Ngộ độc lân hữu cơ là gì

NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ

NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ

1.             ĐAICƯƠNG:

- Hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ (PHC) là các hợp chất bao gồm carbon và các gốc của axít phosphoric. Có hàng ngàn hợp chất phospho hữu cơ.

-Cơ chế sinhbệnh:

Các hợp chất Phospho hữu cơ khi vào cơ thể sẽ gắn với AChE dẫn đến phosphoryl hoá và làm mất hoạt tính của AChE. Hậu quả là acetylcholin tích tụ và kích thích liên tục các receptor ở hậu synap gây lên hội chứng cường cholinergic là bệnh cảnh chính của ngộ độc phospho hữu cơ.

2.             CHẨNĐOÁN:

            2.1. Chẩn đoán xácđịnh:

▪      ChẩnđoánxácđịnhngộđộccấpPHC:dựavàocáctiêuchuẩnsau:

-       Bệnh sử nhiễm độc cấp rõ ràng: uống hoặc tiếp xúc thuốc trừ sâu, có vỏ thuốc.

-       HộichứngcườngCholincấp(+)(1trong3hộichứng:M,N,TKTƯ).

-       XétnghiệmCholinesterasehuyếttương(pChE):giảm<50%giátrịbình

thường tối thiểu.

-       Xét nghiệm độc chất nước tiểu hoặc trong máu, dịch dạ dày(+)

a).Chẩn đoán hội chứng Muscarin(M):

-       Da táilạnh.

-       Đồng tử co<2mm.

-       Đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉachảy.

-       Tăng tiết và co thắt phế quản: biểu hiện bằng cảm giác khó thở chẹn ngực

khám thấy ran ẩm, ran ngáy, rít ở phổi.

-       Nhịp tim chậm <60lần/phút.

b).Chẩn đoán hội chứng Nicotin(N):

-       Máycơtựnhiênhoặcsaugõcáccơdelta,cơngực,cơbắpchân.

-       Co cứng hoặc liệtcơ.

-       Phảnxạgânxương:tăngnhạy.

c).Chẩnđoánhộichứngbệnhlíthầnkinhtrungương(TKTƯ):

-       Có rối loạn ýthức.

-       Điểm Glasgowgiảm.

-       Cogiật.

          2.2. Chẩn đoán phânbiệt:

- Ngộ độc các hợp chất trừ sâu Cacbamat: thường nhẹ hơn, đáp ứng với điều trị bằng vài chục mg Atropin, bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn sau48đến72giờ.XétnghiệmthấyCacbamattrongnướctiểu,dịchdạdày hoặctrongmáu.KhôngdùngPAMđểđiềutrịngộđộcCarbamat.

-Ngộ độc thuốc trừ sâu Clo hữu cơ: ChE không giảm, ngấm Atropin rất nhanh(sauvàimg).XNthấyClohữucơtrongnướctiểu,dịchrửadạdày.

-Ngộ độc nấm có hội chứngMuscarin:Bn có ăn nấm, có hộichứngMuscarin.

          2.3. Chẩn đoán mức độ ngộ độc:

*Chẩnđoánmứcđộnặngnhẹtheocáchộichứngbệnhlýlâm sàng:

-       Ngộ độc PHC nhẹ:   chỉ cóM.

-       Ngộ độcPHCtrungbình:M+NhoặcM+TKTƯ.

-       Ngộ độc PHC nặng: Khi có cả ba M+ N + TKTƯ hoặc có hôn mê, trụymạch.

*ChẩnđoánmứcđộnặngnhẹtheogiátrịnồngđộpChE:

-       Ngộ độcPHCnặngkhipChE<10%giátrịbìnhthườngtốithiểu(GTBTTT).

-       Ngộ độc PHC trung bình khi pChE = 10 - 20%GTBTTT.

-Ngộ độc PHC nhẹ khi pChE = 20 -50%GTBTTT.

3. ĐIỀU TRỊ:

          3.1.Thuốc giảiđộc:

a).Atropin:

-       Liều:tiêm2-5mgtĩnhmạchnhắclạisau5,10phút/lầnđếnkhiđạtngấm

Atropin, sau đó tạm ngừng cho đến khi hết dấu ngấm. Căn cứ thời gian và liều

đã dùng mà tính ra liều Atropine cần duy trì.

