Nam xu đăng ở đâu

Đối với những người không có nhiều kiến thức về địa lý thì Sudan là cái tên vẫn còn xa la. Vậy Sudan là nước nào? Có vị trí ở đâu, tiếp giáp với quốc gia, châu lục nào? Đất nước nổi tiếng với vấn đề gì?

Cùng chúng tôi khám phá về đất nước Sudan thông qua bài biết dưới đây để có cái nhìn toàn diện, khách quan nhất về đất nước đặc biệt này nhé!

Sudan – Khám phá đất nước sở hữu những điều đặc biệt

Sudan được biết đến là một quốc gia thuộc phía Bắc Châu Phi với tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Sudan. Sudan còn được gọi là Bắc Sudan sau khi Nam Sudan độc lập. Đây là đất nước có diện tích lớn thứ 16 thế giới và là trung tâm của Châu Phi với: phía Bắc tiếp giáp Ai Cập; phía Đông Bắc tiếp giáp Biển Đỏ; phía Đông giáp Ethiopia và Eritrea; phía Tây Nam giáp Cộng hòa Trung Phi; phía Nam giáp Nam Sudan; phía Tây giáp Trach.

Ngoài ra, Sudan được biết đến là quốc gia có 97% dân số theo đạo Hồi – là quốc gia theo đạo Hồi lớn nhất thế giới.

Sudan còn là đất nước có dòng sông Nin huyền thoại cùng khí hậu được phân chia thành 2 miền Nam – Bắc rõ rệt. Do hậu quả của chiến tranh để lại đồng thời là nước vẫn bị cấm vận nên tình hình phát triển kinh tế ở đây chưa được đảm bảo.

Nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động chính của quốc gia chiếm đến 80% với các sản phẩm từ lương thực, chăn nuôi gia súc. Không chỉ vậy Sudan có cơ sở hạ tầng du lịch còn chưa phát triển, các nhà hàng chỉ là những lều lán đơn giản với điều kiện vệ sinh rất kém. 

Dòng sông Nin thơ mộng tại Sudan

Ở Sudan di chuyển bằng phương tiện công cộng rất thuận tiện. Bạn chỉ cần lên những chiếc minivan địa phương là có thể di chuyển khắp mọi nơi mà giá cả hợp lý. Hay bạn có thể thuê xe jeep riêng để ghé thăm nhiều tàn tích kiến trúc nằm sâu trong sa mạc. Bạn cũng có thể đi nhờ xe của mọi người xung quanh đến các địa điểm chỉ cần bạn và họ chung đường.

Xe Minivan tại Sudan

Món ăn chủ yếu của người dân nơi đây là súp đậu đen với nhiều dầu đậu phộng. bạn có thể cho thêm phomai lên trên làm tăng hương vị và màu sắc món ăn thêm hấp dẫn.

Sudan không phải là thiên đường ẩm thực nhưng ở một số địa điểm bạn vẫn có thể thưởng thức gà nướng, cá chiên, trứng luộc, cà phê Ả Rập. Thực chất các món ăn tại đây đều hết sức bình thường nhưng hương vị của từng món ăn mang lại cảm giác mới mẻ cho người thưởng thức.

Ẩm thực Sudan mới lạ

  • Việt nam cũng có các đặc sản ngon như đất nước Sudan. Xem TẠI ĐÂY❣️

Đây được xem là nơi người ta biết về đất nước Sudan với những tàn tích được bảo tồn một cách đặc biệt nhất. Ngôi đền Soleb được xây dựng để thờ Amun-Ra là những viên gạch đá được xếp chồng lên nhau. Du khách đứng giữa sa mạc và lưu giữ những bức ảnh đẹp bên ngôi đền này.

Đền Soleb Sudan

  • Công ty du lịch nổi tiếng tại Việt Nam có tour du lịch tới đất nước Sudan. Xem chi tiết❤️

Karima là điểm đến lý tưởng của du khách đặc biệt đối với những người đam mê khảo cổ học. Nơi đây ẩn chứa 3 tâm điểm chính của Sudan khiến người ta biết đến Sudan nhiều hơn với: Jebel Barkal – nhóm kim tự tháp được bảo tồn tốt nhất; Nuri – kim tự tháp chưa được phục hồi và cảnh quan xung quanh rất đẹp; Al – Kurru – di tích bị phá bỏ hoàn toàn.

