Lấn chiếm lòng lề đường là vi phạm gì năm 2024

  1. Trang chủ
  2. Tin tức - Sự kiện
  3. Pháp luật

Xử phạt đối với hành vi đổ vật liệu xây dựng chiếm lòng, lề đường đi

14/11/2022

Ông Nguyễn Văn Hai có nhu cầu tư vấn: Gần nhà tôi ở là đường đi công cộng [rộng 2m]. Ông H có nhà ở ngoài đầu đường đi. Thời gian gần đây, ông H sửa chữa nhà và đổ vật liệu xây dựng làm choán cả lòng, lề đường đi. Người dân ở khu vực phàn nàn việc ông H đổ vật liệu, ông có khắc phục và thu gom cát đá. Sau đó, ông H lại để vật tư làm lấn chiếm lòng đường đi. Một số hộ dân ở bên trong đường đi đã nhắc nhở nhưng không hiệu quả, ông H cho rằng đây là chuyện bình thường. Xin hỏi: Việc làm của ông H có bị xử phạt gì hay không? Chúng tôi phải làm sao?

Thắc mắc của ông được luật sư Lê Vũ Hồng Huệ [Đoàn Luật sư Bến Tre] tư vấn như sau:

- Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 “Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Khoản 1, Điều 35 Luật này còn quy định “không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép... trên đường bộ”.

Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3-9-2013 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24-2-2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông [có quy định thời gian cụ thể và được cơ quan nhà nước thẩm quyền cho phép].

Theo quy định Điều 25a, Điều 25b Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, thì ông H có thể được tạm thời sử dụng lề đường, lòng đường và thời gian sử dụng tạm thời là không quá 48 giờ; lề đường còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m và lề đường đó có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời nhưng phải thông báo với UBND xã, phường sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần lề đường.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trên lĩnh vực đường bộ và đường thủy: “6. Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này…”.

Hành vi sử dụng lòng, lề đường của ông H [như ông trình bày] là vi phạm pháp luật. Trước hết, ông và những người dân trong khu vực cần đến chính quyền địa phương trình báo sự việc như trên, nêu rõ tình hình đường đi bị cản trở để chính quyền có hướng xử lý hành vi của ông H theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và áp dụng biện pháp “Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính”.

Ông H có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền phạt từ 4 - 6 triệu đồng. Đồng thời, ông H còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải thu dọn vật liệu xây dựng, cát đá trên lòng, lề đường khôi phục lại hiện trạng đường đi thông thoáng như ban đầu.

Tham gia giao thông hằng ngày, tôi thấy vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm rất nhiều làm chỗ để vật liệu xây dựng, kinh doanh... gây cản trở và mất an toàn giao thông.

Tôi muốn hỏi, hành vi nêu trên theo quy định có phải là hành vi vi phạm phát luật?

Bạn đọc Nguyễn Xuân Lịch [Thanh Xuân, Hà Nội] hỏi.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường là hành vi vi phạm hành chính theo quy định.

Theo luật sư, Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường là hành vi vi phạm hành chính theo quy định.

Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường có phải hành vi vi phạm pháp luật không?

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

"Lòng lề đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông".

Đồng thời theo khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

"Không được thực hiện các hành vi sau đây:

Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

Thả rông súc vật trên đường bộ;

Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

Hành vi khác gây cản trở giao thông."

Như vậy, đối với hành vi buôn bán vỉa hè, khai thác lòng đường; vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người; giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính.

Ai có thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường?

Căn cứ tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm b khoản 8 và khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng và họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.

Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định và đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Chủ Đề