-       Sử dụng bảng điểm Atropin: để điều chỉnh liều Atropin, nguyên tắc dùng liều thấpnhấtđểđạtđượcdấu hiệuthấm.NgừngAtropinkhiliềugiảmtới2mg/24giờ.

-       Xử trí khi quá liều: tạm ngừng Atropin, theo dõi sát, nếu kích thích vật vã nhiều có thể cho Diazepam (Seduxen tiêm TM); đến khi hết dấu ngấmAtropin thìcholạiAtropinvớiliềuthấphơnliềutrướcđó.

Bảng 6.1: Bảng điểm Atropin

Triệu chứng

Ngấm atropin

Điểm

Quá liều atropin

Điểm

1. Da

Hồng, ấm

1

Nóng, đỏ

2

2. Đồng tử

3 – 5 mm

1

> 5mm

2

3. Mạch

70 -100lần/phút

1

> 100 lần/phút

2

3. Hô hấp

Không tăng tiết, không co thắt còn đờm dãi lỏng

1

Đờm khô quánh hoặc

không có đờm

2

5. Tinh thần

Bình thường

0

Kích thích vật vã, sảng hoặc li bì do atropin.

2

6. Bụng

Mềm bình thường

0

Chướng, gõ trong

2

7.Cầu BQ

Không có

0

Căng

2

Cộng

ð1

ð2

Điểm A = ð1+ ð2:

-       Điểm A < 4 thiếu Atropin phải tăngliều.

-       Điểm A = 4- 6 điểm: ngấm Atropine tốt, duytrì liều.

-       Điểm A > 6 điểm: quá liềuAtropin.

          b).Pralidoxim(PAM)

-Ngaykhicóchẩnđoánxácđịnh,truyềntĩnhmạchPAMnhưsau:
▪       

         Bảng 6.2: Liều Pralidoxime theo mức độ nặng của nhiễm độc

Mức độ ngộ độc

Liều ban đầu (g/10 phút)

Liều duy trì (g/giờ)

Nặng: có M+N+TKTƯ

1g

0,5-1

Trng bình: 2 HC

1g

0,5

Nhẹ: chí có M

0,5

0,25

-Khi đã đạt thấm Atropin và có kết quả xét nghiệm ChE: điều chỉnh liều PAM theo liều Atropin trung bình/giờ và hoạt độ pChE.

+ Nếu Atropin > 5mg/h và/hoặc pChE < 10%GTBTTT: tiếp tục truyền 0,5g/h.

+ Nếu Atropin 2-5 mg/h và/hoặc pChE 10-20% GTBTTT:tiếp tục truyền 0,25g/h.

+ Nếu Atropin 0,5-2mg/h và/hoặc pChE =20-50 GTBTTT: tiếp tục truyền 0,125g/h.

-Ngừng PAM   khi:  ChE Š 50%, độc chất nước tiểu (-) hoặc khiAtropin

< 2 mg/ 24h và độc chất nước tiểu âm tính; hoặc sau tối thiểu 2 ngày.

-Chẩn đoán quá liều PAMkhi:

+Đangtruyềnvớitốcđộ 0,5g/h.

+Thấm Atropin tốt với liều Atropinthấp.

+Xuấthiệnliệtcơkèmmáycơ,tăngPXGX,tănghuyếtáp.

+ChE đang có khuynh hướng tăng lại giảm. NgừngPAMtrong3-6giờrồidùnglạivớiliềuthấphơn.

          3.2.Các biện pháp hạn chế hấpthu:

-Ngộ độc đường hô hấp: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc.

-Ngộ độc đường da: cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nhiều nước sạch.

-Ngộ độc đường tiêu hoá:

Gây nôn nếu không có chóng chỉ định.

+Đặt ống thông dạ dày lấy dịch để xét nghiệm độcchất.

+Than hoạt: 50 g + 200ml nước bơm vào dạ dày, ngâm 3 phút, rồi lắc bụng tháora.

+Rửa dạ dày: 5- 10 lít nước muối 5-9%o, 2-3 lít đầu cho kèm than hoạt 20g /lít.

+Than hoạt đa liều (uống): than hoạt 2g/kg và Sorbitol 4g/ kg cân nặng, chia đều 4 lần, cách nhau 2 giờ 1 lần. Nếu sau 24 giờ vẫn không đi ngoài ra than hoạt cho thêm Sorbitol1g/kg.

          3.3.Các điều trị hỗtrợ:

-Bảo đảm hô hấp:

+ thở oxy qua xôngmũi.