Karima là điểm đến lý tưởng của du khách đặc biệt đối với những người đam mê khảo cổ học

Có lẽ địa điểm này của Sudan là điểm khai thác du lịch duy nhất tại đất nước này. Muốn ghé thăm nơi đây bạn phải mất phí vào cửa cùng khu vực bán đồ lưu niệm độc đáo. Địa điểm là nghĩa trang hoàng gia Meroë gồm 100 kim tự tháp hẹp trải dài trên một sa mạc rộng lớn với những cồn cát màu cam. Vào địa điểm này chỉ cần bạn biết trả giá là có thể mua được vé vào cửa hợp lý nhất.

Meroë gồm 100 kim tự tháp hẹp trải dài trên một sa mạc rộng lớn

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn tự trả lời cho câu hỏi Sudan là nước nào? Chắc chắn khi nhắc đến Sudan bạn có thể liên tưởng đến một đất nước Châu Phi với những cồn cát trải dài cùng sa mạc Sahara nổi tiếng.

Các nữ quân nhân Bệnh viện dã chiến 2.1 của Việt Nam trò chuyện với các bạn nhỏ Nam Sudan trong trại tị nạn - Ảnh: MỸ HẠNH

Được sống trong hòa bình, sống trong tự do, khi tận mắt chứng kiến những nỗi khó khăn, vất vả của người dân Nam Sudan, chúng tôi càng thấm thía giá trị của một nền hòa bình thực sự".

Trung tá Võ Văn Hiển

Theo trung tá Võ Văn Hiển - giám đốc Bệnh viện dã chiến Việt Nam 2.2, trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, bệnh viện đã khám và điều trị cho gần 2.000 bệnh nhân, xử lý thành công nhiều ca cấp cứu y tế phức tạp, yêu cầu đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

"Điều tôi yên tâm nhất là mọi ca bệnh đều được xử trí an toàn, theo đúng quy định, quy trình khắt khe của Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi rất xúc động khi nhận được rất nhiều thư khen, thư cảm ơn của các bệnh nhân" - trung tá Hiển chia sẻ.

Phần thưởng vinh dự đó là minh chứng cho thấy những đóng góp của Việt Nam cho việc kiến tạo hòa bình và ổn định ở Nam Sudan. Bà Hiroko Hirahara, trưởng căn cứ tiền phương Bentiu của phái bộ, đánh giá cao bệnh viện dã chiến của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát đại dịch tại căn cứ Bentiu.

Tuổi Trẻ có cuộc phỏng vấn với trung tá Võ Văn Hiển - giám đốc Bệnh viện dã chiến Việt Nam 2.2 - ở thời điểm anh chuẩn bị bàn giao trở về nước sau hơn một năm làm nhiệm vụ ở Nam Sudan, quốc gia chứng kiến nhiều xung đột đẫm máu kể từ cuộc nội chiến 2013.

"Xin cho con sống trong hòa bình và thương yêu"

* Nhiều người ở Việt Nam không hình dung được những mâu thuẫn ở Nam Sudan và hiện trạng đất nước này, anh có thể chia sẻ những gì biết được ở Nam Sudan?

- Đến thăm và tặng quà cho các học sinh Trường tiểu học Bentiu B, chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi thấy lớp học không có bàn ghế, không có bảng, không có sách vở, phấn viết. Trên một tấm bảng ở trường, chúng tôi thấy dòng chữ: "Let us live in peace and love. Let us forget the last things" [Tạm dịch: Xin cho chúng con được sống trong hòa bình và thương yêu. 

Xin cho chúng con được quên những điều đã qua]. Chỉ vài từ ngắn gọn mà thể hiện nỗi khát khao và niềm hi vọng của trẻ em cũng như người dân Nam Sudan là được sinh sống trong hòa bình, ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, vì những xung đột triền miên kể từ khi Nam Sudan tuyên bố độc lập năm 2011, những đứa trẻ ở đây không còn hoặc còn rất ít cơ hội tiếp cận với giáo dục một cách đầy đủ. 

