Mức bình quân khu vực nhà nước là gì năm 2024

Việc tính lương hưu bình quân cả quá trình đóng BHXH: Chỉ tác động đến người lao động nghỉ hưu từ 1-1-2045

Ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh

Theo Luật BHXH [sửa đổi], quy định lộ trình áp dụng cách tính lương bình quân theo 5 bước để tiến tới thực hiện tính bình quân chung của cả quá trình đóng BHXH, bảo đảm bình đẳng giữa khu vực đóng BHXH theo lương của Nhà nước và lương do doanh nghiệp quyết định. Phóng viên Báo BR-VT đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh về sự thay đổi này.

* PV: Thưa ông, nhiều người lao động làm việc ở khu vực Nhà nước quan tâm về cách tính lương hưu mới, đặc biệt là những người sẽ đến tuổi nghỉ hưu trong năm 2018. Vậy xin ông cho biết rõ hơn về cách tính lương hưu theo Luật BHXH [sửa đổi]. Bao giờ thì người lao động bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh này?

- Ông Đặng Hồng Tuấn: Cách tính lương hưu mới theo Luật BHXH [sửa đổi] vừa được Quốc hội thông qua sẽ xử lý bất cập của cách tính lương hưu từ trước đến nay, nhất là để bảo đảm công bằng trong cách tính lương hưu giữa khu vực trong và ngoài Nhà nước.

Cụ thể đối với người lao động đóng BHXH theo mức lương do Nhà nước quy định: Tính bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu đối với người lao động tham gia BHXH trước năm 1995; bình quân 6 năm cuối đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 1-1-1995 đến 31-12-2000; bình quân 8 năm cuối đối với người lao động tham gia BHXH từ 1-1-2001 đến 31-12-2006; tính bình quân của 10 năm cuối đối với người tham gia BHXH trong thời gian từ 1-1-2007 đến 31-12-2015; tính bình quân 15 năm cuối từ 1-7-2015 đến 31-12-2019; từ 1-1-2020 đến 31-12-2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1-1-2025 trở đi tính bình quân của cả quá trình đóng BHXH.

Như vậy, quy định tính bình quân cả quá trình của người lao động có thời gian làm việc đóng BHXH ở khu vực Nhà nước chỉ ảnh hưởng đến những lao động bắt đầu đủ điều kiện nghỉ hưu từ 1-1-2045.

Còn đối với người lao động theo khu vực ngoài Nhà nước đóng BHXH theo tiền lương do doanh nghiệp quyết định, Luật BHXH mới và cũ đều đã quy định tính bình quân cả quá trình. Nhưng theo quy định mới mức đóng BHXH sẽ tăng lên từ 1-1-2016 và đặc biệt là từ 1-1-2018 nên mức lương bình quân để tính lương hưu cũng sẽ tăng lên rất nhiều, nhất là các đối tượng được nghỉ hưu từ 1-1-2036.

* Thưa ông, với cách tính lương hưu mới, lương của NLĐ sẽ thấp hơn so với hiện nay nhiều không?

- Đúng là sẽ thấp hơn nhưng đó là xét theo công thức tính toán và nếu mức đóng BHXH như cũ: nhiều chủ sử dụng lao động chỉ đóng theo tiền ghi trên hợp đồng, trong khi mức tiền lương này thấp hơn thực tế. Hay họ “chẻ” thu nhập của người lao động ra thành nhiều khoản mà các loại phụ cấp lớn hơn lương, để đóng bảo hiểm xã hội với mức sàn, gây thiệt thòi cho người lao động. Còn theo quy định của Luật BHXH từ 1-1-2016 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương. Từ ngày 1-1-2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Với cách tính trên, quyền lợi của người lao động sẽ tăng, bởi mức hưởng sau này dựa trên mức đóng và thời gian đóng. Đóng BHXH càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều.

Người dân nhận lương hưu tại Bưu điện tỉnh. Ảnh: MINH TÂM

* Luật BHXH sửa đổi vừa qua còn có quy định từ ngày 1-1-2018, lao động nam và nữ sẽ có cách tính tỷ lệ % để lương hưu khác nhau. Ông có thể nói rõ hơn về quy định này?

- Theo quy định của Luật, sẽ tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%, tiến tới người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% [hiện tại nữ đóng đủ 25 năm, nam đóng đủ 30 năm là được hưởng 75%].

Cụ thể, kể từ ngày 1-1-2018 trở đi, khi lao động nữ nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Còn đối với lao động nam mốc đầu tiên để xác định tỷ lệ 45% sẽ tăng dần: năm 2018 sẽ là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Như vậy trong năm 2016 và 2017, người lao động nghỉ hưu nếu nữ đóng đủ 25 năm, nam đóng đủ 30 năm vẫn được tính mức hưởng tối đa là 75%.

Phân biệt Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh

17/11/2021 10:45

Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh là 2 chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Ngành Thống kê công bố. Hai chỉ tiêu thống kê này được sử dụng ngày càng nhiều trong việc đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội, mức sống của dân cư. Tuy nhiên, khi sử dụng thông tin thống kê một số cá nhân chưa nắm bắt được đầy đủ mục đích, ý nghĩa, khái niệm và phương pháp tính... nên trong quá trình sử dụng thường bị nhầm lẫn giữa 2 chỉ tiêu này.

1. Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP - Gross Regional Domestic Product]

Tổng sản phẩm trên địa bàn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất được thực hiện bởi các đơn vị sản xuất thường trú trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng sản phẩm trên địa bàn phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn trong một thời gian nhất định, thường là [6 tháng, năm]. Cụm từ “hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá hiện hành và giá so sánh.

Trên phạm vi cấp tỉnh, GRDP được tính theo phương pháp sản xuất. Theo đó, GRDP bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các hoạt động kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm, cụ thể:

GRDP = Giá trị tăng thêm [VA] + Thuế SP - Trợ cấp SP

Trong đó:

* Giá trị tăng thêm [VA] tính theo phương pháp giá cơ bản bao gồm:

- Thu nhập của người lao động;

- Thu nhập hỗn hợp;

- Khấu hao tài sản cố định;

- Giá trị thặng dư.

* Thuế sản phẩm bao gồm:

- Thuế VAT hoạt động sản xuất KD trong nước;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hoạt động SX kinh doanh trong nước;

- Thuế xuất khẩu;

- Thuế nhập khẩu;

- Thuế VAT hàng nhập khẩu;

* Trợ cấp sản phẩm hay trợ cấp cho sản xuất là khoản tiền mà Ngân sách Nhà nước cấp cho: [1] các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh để họ giữ giá hoặc giảm giá bán sản phẩm của đơn vị cho người tiêu dùng, qua đó góp phần ổn định mức tiêu dùng của mọi người; [2] các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn suy thoái nhằm giúp các cơ sở tiếp tục hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp thứ nhất, trợ cấp sản xuất là công cụ để tái phân phối thu nhập thông qua việc giảm giá bán những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của nhóm gia đình có thu nhập thấp. Việc phân phối còn lại được thực hiện thông qua trợ cấp thu nhập trực tiếp.

[Số liệu thuế và trợ cấp được thu thập từ báo cáo của Sở Tài chính]

* Lưu ý: Một số khoản mục đầu tư của nhà nước không được sử dụng để tính tăng trưởng kinh tế, thậm trí còn làm giảm tốc độ tăng trưởng như:

[1] Trợ cấp sản phẩm có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của năm kế hoạch, tuy nhiên ở những giai đoạn và tình huống cụ thể Ngân sách Nhà nước vẫn phải thực hiện công việc này nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn.

[2] Trả nợ đầu tư XDCB làm giảm vốn đầu tư thực tế của năm kế hoạch, từ đó tác động đến tốc độ tăng trưởng và giảm hiệu quả vốn đầu tư [hệ số ICOR].

[3] Những khoản hỗ trợ trực tiếp của nhà nước và các tổ chức, cá nhân cho người dân như hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, trợ giá điện,...được sử dụng để tính thu nhập của hộ nhưng không được sử dụng để tính GRDP.

Từ năm 2017, Tổng cục Thống kê tập trung tính và công bố số liệu GRDP cho các địa phương, các Cục Thống kê của 63 tỉnh, thành phố cung cấp thông tin đầu vào định kỳ 02 lần/năm [6 tháng và cả năm] theo ngành kinh tế để các Vụ Thống kê chuyên ngành và Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia tính giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế, thuế sản phẩm và GRDP. Nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch số liệu GDP giữa Trung ương và địa phương.

2. Tổng thu nhập hộ gia đình [dân cư]

- Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị của hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định [thường là một năm]. Thu nhập của hộ bao gồm:

[1] Thu từ tiền công, tiền lương;

[2] Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản [sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất];

[3] Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp và thủy sản [sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất];

[4] Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm…

Các khoản thu không được tính vào thu nhập gồm rút tiền gửi tiết kiệm, thu nợ, thu bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …

- Tổng thu nhập hộ gia đình là tổng thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn.

3. Phân biệt Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh

3.1. Về khái niệm, ý nghĩa và mục đích sử dụng

- GRDP bình quân đầu người là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định [thường là một năm] tính bình quân cho một người dân; được tính bằng cách lấy tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] chia cho dân số trung bình.

GRDP bình quân đầu người là chỉ tiêu quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước; là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người [Human Development Index- HDI].

- Thu nhập bình quân đầu người phản ánh kết quả thu nhập, mức sống và sự phân hóa giàu nghèo của các tầng lớp dân cư, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân; không sử dụng tính HDI.

Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tổng thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn [tổng thu nhập dân cư] trong 1 năm chia cho dân số trung bình của địa bàn.

3.2. Về nội dung, phương pháp tính toán

Các yếu tố của 2 chỉ tiêu này khác nhau ở chỗ giữa một bên là giá trị mới được sáng tạo ra trên lãnh thổ, không phân biệt quyền sở hữu hay quyền sử dụng [GRDP]; một bên là thu nhập thuộc quyền sở hữu và sử dụng của dân cư sinh sống trên lãnh thổ, không phân biệt xuất xứ [tổng thu nhập dân cư].

Để biểu hiện mối quan hệ giữa GRDP và tổng thu nhập dân cư của tỉnh bằng mô hình [biểu đồ Ven], cần có một số giả định để đơn giản hóa vấn đề như sau:

- Thu của người lao động, bao gồm:

+ Tiền công, tiền lương và các khoản tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các khu vực kinh tế trong tỉnh đều do người lao động là cư dân trong tỉnh được hưởng toàn bộ [thực tế có chênh lệch giữa thu nhập của lao động là người trong tỉnh làm việc ngoài tỉnh gửi về và thu nhập của người ngoài tỉnh làm việc trong tỉnh gửi ra].

+ Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh [lợi nhuận] của các cơ sở kinh tế trên địa bàn thuộc sở hữu của cư dân trong tỉnh [trong hạch toán GRDP thuộc thặng dư].

- Thặng dư: Bao gồm thu nhập từ sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế trên địa bàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh và của các tổ chức khác [không phải hộ gia đình hoặc cá nhân các thành viên hộ gia đình].

- Thu nhập sở hữu: Toàn bộ thu nhập sở hữu thuần của các nhân tố vốn, tài sản; cho thuê, mướn quyền sử dụng, bản quyền sáng chế, nhãn mác,… do cư dân trong tỉnh được quyền sử dụng.

- Thu chuyển nhượng hiện hành: Toàn bộ chuyển nhượng hiện hành thuần đều làm tăng thu nhập của cư dân trong tỉnh với mục đích để chi tiêu dùng cuối cùng.

- Các khoản thuế, khấu hao tài sản cố định hiểu theo nội hàm tính GRDP.

Sơ đồ mối quan hệ giữa GRDP và tổng thu nhập dân cư

Trong sơ đồ trên, hình elip bên trái [đường mầu đỏ] thể hiện GRDP; hình elip bên phải [đường mầu xanh] thể hiện tổng thu nhập dân cư. Chúng chỉ có một phần chung duy nhất là thu của người lao động - phần giao của 2 elip. Được tính trong GRDP nhưng không tính trong tổng thu nhập dân cư là thuế sản xuất [thu của Nhà nước], khấu hao tài sản cố định [các đơn vị kinh tế tính vào chi phí để tái đầu tư] và thặng dư [với giả định trên là phần thu của doanh nghiệp, nhà đầu tư]. Ngược lại, tổng thu nhập dân cư lại bao gồm cả phần thu nhập sở hữu và chuyển nhượng hiện hành không được tính vào GRDP.

Như vậy GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người là 2 chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau; thu nhập bình quân đầu người luôn thấp hơn GRDP bình quân đầu người. Vì vậy, khi các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về 02 chỉ tiêu này, đặc biệt khi sử dụng số liệu phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp thì không phải băn khoăn khi so sánh chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tại sao lại thấp hơn GRDP bình quân đầu người./.

Nguyễn Công Thọ

Tin khác

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nông thôn tỉnh Hà Giang qua kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp giữa kỳ 2020 [20/09/2021 15:30]

DÂN SỐ CAO TUỔI VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN SỐ CAO TUỔI Ở HÀ GIANG QUA KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở 2019 [15/09/2021 15:15]

Tin giá và chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 năm 2021 [14/09/2021 15:38]

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 53 DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG [05/07/2021 16:00]

KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG [07/06/2021 14:59]

HÀ GIANG 30 NĂM TÁI LẬP TỈNH [1991 – 2021] QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ [11/05/2021 15:43]

NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CUỘC ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH THỜI ĐIỂM 1/4/2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG [04/05/2021 15:12]

Thanh tra điều tra chăn nuôi thời điểm 1/4/2021tại huyện Đồng Văn [29/04/2021 14:23]

Tác động của dịch tả lợn Châu Phi đến sự phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Giang [29/04/2021 10:17]

GIÁM SÁT ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ THỜI ĐIỂM 1/4/2021 TẠI HÀ GIANG [14/04/2021 16:06]

Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm là gì?

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là mức trung bình của tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trong một thời gian nhất định.

Lương cơ bản 1 7 2024 là bao nhiêu?

Theo đó, mức lương tối thiểu tháng của các vùng từ 01/7/2024 dự kiến tăng lên 280.000 đồng/tháng đối với vùng I; 250.000 đồng/tháng đối với vùng II; 220.000 đồng/tháng đối với vùng III và 200.000 đồng/tháng đối với vùng IV. Như vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng thấp nhất là 200.000 đồng/tháng.

Quan hệ tiền lương là gì?

Quan hệ tiền lương có thể hiểu là tương quan giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình và mức lương tối đa. Hiện nay, quan hệ tiền lương là 1 - 2,34 - 10 và có thể mở rộng thành 1 - 2,68 - 12 khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Lương công chức 2024 là bao nhiêu?

*Từ ngày 01/01/2024 - 30/06/2024 Mức lương trên được tính theo mức lương cơ sở hiện nay: 1.800.000 đồng/tháng [Nghị định 24/2023/NĐ-CP]. Theo đó, mức lương thấp nhất công chức từ 01/01/2024 đến 30/06/2024 là 2.430.000 đồng/tháng.

Chủ Đề