Nghệ an có bao nhiêu khu công nghiệp năm 2024

  1. Các Khu công nghiệp đang hoạt động

1. KHU CÔNG NGHIỆP BẮC VINH

Chủ đầu tư : Công ty đầu tư phát triển Khu công nghiệp Bắc Vinh [thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam – LILAMA]

Địa chỉ: Số 21 – Đường Lê Doãn Nhã - Phường Trung Đô - Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0383.852731;Fax: 0383.852731

Địa điểm: Xã Hưng Đông, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.

Diện tích quy hoạch: 60,16 ha

Tổng mức vốn đầu tư : 78,507 tỷ đồng

Thời gian hoạt động: 50 năm

Phân chia ngành nghề :

- Cụm các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, sạch được di chuyển từ trong khu vực nội thành phố Vinh đến như: nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy thức ăn gia súc, xí nghiệp may xuất khẩu và các xí nghiệp xây mới như xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu, xí nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu.

- Cụm các xí nghiệp chuyển từ trong khu vực nội thành phố Vinh đến có nhu cầu phải xử lý một số chất thải độc hại theo quy định như xí nghiệp chế biến thực phẩm, hoá chất, cơ khí lắp ráp.

- Cụm các xí nghiệp công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, ván ép, bia, vật liệu xây dựng.

QTA- Khu công nghiệp Bắc Vinh

2. KHU CÔNG NGHIỆP NAM CẤM

Quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 2555/QĐ-UB.CNngày 12/07/2004 và được thành lập tại Quyết định số 3759/QĐ.UB-CNngày 3/10/2003 của UBND tỉnh Nghệ An.

Chủ đầu tư: Công ty phát triển Khu công nghiệp Nghệ An Đia chỉ: Số 02 – đường Lê Hoàn - phườngHưng Phúc – thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An Điện thoại/Fax: 038.597985 Địa điểm : Nằm 2 bên quốc lộ 1A thuộc 3 xã Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi Xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Diện tích : 327,83 ha Tổng mức đầu tư : 890,7 tỷ đồng

Vốn đầu tư đã thực hiện: 278,97 tỷ đồng Thời gian hoạt động : 50 năm

* Các ngành nghề khuyến khích đầu tư:

- Khu A nằm ở phía Tây đường quốc lộ 1A, có diện tích 93,67ha. Bố trí các loại hình công nghiệp như lắp ráp chế tạo ôtô, máy công cụ, luyện kim, cán thép, chế biến nông lâm sản và thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác..

- Khu B nằm ở phía Đông đường quốc lộ 1A và phía Tây đường sắt, có diện tích 82,10ha, để xây dựng Nhà máy sản xuất bia Vilaken.

- Khu C nằm phía Đông đường sắt Bắc Nam, dọc hai bên đường Nam Cấm - Cửa Lò, có diện tích 154,76ha. Bố trí các loại hình công nghiệp nặng và mức độc hại cao như : CN hoá chất, phân bón, chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.

QTA- Khu công nghiệp Nam Cấm

3. KHU CÔNG NGHIỆP VSIP

Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 10/2015/QĐ-TTg ngày 03/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH VSIP Nghệ An

Vị trí: Thuộc địa bàn xã Hưng Tây, xã Hưng Đạo, thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên và xã Hưng Chính, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Quy mô: 750 ha

Tính chất, chức năng: Khu công nghiệp Tân Kỳ chủ yếu thu hút các ngành nghề như: Chế biến nông, lâm, khoáng sản; Sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp; Sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, dày da; Hóa chất.

Theo Ban quản lý Khu kinh tế [KKT] Đông Nam, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 11 khu công nghiệp [KCN] lớn đã được quy hoạch xây dựng; trong đó, có 6 KCN đang xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động gồm: KCN Bắc Vinh [60ha], KCN Tân Kỳ [600ha], KCN Nghĩa Đàn [200ha], KCN Sông Dinh [300ha], KCN Tri Lễ [200ha], KCN Phủ Quỳ [300ha] được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung vào danh mục các KCN ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Đặc biệt, KKT Đông Nam với quy mô rộng 20.776,47ha bao gồm: toàn bộ KCN Nam Cấm, KCN Hoàng Mai 1, KCN Hoàng Mai 2, KCN Đông Hồi, KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP và KCN - Đô thị Hemaraj. Nhìn chung, các KCN sau khi đi vào hoạt động đã và đang góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho địa phương.

Do có nhiều vướng mắc nên khu A, KCN Nam Cấm mới chỉ có một số ít nhà đầu tư đi vào hoạt động ổn định

Dự án KCN Hoàng Mai 1 thuộc địa bàn các xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai được khởi công năm 2008 với tổng mức đầu tư 812 tỉ đồng, tổng diện tích quy hoạch là 289,67ha do Công ty CP Đầu tư KCN Hoàng Mai làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên định hướng quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và là một trong những KCN được ghi vào danh mục các KCN ưu tiên phát triển.

Để triển khai dự án, chính quyền đã cho thu hồi hàng trăm hecta đất nông nghiệp của người dân trên địa bàn các xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện của huyện Quỳnh Lưu [nay là thị xã Hoàng Mai]. Đến năm 2016, dự án cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay KCN Hoàng Mai 1 vẫn đang “nằm chờ” các nhà đầu tư khi chỉ có lèo tèo vài nhà đầu tư đăng ký thuê đất, xây dựng và đi vào hoạt động.

Trước thực trạng trên, cuối năm 2017, Công ty CP Đầu tư KCN Hoàng Mai đã làm thủ tục để chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất, cơ sở hạ tầng cho Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt có trụ sở tại quận Tây Hồ, Hà Nội làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau khi bàn giao cho chủ đầu tư mới thì KCN này sẽ có tổng mức đầu tư 740 tỷ đồng, và thay đổi quy mô từ 289,67ha xuống còn 264,77ha. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này dự án vẫn án binh bất động.

Không chỉ dự án Hoàng Mai 1, ở thị xã Hoàng Mai còn có KCN Đông Hồi tại 2 xã Quỳnh Lập và Quỳnh Lộc với diện tích 1.436ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 5.388 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay KCN này cũng chỉ có vài dự án vào đầu tư như Nhà máy Hoa Sen Nghệ An - Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An; Bến cảng Thanh Thành Đạt thuộc cảng biển Đông Hồi - Công ty TNHH Thanh Thành Đạt; Nhà máy bánh kẹo Hải Châu II… còn lại vẫn trống hàng nghìn hecta đất.

Tại KCN Nghĩa Đàn xã Nghĩa Hội [huyện Nghĩa Đàn] được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 từ tháng 11/2012, quy mô diện tích gần 250ha, do Công ty CP Lâm nghiệp Tháng Năm làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay KCN này chỉ có duy nhất 1 dự án đầu tư và đi vào hoạt động là Nhà máy chế biễn gỗ Nghệ An – Công ty CP lâm nghiệp Tháng Năm với gần 40ha.

Hay như KCN VSIP Nghệ An tính đến tháng 3/2020 cũng mới chỉ có 8 dự án đi vào hoạt động, 7 dự án đang triển khai xây dựng và 5 dự án đang làm thủ tục sau cấp phép. Hiện, tổng diện tích cho thuê đất trong KCN này mới chỉ đạt 53,38ha/368ha đất. Một tỷ lệ đang rất thấp nếu so với những tiềm năng, thế mạnh cũng như các điều kiện lý tưởng cho nhà đầu tư thứ cấp mà KCN VSIP Nghệ An đang có.

Từng bước tháo gỡ 'điểm nghẽn'

Tình trạng nhiều khu, cụm công nghiệp bỏ hoang hoặc thiếu vắng nhà đầu tư gây lãng phí về đất đai, hạ tầng, trong khi ngân sách còn hạn hẹp, người lao động địa phương cần việc làm. Thực trạng nói trên đã được tỉnh Nghệ An quan tâm tìm hiểu và nỗ lực tìm các giải pháp khắc phục. Xác định mục tiêu thu hút đầu tư là hướng phát triển chiến lược, nhiều năm qua tỉnh Nghệ An đã ‘dồn sức’ tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách, rút ngắn thủ tục hành chính….

Nghệ An có điều kiện thuận lợi về diện tích KCN, nguồn lao động dồi dào. Trong ảnh là khu A, KCN Nam Cấm [Nghệ An]

Theo Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa, tỉnh này đã xác định xây dựng KKT Đông Nam trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Từ đó, tạo những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương cùng KKT Đông Nam vào cuộc tích cực, rốt ráo để tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Ngọc Hoa cho rằng, “Ban quản lý KKT Đông Nam cần chủ động hơn nữa tham mưu với UBND tỉnh trong xử lý những tồn tại, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp; xây dựng môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh hấp dẫn, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện các mục tiêu phát triển đặt ra. Trước mắt, cần linh hoạt trong thúc đẩy thu hút đầu tư, sản xuất ở các khu công nghiệp, trên cơ sở phối hợp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19…”.

Đại diện KKT Đông Nam, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Trưởng ban quản lý KKT Đông Nam - cho hay, mục tiêu xây dựng và phát triển KKT Đông Nam thành khu vực phát triển kinh tế năng động, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao trong khu vực Bắc Trung bộ, trọng tâm phát triển kết cấu hạ tầng các KCN đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi được tỉnh Nghệ An đặt ra.

Trên cơ sở đó, năm 2022, Ban quản lý KKT Đông Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương.

Mặt khác, đại diện một số nhà đầu tư lại cho rằng, hạ tầng kỹ thuật của các KCN hiện nay vẫn chưa đồng bộ. Nhiều KCN ở Nghệ An vẫn còn vướng công tác giải phóng mặt bằng, giao thông, nước sinh hoạt, cơ chế chính sách thay đổi liên tục. Bên cạnh các nguyên nhân khác, thì khó khăn trong thu hút đầu tư của Nghệ An là hệ thống hạ tầng, dịch vụ logictics còn kém phát triển, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Tại KCN Nam Cấm, nhiều nhà đầu tư không được bàn giao mặt bằng "sạch" dẫn đến vướng mắc, bế tắc kéo dài hàng chục năm trời. Tuy nhiên, vai trò của các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Nghệ An còn chưa thực sự quyết liệt giải quyết khiến các nhà đầu tư thiếu mặn mà. Nếu không tháo gỡ được “điểm nghẽn” về cơ chế, tình trạng các khu, cụm công nghiệp và các dự án trọng điểm “ngóng” nhà đầu tư vẫn tiếp tục kéo dài.

Ban quản lý KKT Đông Nam vừa qua đã cơ bản hoàn thành việc lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tính đến ngày 31/12/2021, KKT Đông Nam thu hút được 16 dự án, tổng vốn đăng ký mới là 11.080,93 tỷ đồng, điều chỉnh 44 lượt dự án, trong đó có 11 dự án điều chỉnh tăng vốn 1.989 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh là 13.070 tỷ đồng, đạt 87% so với KH 15.000 - 20.000 tỷ đồng.

Ban quản lý KKT Đông Nam cũng đề ra những giải pháp trọng tâm, tham mưu xây dựng Đề án mở rộng KKT Đông Nam và đổi tên thành KKT Nghệ An trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt; Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ sung KKT Đông Nam vào nhóm các KKT ven biển tập trung đầu tư phát triển từ nguồn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Chủ Đề