Trường học mà chúng tôi đến thăm là một trong số những ví dụ cho vô vàn khó khăn mà người dân ở đây đang phải đối mặt. Với hơn 1.600 học sinh, Trường Bentiu B chỉ có 3 khối nhà. Vì dịch COVID-19, từ nhiều tháng nay học sinh cũng không còn đến lớp. Vậy là trường lớp như bỏ hoang.

Tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc với người dân địa phương. Điều tôi dễ nhận thấy là người dân ở đây rất thân thiện. Họ thông minh, ham học hỏi, tiếng Anh rất tốt... Họ không muốn xảy ra chiến tranh và cũng đã trải qua rất nhiều đau đớn bởi chiến tranh.

Anh Loang Phal, một người dân địa phương đang sống tại trại tị nạn của Liên Hiệp Quốc, hiện làm nhân viên vệ sinh cho bệnh viện dã chiến của Việt Nam. Mới 38 tuổi, anh Phal đã có 8 con. Anh đã từng tâm sự với tôi chiến tranh đã làm gia đình anh ly tán, mất đi nhiều người thân. 

Để đảm bảo an toàn tính mạng, anh và gia đình phải vào tá túc trong trại tị nạn, sinh sống trong những chiếc lều tạm bợ, chật chội, không điện không nước, không học hành, không giải trí...

Anh mong chiến tranh tại đây sẽ sớm chấm dứt, hòa bình sẽ đến với mọi người dân Nam Sudan. Anh cũng hi vọng sau khi hòa bình lập lại, anh sẽ được tiếp tục học tập và thực hiện giấc mơ còn dang dở là trở thành luật sư để bảo vệ công lý cho người dân Nam Sudan. 

Khát khao của anh Loang Phal cũng là niềm mong ước cháy bỏng của thế hệ trẻ và người dân Nam Sudan về một nền hòa bình cho đất nước này.

Bàn ghế trong lớp học ở Trường tiểu học B - nơi cán bộ bệnh viện dã chiến đến thăm - Ảnh: Võ Văn Hiển

Tự hào về những đóng góp nhỏ bé

* Giấc mơ hòa bình với nhiều người dường như xa xôi quá, anh có tâm sự này không sau khi công tác ở đây? Bộ đội Việt Nam có thể góp phần như thế nào cho giấc mơ ấy?

- Chúng tôi là những người được sinh ra và lớn lên khi đất nước không còn chiến tranh. Được sống trong hòa bình, khi tận mắt chứng kiến những nỗi khó khăn, vất vả của người dân Nam Sudan, chúng tôi càng thấm thía giá trị của một nền hòa bình thực sự, thấy được những mất mát mà các thế hệ cha ông chúng ta đã phải hi sinh khi chiến đấu giành được nền tự do độc lập cho chúng ta hôm nay.

Mặc dù đã phải trải qua rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ ở nơi đây nhưng chúng tôi rất tự hào vì đóng góp được một phần nhỏ bé của mình giúp đỡ người dân Nam Sudan tái thiết đất nước sau chiến tranh. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng để xây dựng một đất nước hòa bình và phát triển, chính quyền và nhân dân Nam Sudan còn rất nhiều việc phải làm.

Sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng tiến trình hòa bình ở quốc gia non trẻ này. 

Tham gia Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngoài việc hiện thực hóa chủ trương đường lối của Đảng ta là bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa ngay từ trong thời bình và bằng các biện pháp hòa bình, điều này còn thể hiện tính nhân đạo nhân văn, thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

* Nhiệm kỳ vừa qua của cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2.2 tại Bentiu đã vượt qua các khó khăn ra sao để hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp?

