Biểu giá điện q1 tp.hcm 2023 bao nhiêu 1 kwh năm 2024

- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

- Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Chiều 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện. Theo đó, từ hôm nay 9/11/2023, giá bán lẻ điện bình quân từ 1.920,37 đồng tăng lên 2.006,79 đồng một kWh [chưa gồm thuế VAT], tương đương tăng 4,5%.

Như vậy, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 86,42 đồng/kWh. Theo EVN, đây là mức điều chỉnh thuộc thẩm quyền của tập đoàn và đã được Chính phủ, Bộ Công Thương đồng ý về chủ trương.

Với việc điều chỉnh giá điện ngày 9/11, giá điện sinh hoạt cho khách hàng bậc 1 [0-50kWh] có mức là 1.806 đồng/kWh.

Bậc 2 từ 51-100kWh có mức giá là 1.866 đồng/kWh.

Bậc 3 từ 101-200kWh có mức giá là 2.167 đồng/kWh.

Bậc 4 từ 301-400kWh là 3.050 đồng/kWh.

Bậc 5 từ 401 kWh trở lên là 3.151 đồng/kWh.

Đây là lần thứ hai trong năm 2023 giá điện tăng, lần gần nhất là vào tháng 5 với mức tăng 3%.

Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, cho biết với mức giá điều chỉnh mới, mỗi khách hàng dùng điện sinh hoạt 0-50 kWh phải trả tiền điện tăng 3.900 đồng. Tương tự, khách hàng dùng từ 51-100 kWh phải trả thêm 7.900 đồng. Ở các bậc 3-5 của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, tiền điện hộ gia đình phải trả tăng 17.200-42.000 đồng. Mức phải trả tăng nhiều nhất là với hộ dùng trên 500 kWh, thêm 55.000 đồng.

Với chi phí nhiên liệu đầu vào hiện nay, theo tính toán của EVN, giá thành sản xuất mỗi kWh khoảng 2.098 đồng, tức cao hơn giá bán lẻ bình quân duy trì từ tháng 5 đến nay [1.920,37 đồng] gần 180 đồng/kWh.

EVN tăng giá bản lẻ điện bình quân khoảng 4,5%. [Ảnh minh họa: EVN].

Giá nhiên liệu [than, khí, dầu] cho sản xuất điện giảm so với 2022 nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể, giá than nhập khẩu tăng gần 3 lần so với 2020; trên 1,3 lần so với 2021. Giá dầu cũng tăng xấp xỉ 2 lần năm 2020 và trên 1,1 lần 2021.

Trong khi đó, giá than pha trộn mua từ TKV tăng 29,6-46%, còn Tổng công ty Đông Bắc là 40,6-49,8% tùy chủng loại so với 2021. Tương tự, giá mua điện từ các nhà máy điện turbin khí cũng tăng do lượng khí Nam Côn Sơn giảm mạnh.

Những yếu tố này đẩy giá thành các nguồn điện than, turbin khí lên cao, trong khi tỷ trọng các nguồn phát này chiếm tỷ trọng 55% sản lượng điện toàn hệ thống.

Năm ngoái, tập đoàn này ghi nhận lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, sau khi tiết giảm các chi phí trên 10.000 tỷ đồng. Trong báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, khoản lỗ của EVN tăng thêm khoảng 28.000 tỷ đồng trong 8 tháng.

[KTSG Online] – Dự kiến biểu giá điện cho khách hàng sinh hoạt mới gồm 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay, bậc thấp nhất từ 0-100 kWh có giá 1.806 đồng/kWh và bậc cao nhất từ 701 kWh trở lên có giá 3.612 đồng/kWh.

  • Khi giá điện cũng là công cụ quản lý, điều hành
  • Giá điện được điều chỉnh tăng thêm 4,5% so với hiện hành
    Nhân viên Tập đoàn điện lực Việt Nam [EVN] kiểm tra vận hành các trạm biến áp. Ảnh minh họa: TTXVN

TTXVN đưa tin, Bộ Công Thương vừa có văn bản số 7970/BCT-ĐTĐL gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, thay thế cho Quyết định 28/2014/QĐ-TTg năm 2014.

Theo văn bản của Bộ Công Thương, dự kiến biểu giá điện cho khách hàng sinh hoạt mới gồm 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay với mức giá như sau.

  • Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên; giá điện là 1.806,11 đồng/kWh;
  • Bậc 2: cho kWh từ 101 – 200; giá điện là 2.167,33 đồng/kWh;
  • Bậc 3: cho kWh từ 201 – 400; giá điện là 2.729,23 đồng/kWh;
  • Bậc 4: cho kWh từ 401 – 700; giá điện là 3.250,99 đồng/kWh;
  • Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên; giá điện là 3.612,22 đồng/kWh.

Trên cơ sở thiết kế các bậc, giá điện cho từng bậc được thiết kế lại và giữ nguyên giá điện hiện hành đối với ba bậc 1,2 và 3.

Giá điện cho các bậc 4 [từ 401-700 kWh] và bậc 5 [từ 701 kWh trở lên] được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Theo Bộ Công Thương, việc tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của bậc cao hơn sẽ hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa.

Không áp dụng giá điện sản xuất đối với trạm sạc xe điện

Theo văn bản số 7970/BCT-ĐTĐL, Bộ Công Thương đã nghiên cứu để bổ sung nhóm khách hàng là trạm, trụ sạc xe điện.

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện được xây dựng trên cơ sở giá điện phản ánh chi phí sản xuất mà trạm/trụ sạc gây ra cho hệ thống điện [phương án 1].

Tuy nhiên, cơ quan này cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, cụ thể: Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đề nghị áp dụng giá bán điện cho hoạt động sạc xe điện theo giá kinh doanh [phương án 2].

Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải và Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ Vinfast đề nghị áp dụng giá bán điện cho hoạt động sạc xe điện theo giá điện cho sản xuất [phương án 3].

Bộ Công Thương cho rằng do phương án 3 áp dụng giá bán lẻ điện cho sản xuất đối với mục đích sạc xe điện sẽ phát sinh bù chéo từ các nhóm khác hàng khác. Vì vậy Bộ Công Thương kiến nghị không xem xét phương án này mà chỉ xem xét phương án 1 và phương án 2 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, lựa chọn phương án áp dụng.

Chủ Đề