Nguyên nhân dẫn đến tụ dịch màng nuôi

Khi chảy máu nhiều, không cầm, tăng dần khiến tử cung co bóp và đẩy máu tụ ra ngoài. Do lúc này thai nhi mới hình thành nên trong quá trình co bóp đẩy máu ra ngoài kéo theo cả khối thai dẫn đến hiện tượng sảy thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non: Nguyên nhân và những biến chứng xảy ra

Tụ dịch màng nuôi có gây dị tật thai nhi?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Tụ dịch màng nuôi có gây dị tật thai nhi? Hầu hết các trường hợp tụ dịch màng nuôi không gây hại cho bé.

Các khối máu tụ vừa và nhỏ sẽ thường tự biến mất, bé vẫn sinh nở khỏe mạnh. Trong trường hợp cục máu tụ lớn hoặc tụ dịch màng nuôi xảy ra vào cuối thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định mẹ thăm khám thường xuyên hơn để theo dõi các biến chứng thai kỳ.

Tuy nhiên, để tránh những điều không hay xảy ra, ngay từ khi có dấu hiệu tụ dịch màng nuôi, cần điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng.

Một biến chứng khác có thể xảy ra khi bị tụ dịch màng nuôi là bong nhau thai, một biến chứng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi niêm mạc tử cung.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhau thai là gì? Những vấn đề của nhau thai mẹ bầu cần biết

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Đây là thắc mắc mẹ bầu quan tâm. Bởi những người mới phát hiện bị tụ dịch màng nuôi hay bị tụ dịch màng nuôi từ vài ngày đến vài tuần mà không thấy khỏi sẽ lo lắng dù đã được bác sĩ tư vấn.

Thông thường, sang tháng thứ 4 hiện tượng này sẽ hết nếu mẹ làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các mẹ không nên quá lo lắng, bởi lo lắng sẽ càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết?

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Để điều trị nhanh khỏi, mẹ cần hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng.

Trường hợp bị tụ dịch màng nuôi, mẹ nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần để đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Đồng thời mẹ bầu cần kiêng quan hệ, không xoa vê đầu vú, tránh các thực phẩm gây tăng co. Ngoài ra, mẹ cần thăm khám sát theo hẹn để theo dõi, điều trị kịp thời.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Vợ chồng có muốn “yêu” cũng phải nhịn vì lý do này

Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi và cách chăm sóc bà bầu

Khi bị tụ dịch dưới màng nuôi thì việc chăm sóc bà bầu hết sức quan trọng và vì thế các mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau để sớm hồi phục:

  • Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi: Khi bị tụ dịch màng nuôi thì nằm nghiêng về bên trái khi ngủ sẽ tốt cho thai nhi và máu được lưu thông tốt.
  • Mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi cần phải có chế làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá sức dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ lượng nước cơ thể cần trong giai đoạn thai kỳ.
  • Cần kiêng chuyện ‘chăn gối’ khi bị tụ dịch dưới màng nuôi. Tránh xoa vê đầu vú.
  • Mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi nên đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi lượng dịch tăng hay giảm, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
  • Ăn tăng cường chất xơ, vitamin, uống nhiều nước để tránh táo bón. Đồng thời điều trị các bệnh lý gây ho, hắt xì…làm tăng áp lực ổ bụng.

Một số phương pháp điều trị hiệu quả

Tùy từng trường hợp tụ dịch màng nuôi, sẽ cần điều trị bằng tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với giảm co theo chỉ định của bác sĩ. Trong 3 tháng đầu, nhiều trường hợp có hình ảnh tụ dịch dưới màng nuôi nên không cần quá lo lắng.

Theo thống kê, máu tụ dưới màng đệm có thể xảy ra ở khoảng 2% mẹ bầu. Tụ máu dưới màng đệm tuy không thường gặp ở mẹ bầu nhưng có thể tiềm ẩn những nguy hiểm với thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Menu xem nhanh:

1

1. Máu tụ dưới màng đệm là gì?

Tụ máu dưới màng đệm còn được gọi là tụ máu dưới màng nuôi, tụ dịch màng đệm hay xuất huyết dưới màng đệm. Đây là hiện tượng xuất hiện máu tụ dưới lớp màng bên ngoài túi thai, ở khu vực giữa nhau thai và tử cung.

Siêu âm là phương pháp giúp phát hiện máu tụ dưới màng đệm chính xác

Tụ máu dưới màng đệm bao gồm tụ máu dưới màng đệm sinh lý và tụ máu bệnh lý. 

Trong khoảng 2 tuần đầu khi trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ trong buồng tử cung tương đương với tuổi thai khoảng 4 tuần tuổi, mẹ bầu có thể bị tụ máu dưới màng đệm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Hiện tượng này thường không gây đau hay chảy máu. Mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu phát hiện trong siêu âm.

Tụ máu dưới màng đệm bệnh lý là tình trạng xuất hiện máu tụ giữa tử cung và nhau thai do mép bánh rau bị bong hoặc các mạch xong rìa mép bánh rau bị vỡ. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là hiện tượng nguy hiểm, có thể đe dọa sảy thai ở mẹ bầu và cần được theo dõi sát sao.

2. Nguyên nhân của hiện tượng tụ máu dưới màng nuôi

Hiện tượng tụ máu dưới màng nuôi vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các kết quả thống kê ghi nhận được thì nguyên nhân của hiện tượng tụ máu dưới màng đệm bệnh lý thường do:

  • Chị em trong quá trình mang thai có nội tiết tố kém
  • Mẹ bầu phải di chuyển nhiều và vận động mạnh trong thai kỳ khiến cho bánh rau bị bong.
  • Mẹ bầu mang thai muộn từ sau  35 tuổi.
  • Có hoạt động tình dục và xuất tinh trong cũng có thể dẫn đến tụ dịch màng nuôi.
  • Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai ngoài tử cung hoặc mang thai trứng cũng có thể xuất hiện tình trạng máu tụ dưới màng đệm.

3. Dấu hiệu của máu tụ dưới màng nuôi

Hiện tượng máu tụ dưới màng nuôi sinh lý sẽ không có biểu hiện bất thường. Hoặc máu tụ số lượng ít cũng rất khó phát hiện. Thông thường tình trạng này được phát hiện trong quá trình bác sĩ siêu âm. Tuy nhiên, nếu là hiện tượng bệnh lý nặng, mẹ bầu có thể gặp phải những triệu chứng như:

  • Bị chảy máu âm đạo
  • Khi bị chảy máu nhiều, mẹ bầu sẽ quan sát thấy hiện tượng chảy máu nâu hoặc máu đỏ tươi. Trong trường hợp bệnh lý nặng có thể xuất hiện những cục máu đông.
  • Đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới
  • Hiện tượng đau bụng có thể xuất hiện cùng với tình trạng đau mỏi vùng thắt lưng.
  • Ra dịch âm đạo bất thường
  • Dịch âm đạo có màu hồng nhạt, nâu cho thấy mẹ bầu đã bắt đầu bị chảy máu.

Các dấu hiệu trên đây thường rất giống với nhiều tình trạng bệnh lý khác có thể gặp ở mẹ bầu. Chính vì thế, cách tốt nhất là khi thấy bất thường, mẹ bầu nên đến trực tiếp các cơ sở chuyên sản khoa chất lượng để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để theo dõi sức khỏe thai sản

Để chẩn đoán tụ dịch màng đệm, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để quan sát vị trí thai nhi, túi thai và khoảng trống giữa túi thai và tử cung có xuất hiện ổ dịch hay không.

4. Máu tụ dưới màng nuôi có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc khi gặp phải tình trạng này. Hầu hết, cơ thể mẹ bầu sẽ tự chữa lành và hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, không ít trường hợp tụ huyết dưới màng nuôi ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất gây tình trạng bong nhau non từng phần. Mẹ bầu cần theo dõi thường xuyên để chắc chắn rằng tình trạng này sẽ không tiến triển thêm. Nếu hiện tượng tụ máu lan rộng, nhau thai có thể bong hoàn toàn khỏi tử cung của mẹ gây sảy thai.

5. Khi bị tụ máu dưới màng đệm, mẹ bầu cần làm gì?

Khi bị tụ máu dưới màng nuôi, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy tình trạng và thể trạng của mẹ bầu, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp như sử dụng thuốc giảm co tử cung, thuốc nội tiết. Ngoài ra, mẹ bầu cần đặc biệt ghi nhớ và thực hiện những điều sau:

5.1. Giữ tinh thần bình tĩnh, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức

Theo thống kê, căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất thường về sức khỏe, sinh lý ở mẹ bầu. Căng thẳng stress khiến nội tiết tố thay đổi, cơ thể trở nên mệt mỏi và dẫn dến nhiều nguy hiểm, trong đó có tụ dịch màng đệm.

Sản phụ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

5.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh

Mẹ bầu bị máu tụ dưới màng nuôi cần:

  • Tránh các hoạt động như đi bộ, tập yoga với tần suất cao.
  • Không bê vác đồ nặng.
  • Không nên bơi lội, ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.
  • Không quan hệ vợ chồng.

Với mẹ bầu có vùng tụ máu lớn cần hạn chế tối đa di chuyển. Mẹ nên nằm nghỉ ngơi để nhau thai được ổn định. 

5.3. Ăn uống khoa học

Mẹ bầu nên tránh các thực phẩm có chất kích thích, chất cồn và các loại thực phẩm gây co bóp tử cung. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng như: chất đường bột, chất đạm, protein, các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là: nhóm Vitamin A, C, D, K, vitamin nhóm B, canxi, sắt, magie, kẽm,…

5.4. Thăm khám định kỳ theo đúng lịch và chỉ định của bác sĩ

Việc thăm khám là quan trọng giúp mẹ theo dõi lượng dịch tụ màng đệm. Ngoài ra, mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ các mốc khám quan trọng để theo dõi sức khỏe thai kỳ. Các mốc này bao gồm: 8 – 13 tuần, 16 – 22 tuần, 28 – 32 tuần và từ sau 36 tuần. Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn các địa chỉ chuyên sản khoa uy tín để theo dõi xuyên suôt thai kỳ của mình.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản nhất về hiện tượng tụ huyết dưới màng đệm. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng này. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Chủ Đề