+Đặtnộikhíquảnhútđờmdãivàthởmáynếucósuyhôhấp.

-Bảo đảm tuần hoàn: 

 +Truyền đủdịch.

+Nếu có tụt huyết áp: bù đủ dịch; truyền TM Dopamin5-15mg/kg/phút...

-Bảođảmcânbằngnước,điệngiải:truyềndịch,điềuchỉnhđiệngiải.

-Nuôidưỡng:

+Ngàyđầu:nuôidưỡngđườngtĩnhmạch.

+Ngàythứ2trởđi:2000Kcalo/ngàybằngcả2đườngtiêuhoávàTM.

-Chăm sóc toàn diện: vệ sinh thân thể, giáo dục phòng tái nhiễm, khám tâm thần cho các bệnh nhân tự độc

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi triệu chứng ngộ độc cấp thuốc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ là gì? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Đức Lượng - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Triệu chứng ngộ độc cấp thuốc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ là gì?”, bác sĩ giải đáp như sau:

Phospho hữu cơ đã được sử dụng làm thuốc trừ sâu trên toàn thế giới trong hơn 50 năm qua. Nó có tác dụng ức chế cholinesterase mạnh có khả năng gây ngộ độc cholinergic nghiêm trọng sau khi tiếp xúc với da, hít hoặc uống.

Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc phospho hữu cơ rất đa dạng, thể hiện ở hội chứng cường cholinergic cấp bao gồm:

  • Da lạnh, ẩm.
  • Tăng tiết (mồ hôi, nước bọt, dịch ruột, dịch phế quản...).
  • Đồng tử co nhỏ < 70 lần/phút.
  • Khó thở, nặng ngực.
  • Phổi có ran ẩm, ngáy, rít.
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy
  • Rung giật cơ, máy cơ, co cứng cơ, liệt cơ (bao gồm cả các cơ hô hấp).
  • Tăng phản xạ gân xương
  • Da lạnh, xanh tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, vã mồ hôi, dãn đồng tử.
  1. Hội chứng thần kinh trung ương
  • Điểm Glasgow giảm.
  • Rối loạn ý thức.
  • Co giật

Phân loại mức độ nặng nhẹ theo các hội chứng bệnh lý lâm sàng:

  • Ngộ độc phospho hữu cơ nhẹ: chỉ có hội chứng Muscarin
  • Ngộ độc phospho hữu cơ trung bình: hội chứng Muscarin và hội chứng Nicotin hoặc hội chứng Muscarin và hội chứng thần kinh trung ương
  • Ngộ độc phospho hữu cơ nặng: Khi có cả ba hội chứng trên hoặc có hôn mê, trụy mạch

Mặc dù việc sử dụng thuốc trừ sâu có chứa phospho hữu cơ đã giảm trong 10 đến 20 năm qua, do sự phát triển của thuốc trừ sâu carbamate có tác dụng tương tự như thuốc trừ sâu phospho hữu cơ nhưng đỡ độc hơn với con người, nhưng ngộ độc cấp phospho hữu cơ là một bệnh cảnh cấp cứu rất thường gặp ở các nước nông nghiệp. Hàng năm có hơn 3 triệu người trên thế giới nhiễm độc hóa chất trừ sâu, phần lớn là do phospho hữu cơ, gây chết khoảng 220 nghìn người. Để hạn chế tần suất và mức độ nặng của ngộ độc này, chúng ta nên:

  • Hạn chế hoặc không sử dụng thuốc trừ sâu có chứa phospho hữu cơ. Đến nay, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng loại thuốc trừ sâu này.
  • Hạn chế dự trữ loại thuốc này trong gia đình. Khi cần dự trữ hoặc khi mới mua về chưa sử dụng phải để chúng ở nơi tránh xa tầm quan sát thấy và tầm với của trẻ em.
  • Khi phát hiện nạn nhân/bệnh nhân bị ngộ độc chúng ta có thể thực hiện các biện pháp như đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nằm nơi thoáng gió,cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nước sạch,... để hạn chế hấp thu chất độc vào cơ thể và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế. Ngoài ra, có thể gây nôn nếu phát hiện sớm và bệnh nhân còn tỉnh, không có nguy cơ sặc vào phổi. Tuyệt đối không được gây nôn nếu bệnh nhân đã có rối loạn ý thức.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc triệu chứng ngộ độc cấp thuốc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, bạn có thể đến cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và điều trị sớm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: