Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực là gì năm 2024

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững và khẳng định vị thế trên thương trường. Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, là một đòi hỏi bức thiết của doanh nghiệp nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực là gì năm 2024

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Tuy vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm; kênh phân phối sản; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp….

Tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ, nhân lực, quản lý

Một doanh nghiệp không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động. Chiến lược tài chính là một trong những chiến lược chức năng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp. Công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả. Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Với những doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết công nghệ thì phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng suy cho cùng năng lực cạnh tranh được thực hiện chủ yếu bằng và thông qua con người – nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Cùng quy mô, nguồn lực tài chính, công nghệ, cơ chế quản lý nhưng trình độ nhân lực khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau. Hoàn thiện và nâng cao trình độ đội ngũ quản lý ngày càng được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính không thay đổi.

Đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp ở Mỹ

Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới với đông đảo các nhà lãnh đạo tài ba, có năng lực quản lý kinh doanh quốc tế, Mỹ đã rất coi trọng hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý. Với phương châm “nguồn nhân lực là trung tâm của mọi phát triển”, Mỹ đã xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ quản lý bắt đầu bằng sự đầu tư cho giáo dục – đào tạo rất lớn, đặc biệt là giáo dục đại học. Hệ thống giáo dục đại học của Mỹ rất đa dạng về loại hình đào tạo, bậc học, ngành học, phương thức tham gia học tập. Chính vì vậy, Mỹ là quốc gia có tỷ lệ các trường đại học được đánh giá và xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới cao nhất, trong đó có nhiều trường đào tạo về quản lý và quản trị kinh doanh. Với chiến lược phát triển nguồn nhân lực bài bản, giáo dục đại học đa dạng, Mỹ đã đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao, kỹ năng giỏi.

Cùng với chiến lược đầu tư vào hệ thống giáo dục, Mỹ chú trọng đến đào tạo năng lực kinh doanh kết hợp với thực tiễn. Trong quá trình quản lý doanh nghiệp, song song với việc đảm đương công việc, đội ngũ quản lý tiếp tục được đào tạo nâng cao năng lực quản trị thông qua việc tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn… bên cạnh đó, khả năng tự học tập, tự học hỏi nâng cao năng lực quản lý của người Mỹ cũng rất lớn. Đây chính là cơ sở và nền tảng để Mỹ đào tạo ra các nhà quản lý có năng lực quản trị doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới.

Đào tạo, nâng cao, trình độ quản trị doanh nghiệp Việt

chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về mọi mặt, trong đó quan trọng nhất là chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực làm công tác quản lý doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng và quyết đinh đến sự thành công của doanh nghiệp. Sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về chất lượng nguồn nhân lực sẽ là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay.

Thị trường ngày càng phát triển và mở rộng, nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một nâng cao. Để đứng vững chắc trên thị trường và vượt mặt các đối thủ cạnh tranh bạn cần phải có chiến lược hiệu quả.

Vậy năng lực cạnh tranh là gì và cách nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp như thế nào cho bền vững? Cùng Bizfly tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau.

Năng lực cạnh tranh là gì?

Năng lực cạnh tranh (Competitiveness) là những yếu tố thể hiện năng lực thực có và những ưu điểm, lợi thế của chủ thể kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh khác. Mục đích của việc này là đưa ra sự phục vụ tốt nhất làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và mang về nguồn lợi nhuận cao.

Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực là gì năm 2024

Năng lực cạnh tranh là gì?

Năng lực cạnh tranh được chia thành ba cấp độ khác nhau gồm: cấp quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, hàng hóa.

Bizfly cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website​...) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí

KHÁM PHÁ NGAY

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để đánh giá độ hiệu quả của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta sẽ dựa vào các tiêu chí sau đây:

  • Danh tiếng và thương hiệu: Đây sẽ là điều kiện để kích thích khách hàng nhanh chóng đặt mua sản phẩm. Và có được điều này, thị phần của bạn cũng tăng lên đáng kể.
  • Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Để đánh giá tiêu chí này, người ta sẽ dựa vào hai yếu tố đó chính là: năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh càng lớn. Còn về chất lượng sản phẩm tốt sẽ là yếu tố để mang lại sự cạnh tranh cao nhất.
  • Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Thị phần càng lớn càng sản phẩm của doanh nghiệp càng được ưa chuộng.
  • Để phát triển thị phần doanh nghiệp cần phải tiến hành xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng...
  • Trách nhiệm xã hội: Để chiếm được lòng tin của khách hàng cũng như có năng lực cạnh tranh cao, các sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo không gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, sản phẩm phải được cấp chứng chỉ an toàn môi trường theo ISO.14000 hoặc theo tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam

Xem thêm: Lợi thế cạnh tranh là gì và cách xác định lợi thế cạnh tranh

Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

5 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mà bạn cần phải chú ý:

Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực là gì năm 2024

Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

  • Nguồn lực tài chính: Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào và vững chắc, bởi đây là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu thị trường và luôn huy động được vốn cần thiết để giải quyết khi gặp khó khăn.
  • Nguồn lực con người: Đây là một trong những nguồn lực quyết định đến ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nguồn lực con người được đánh giá dựa trên các yếu tố về: trình độ học vấn, tay nghề… Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động hùng hậu, trung thành, chuyên môn cao thì hiệu quả năng suất lao động cực lớn. Từ đây, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ.
  • Thương hiệu: Được tạo nên bởi sự uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng, giá cả, hình ảnh của sản phẩm. Vì vậy, trên thương trường nếu doanh nghiệp nào có thương hiệu thì sẽ có được lợi thế cạnh tranh.
  • Chiến lược Marketing: Để kinh doanh hiệu quả và thành công, phân tích thị trường và đề ra chiến lược marketing phù hợp là giải pháp hữu ích để nâng cao cạnh tranh. Nghiên cứu thị trường tốt cộng thêm Marketing làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì bạn đã mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ.
  • Cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ: Đây là những phương thức, công cụ để tạo nên sản phẩm. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh bạn phải thường xuyên đổi mới, cải tiến kỹ thuật, máy móc, thiết bị. Công cụ, thiết bị càng hiện đại giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, hạ thấp được giá thành sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả khi kinh doanh.

Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì và cách xây dựng chiến lược A-Z

Nâng cao năng lực cạnh tranh với phần mềm quản lý doanh nghiệp

Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp xử lý thông tin hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý doanh nghiệp. Bizfly sẽ chia sẻ tới bạn nội dung này dưới đây.

Khái niệm về phần mềm quản lý doanh nghiệp

ERP là một hệ thống điển hình để quản lý phần mềm doanh nghiệp. Đây là mô hình bao gồm tất cả những chức năng cơ bản, cần thiết của một đơn vị, tổ chức.

Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực là gì năm 2024

Nâng cao năng lực cạnh tranh với phần mềm quản lý doanh nghiệp

Phần mềm ERP tích hợp những chức năng chung nhất của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải dùng nhiều phần mềm như: kế toán, nhân sự - tiền lương, quản trị sản xuất… thì ERP gồm tất cả vào chung phần mềm duy nhất và phần mềm này liên thông các chức năng của chúng lại với nhau.

Xem thêm thông tin về phần mềm ERP tại đây: https://bizfly.vn/techblog/phan-mem-erp-la-gi.html

Lợi ích của phần mềm quản lý doanh nghiệp

Những lợi ích mà phần mềm quản lý doanh nghiệp mang lại:

  • Lưu trữ tất cả các dữ liệu trên một hệ thống duy nhất, cơ sở dữ liệu luôn được cập nhật một cách nhanh chóng và kịp thời.
  • ERP hạn chế các thao tác trùng lặp và giảm thiểu các thao tác thủ công.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh .
  • Không bị giới hạn về quy mô, các loại hình kinh doanh. ERP hoạt động linh hoạt giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh quy trình theo từng ngành, từng nhu cầu.
  • Tiết kiệm được các chi phí đầu tư so với việc đầu tư vào nhiều hệ thống rời rạc, không thống nhất.
  • Giao diện phần mềm ERP dễ sử dụng, có khả năng tích hợp và mở rộng cao, có thể được sử dụng mọi lúc, mọi nơi...

Sức ép của thị trường cũng như các đối thủ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh. Với những kiến thức mà Bizfly mang đến sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để kinh doanh hiệu quả trong tương lai.

Định nghĩa năng lực cạnh tranh là gì?

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác, là sức sản xuất ra thị thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nguồn nhân lực bao gồm những ai?

Còn theo Ngân hàng thế giới (IBRD) cho rằng: “Nguồn nhân lực là đề cập đến tất cả các nguồn lực con người bao gồm trí lực, thể lực, kỹ năng công việc,… của mỗi cá nhân”.

Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác ở đâu?

So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý; còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố hữu hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.

Khái niệm về nhân lực là gì?

Nhân lực chính là sức lực nằm trong mỗi con người, để con người có thể hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người.