- Ngày 5-4-2020, thời điểm dịch bắt đầu xuất hiện tại Nam Sudan cũng là lúc chúng tôi lo lắng nhất về sự thiếu thốn trang thiết bị vật tư y tế. Hàng hóa mang sang từ Việt Nam bắt đầu cạn dần trong khi việc tiếp tế không thể thực hiện do Nam Sudan đóng cửa biên giới, chúng tôi buộc phải chắt chiu từng chiếc khẩu trang y tế, từng viên thuốc để vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo phòng chống dịch bệnh và để dự trữ phòng khi dịch bệnh bùng phát với số lượng bệnh nhân lớn. 

Chúng tôi cũng đã tính đến phương án dự trữ lương thực thực phẩm, nước sạch và đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh.

Các bác sĩ, nhân viên y tế hằng ngày ngoài thời gian làm việc chuyên môn còn phụ giúp bếp, gác đêm và làm bất cứ công việc nào được giao để đảm bảo an ninh an toàn và đảm bảo mọi hoạt động của bệnh viện, tiếp tục là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các nhân viên gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại căn cứ Bentiu.

Đường dây nóng của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam duy trì 24/7, không bỏ qua bất kỳ trường hợp nào có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Các ca phẫu thuật, cấp cứu phức tạp và vận chuyển đường không vẫn được xử lý tốt. Bệnh viện dã chiến 2.2 đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các cơ quan quản lý của phái bộ ở Juba và Bentiu.

Một điểm lấy nước sạch do UNICEF xây dựng cho người dân Nam Sudan ở Bentiu. Mặc dù có nhiều dầu mỏ, nước sạch với người dân ở đây là thứ quý giá nhất - Ảnh: Vũ Anh Đức

Xung đột, bạo lực vẫn tiếp diễn

Sau khi tuyên bố độc lập năm 2011, Nam Sudan chìm trong cuộc nội chiến vào tháng 12-2013 khi Tổng thống Salva Kiir cáo buộc Phó tổng thống Riek Machar âm mưu đảo chính. Cuộc xung đột đẫm máu đã khiến hơn 380.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải di tản.

Lệnh ngừng bắn được ký vào tháng 9-2018 và việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc vào tháng 2-2020 giữa hai phe đối thủ đã giúp nước này chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 6 năm. Tuy nhiên, hiện nhiều khu vực ở Nam Sudan vẫn bị tàn phá bởi các cuộc xung đột.

Khát khao hòa bình của người Việt ở Lugansk

Chị Nguyễn Thị Hiền và con trai trải qua nhiều ngày ăn đường, ngủ rừng trước khi đến Kharkov, Ukraine năm 2014 - Ảnh: NVCC

Đầu tháng 4-2021, khi tình hình căng thẳng ở miền đông Ukraine có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc chiến mới, chị Nguyễn Thị Hiền cho biết cả thành phố Lugansk [Cộng hòa nhân dân tự xưng Lugansk] nơm nớp vì lo chiến tranh với Ukraine có thể bùng nổ lại.

Bảy năm qua người dân trong nỗi lo chiến tranh thường trực, nghe tiếng động lớn mà giật mình tưởng đó là tiếng bom.

Xung đột ở Lugansk bắt đầu vào ngày 2-6-2014 với một tiếng nổ rung trời đất do máy bay bắn phá. Vụ tấn công diễn ra đột ngột, bất ngờ, khiến 8 người thiệt mạng. Địa điểm là trung tâm của một thành phố, một tòa nhà kế bên một quảng trường đầy cây xanh, nơi thường dân đi lại và làm việc.

Sau đó hầu như ngày nào cũng xảy ra bắn nhau ở từng vùng một trong thành phố. Đêm đêm tiếng bom đạn dội về thành phố, không ai có thể ngủ được. Người dân luôn cảm thấy sợ hãi vì sự sống và cái chết kề cận.

Nhiều người đã bỏ đi nhưng mẹ con chị Hiền là một trong số những người ở lại vì cho rằng chiến tranh sẽ kết thúc sớm. Nhưng rồi họ quyết định rời thành phố sau khi chứng kiến bom nổ cách nhà mình khoảng 200m vào ngày 18-7-2014. Theo BBC, hôm đó chính quyền thành phố cho biết có hơn 20 người chết sau khi bị Ukraine không kích vào lực lượng đòi ly khai Lugansk.

"Bom đạn bắn toàn thành phố, người dân không biết chạy đi đâu mà trốn [chứ không bắn từng vùng như trước]. Khủng khiếp đến mức vợ chồng bạn tôi mang chai rượu ra uống cạn, hi vọng rượu mạnh có thể xua đi nỗi sợ nhưng bom đạn khốc liệt đến nỗi rượu cũng không giúp được họ" - chị kể.

Ra khỏi thành phố, câu hỏi đi đâu, làm gì, sẽ sống tiếp ra sao xuất hiện, điều mà vài giờ trước không ai nghĩ đến lúc bỏ nhà cửa ra đi. Trong lúc hỏi thăm tìm chỗ thuê phòng ở Kharkov, Ukraine, chị gặp được một người Việt Nam cho hai mẹ con ở nhờ.

Năm 2015, hai mẹ con về Việt Nam lánh nạn và ở lại trong một năm rưỡi. Cửa hàng, căn hộ ở Lugansk chị Hiền nhờ một người bạn thân trông coi, đóng giúp tiền hóa đơn. Sau hơn một năm, nhiều người chạy loạn đã trở về trong khi nhà bị trúng bom đạn năm xưa vẫn chưa được sửa chữa, chính quyền có chủ trương cho họ vào ở trong những ngôi nhà không có người sinh sống.

Được bạn báo tin, không muốn mất nhà, chị Hiền quyết định trở về Lugansk. Đó là tháng 5-2016. "Tôi đứng một mình giữa lòng đường, xung quanh không một chiếc xe chạy, không một bóng người. Lòng tôi ngổn ngang. Con tôi ở Việt Nam lập nghiệp, cháu có tương lai ở quê nhà nhưng sau nhiều năm, với tôi, Lugansk thân thuộc hơn".

Trước khi Lugansk ly khai với Ukraine, chị Hiền có 3 cửa hàng quần áo kinh doanh phát đạt ở Lugansk. Chiến tranh làm thành phố không còn sức sống, sức mua giảm, cộng với sức khỏe yếu, chị đóng cửa hàng từ lâu. Tháng 3-2021, sau nhiều năm cố giữ, chị đành bán cửa hàng.

Chiến tranh ở Lugansk vẫn chưa kết thúc, chỉ tạm lắng xuống. Khoảng 1/3 người dân vĩnh viễn rời thành phố. Một số trở lại rồi ra đi vì không tìm được phương kế làm ăn. Người ở lại vẫn trong tâm trạng bom đạn có thể lại xới tung thành phố bất cứ lúc nào. Mặc dù vậy, so với thời điểm bom rơi đạn nổ năm 2014, cuộc sống hiện tại xem như là bình yên, chỉ có tiếng súng bên ngoài thành phố giữa lực lượng ly khai và Ukraine.

Lugansk trước chiến tranh thơ mộng, đẹp và bình yên. Cuộc sống thoải mái hơn vì ai cũng có việc làm, đến cuối tuần người ta tổ chức hội hè, đi chơi, đi picnic, đi mua sắm.

Người phụ nữ Việt ở Lugansk cầu mong không chỉ cho riêng mình mà cho mọi người, không ai phải trải qua chiến tranh, không ai bị nỗi hoảng sợ như chị từng trải qua.

Chị Hiền nhớ con trai nhưng chị thú thật rằng thích sống ở Lugansk hơn: "Chính ở đây, tôi thấy mình thực sự là con người mình. Mặc dù nhiều người bỏ đi, thấy thành phố không có tương lai nhưng tôi vẫn cứ hi vọng và vẫn cứ tin một ngày nào đó mọi chuyện sẽ tốt đẹp".

Ngày 11-5-2014, phe ly khai thân Nga ở Donetsk và Lugansk, miền đông Ukraine tổ chức trưng cầu ý dân tuyên bố độc lập khỏi Ukraine.

Nước Cộng hòa nhân dân tự xưng Lugansk không được quốc gia thành viên nào của Liên Hiệp Quốc công nhận.

Đoàn quân 'mũ nồi xanh' của Việt Nam từ Nam Sudan đã trở về

HỒNG VÂN thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề