập tự do” của nhân dân.

Phải thực hiện công băng xã hội. Ngưòi nhắc nhở chúng ta: “ Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Công bằng không có nghĩa là cào bằng, bình quân chủ nghĩa, làm triệt tiêu mất động lực kinh tế – xã hội.

Phải phát triển dân trí, coi giáo dục là quôác sách. Người đòi hỏi” Đảng và Nhà nước phải nắm vững khoa học – kỹ thuật, mỗi đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hoá, học tập khoa học và kỹ thuật”, cán bộ phải có văn hoá làm gốc… nông dân phải biết văn hoá

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề