Mua thuốc champix ở đầu

Champix 1mg thuốc cai thuốc lá

THÀNH PHẦN

cho 1 viên

Varenicline

0,5 mg hoặc 1 mg

CHỈ ĐỊNH

Được chỉ định trong cai thuốc lá.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tiền sử mẫn cảm với varenicline hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Ảnh hưởng của việc cai thuốc lá: những thay đổi sinh lý do việc cai thuốc lá, dù điều trị hay không bằng varenicline, có thể làm thay đổi dược động học hoặc dược lực học của một số thuốc do đó cần phải chỉnh liều [ví dụ theophylline, warfarin và insulin]. Cuối giai đoạn điều trị, việc ngừng dùng varenicline kèm theo sự tăng tính dễ bị kích thích, thèm hút thuốc, trầm cảm, và/hoặc mất ngủ, xuất hiện ở 3% bệnh nhân.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Không chỉnh liều của varenicline khi dùng chung với Metformin, Cimetidine, Digoxin, Warfarin, Bupropion.

Liệu pháp thay thế nicotine: khi varenicline [1 mg x 2 lần/ngày] và NRT [transdermal 21 mg/ngày] được dùng chung cho người hút thuốc [N=24] trong 12 ngày, thấy có sự giảm huyết áp tâm thu trung bình rõ rệt, có ý nghĩa thống kê [trung bình 2.6 mmHg], đo vào ngày cuối của nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ buồn nôn, đau đầu, nôn, chóng mặt, khó tiêu và mệt mỏi ở nhóm dùng kết hợp lớn hơn nhóm chỉ dùng NRT.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Tất cả các tác dụng không mong muốn xảy ra với tỷ lệ cao hơn so với giả dược, phân loại theo các hệ cơ quan [xem thêm thông tin kê toa].

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Varenicline 1 mg x 2 lần/ngày sau 1 tuần được chuẩn liều như sau:

Ngày 1-3

0,5 mg x 1 lần/ngày

Ngày 4-7

0,5 mg x 2 lần/ngày

Ngày thứ 8 đến cuối đợt điều trị

1 mg x 2 lần/ngày

Bệnh nhân nên định trước ngày ngừng hút thuốc & bắt đầu dùng trước ngày đó 1 tuần.

Nên nuốt nguyên cả viên với nước. Có thể uống cùng hoặc không với thức ăn. Bệnh nhân nên điều trị varenicline trong 12 tuần. Với những bệnh nhân đã thành công trong việc ngừng hút thuốc vào cuối tuần thứ 12, khuyến cáo nên dùng thêm 1 đợt điều trị 12 tuần nữa với varenicline liều 1 mg x 2 lần/ngày.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá [nghiện đá, ngáo đá], thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038

Một nhóm chuyên gia quốc tế phát hiện trong số tổng cộng 4.908 người dùng Champix tại Mỹ được theo dõi suốt một năm 7 tuần có 52 người bị mắc các chứng bệnh về tim như tăng nhịp tim bất thường dẫn đến rối loại nhịp tim và đột quỵ, so với 27/3.308 người sử dụng những loại thuốc cai thuốc lá thông thường.

Bên cạnh đó, Champix gây mất ngủ và chứng gặp ác mộng, làm tăng áp lực cho quả tim. Số người tham gia nghiên cứu này là nam giới không có tiền sử bệnh tim và dưới 45 tuổi.

Phóng to

Hơn 950.000 đơn thuốc kê toa Champix ở Anh vào năm 2010 - Ảnh: MO

Nhóm chuyên gia quốc tế cũng kết hợp kết quả nghiên cứu này với tất cả các nghiên cứu trước đây trên 8.000 người nghiện thuốc lá sử dụng Champix, theo đó sử dụng Champix có nguy cơ bị mắc bệnh về tim như rối loại nhịp tim, và đột quỵ cao gấp đôi so với những người cai thuốc lá bằng các loại thuốc khác.

Hiện nhóm chuyên gia tiếp tục nghiên cứu nhưng tác dụng phụ có liên quan đến Champix.

Ủy ban Thuốc và thực phẩm Mỹ từng đặt cảnh báo về nguy cơ có những ý nghĩ tự tử và bệnh tim đối với những người có tiền sử bệnh tim trên sản phẩm Champix lưu hành ở Mỹ, sau khi nghiên cứu trên 700 người sử dụng Champix [ở Mỹ còn gọi là Chantix].

Theo BBC, cơ quan an toàn dược phẩm của Anh [MHRA] cũng nhận được 306 bản báo về những tác dụng phụ có liên quan đến các bệnh về tim kể từ khi Champix được phép lưu hành ở Anh vào năm 2006, với 17 trường hợp tử vong.

Vì thế, nhóm nghiên cứu và nhà sản xuất cảnh báo những người cai thuốc lá nên dừng sử dụng Champix và nếu muốn dừng thì cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia và bác sĩ để lựa chọn liệu pháp cai thuốc lá thích hợp khác.

Trong khi các loại băng dính chỉ có tác dụng làm hạn chế nhu cầu Nicotin và từ từ làm giảm dần nhu cầu của bệnh nhân đối với thuốc lá thì Champix có tác dụng thẳng vào não. Kích thích tố Vareniclin trong Champix sẽ kích thích việc sản xuất chất Nicotin ngay trong tế bào. Qua đó cơ thể con người sẽ phát ra một tín hiệu hoàn toàn giống như việc hút một điếu thuốc lá.

Đặc điểm nổi bật của Champix: Kích thích tố Vareniclin kéo dài việc sản xuất chất Nicotin. Vì vậy mà thỉnh thoảng có hút một điếu thuốc trong quá trình cai nghiện cũng không ảnh hưởng gì tới kết quả điều trị.

Trước khi được UB Châu Âu cấp phép sản xuất và lưu hành vào năm 2006, một nghiên cứu dược phẩm Pfizer trên 4000 người nghiện thuốc lá đã chứng minh Champix mang lại cho họ cơ hội đoạn tuyệt với thuốc lá cao gấp 4 lần so với các phương pháp thông dụng hiện nay như việc dùng băng dán Nicotin hay châm cứu. Nhưng sau 5 năm Champix có mặt trên thị trường, các nhà hoa học lại phát hiện Champix có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người cai thuốc lá.

DUY PHÚC[Theo BBC, Mail Online, Health Daily]

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Varenicline

Phân loại: Thuốc cai nghiện thuốc lá

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – [Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine]

Mã ATC [Anatomical Therapeutic Chemical]: N07BA03.

Brand name: CHAMPIX.

Hãng sản xuất : Pfizer Manufacturing Deutschland GmbH

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén, Hộp 1 vỉ x 11 viên 0.5mg và 1 vỉ x 14 viên 1 mg

Mỗi viên nén bao phim chứa 0,5 mg vareniclin [dạng muối tartrat].

Mỗi viên nén bao phim chứa 1 mg vareniclin [dạng muối tartrat].

Thuốc tham khảo:

CHAMPIX
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Varenicline………………………….0,5 mg
Tá dược………………………….vừa đủ [Xem mục 6.1]

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: //www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: //www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : //www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Được chỉ định trong cai thuốc lá.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng uống. Nên nuốt nguyên cả viên với nước. Có thể uống cùng hoặc không với thức ăn.

Liều dùng:

Điều trị cai nghiện thuốc lá dễ thành công hơn ở những bệnh nhân có động cơ ngừng hút thuốc và những bệnh nhân nhận được thêm sự khuyên bảo và hỗ trợ.

Liều khuyến cáo của varenicline là 1mg X 2 lần/ngày sau 1 tuần được chuẩn liều như sau:

Ngày 1 – 3:0.5mg X 1 lần/ ngày
Ngày 4 – 7:0.5mg X 2 lần/ ngày
Ngày thứ 8 đến cuối đợt điều trị:1mg X 2 lấn/ ngày

Bệnh nhân nên định trước ngày ngừng hút thuốc. Nên bắt đầu dùng vareniclin trước ngày đó 1 tuần. Nếu không, có thể tuân theo một liệu trình linh hoạt hơn: bệnh nhân có thể bắt đầu uống vareniclin và ngừng hút thuốc trong khoảng từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 35 của đợt điều trị [Xem mục 5.1 Các đặc tính dược động học – Sự linh hoạt trong việc định ngày ngừng hút thuốc]. Bệnh nhân cần được điều trị bằng vareniclin trong 12 tuần.

Với những bệnh nhân đã thành công trong việc ngừng hút thuốc vào cuối tuần thứ 12, khuyến cáo nên dùng thêm 1 đợt điều trị 12 tuần nữa với vareniclin liều 1 mg X 2 lần/ngày để duy trì việc cai thuốc lá [Xem mục 5.1 Các đặc tính dược lực học – Nghiên cứu về sự duy trì cai thuốc lá].

Phương pháp cai thuốc lá từng bước một bằng vareniclin nên được xem xét đối với bệnh nhân không thể hoặc không muốn cai thuốc đột ngột. Bệnh nhân cần giảm hút thuốc trong suốt 12 tuần điều trị đầu tiên và cai vào cuối giai đoạn này. Sau đó, bệnh nhân cần tiếp tục dùng vareniclin thêm 12 tuần – tổng số là 24 tuần điều trị [Xem mục 5.1 Các đặc tính dược lực học – Phương pháp cai thuốc lá từng bước một].

Bệnh nhân có động lực bỏ hút thuốc và cai không thành công khi đã điều trị trước đó với vareniclin hoặc bệnh nhân tái hút sau khi điều trị cần được khuyến khích tiếp tục cố gắng cai thêm lần nữa bằng vareniclin [xem mục 5.1 Các đặc tính dược lực học – Nghiên cứu ở các đổi tượng tái điều trị với vareniclin].

Những bệnh nhân không thể chịu được các tác dụng không mong muốn của vareniclin dùng liều thấp hơn tạm thời hoặc lâu dài.

Nên nuốt nguyên cả viên vareniclin với nước. Có thể uống vareniclin cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Bệnh nhân suy thận:

Không cần điều chỉnh liều trên những bệnh nhân suy thận nhẹ [hệ số thanh thải creatinin ước tính >50 ml/phút và < 80 ml/phút] và vừa [hệ số thanh thải creatinin ước tính >30 ml/phút và 1/100 đến 1/1000 đến 1/10000 đến 1/10 [>10%]; Thường gặp >1/100 đến 1% và 1/1000 đến 0,1% và 1/10.000 đến 0,01% và 10 điếu/ngày]. 2619 bệnh nhân đã được dùng vareniclin liều 1 mg X 2 lần/ngày [chuẩn liều trong tuần đầu], 669 bệnh nhân được dùng bupropion 150 mg X 2 lần/ngày được chuẩn liều] và 684 bệnh nhân dùng giả dược.

Các nghiên cứu lâm sàng có so sánh:

Hai thử nghiệm lâm sàng mù đôi, tiến cứu được thiết kế tương tự nhau nhàm so sánh hiệu quả của vareniclin [1 mg X 2 lần/ngày], bupropion giải phóng chậm [150 mg X 2 lần/ngày] và giả dược trong cai nghiện thuốc lá. Trong các nghiên cứu kéo dài 52 tuần này, bệnh nhân được điều trị trong 12 tuần, sau đó là giai đoạn không dùng thuốc kéo dài 40 tuần.

Trong tất cả các nghiên cứu, bệnh nhân được cung cấp sách giáo dục về việc cai nghiện thuốc lá và được tư vấn cai nghiện thuốc lá trong 10 phút mỗi lần thăm khám điều trị hàng tuần, sự tư vấn này tuân theo hướng dẫn của Cơ quan nghiên cứu và chất lượng Y tế. Các bệnh nhân định trước ngày ngừng hút thuốc [target quit day – TQD] và dùng thuốc trước ngày này 1 tuần.

Các kết quả ban đầu của hai nghiên cứu là Độ nhiễm carbon monoxid [CO], Tỷ lệ bỏ thuốc được 4 tuần liên tiếp [4-week continous quit rate – 4W-CQR], từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12. Các kết quả ban đầu của vareniclin chứng tỏ được tính ưu việt hơn bupropion và giả dược, kết quả có ý nghĩa thống kê.

Sau giai đoạn 40 tuần không điều trị, kết quả quan trọng nhất của cả hai nghiên cứu là Tỷ lệ cai thuốc liên tục [Continous Abstinence – CA] ở tuần 52. CA được xác định là tỷ lệ tất cả các đối tượng được điều trị đã không hút thuốc nữa [thậm chí chỉ một hơi thuốc] từ Tuần thứ 9 đến Tuần thứ 52 và không đo được lượng CO tỏa ra > 10 ppm. Tỷ lệ bỏ thuốc được 4 tuần liên tiếp [tuần thứ 9 đến 12] và Tỷ lệ cai thuốc liên tục ở các nghiên cứu 1 và 2 được trình bày trong bảng dưới đây:

Báo cáo của bệnh nhân về sự thèm thuốc, hội chứng cai thuốc và các tác dụng củng cố của việc hút thuốc:

Thông qua cả nghiên cứu 1 và 2 trong giai đoạn dùng thuốc, các số liệu trong Báo cáo kết quả của bệnh nhân chứng minh rằng sự thèm thuốc và hội chứng cai thuốc giảm rõ rệt ở các bệnh nhân được dùng ngẫu nhiên vareniclin so với bệnh nhân dùng giả dược. So với nhóm dùng giả dược, vareniclin cũng làm giảm rõ rệt các tác dụng củng cố của việc hút thuốc lá mà các tác dụng này có thể kéo dài vĩnh viễn hành vi hút thuốc ở những bệnh nhân vẫn hút thuốc trong khi điều trị. Tác dụng của vareniclin đối với sự thèm thuốc, hội chứng cai thuốc và tác dụng củng cố của việc hút thuốc không được xác định trong giai đoạn không dùng thuốc sau này.

Nghiên cứu về sự duy trì cai thuốc lá:

Nghiên cứu thứ 3 đánh giá lợi ích của việc sử dụng thêm liệu pháp vareniclin kéo dài 12 tuần trong việc duy trì cai thuốc lá. Các bệnh nhân trong nghiên cứu này [n=1927] được biết sẽ điều trị bằng vareniclin 1 mg X 2 lần/ngày trong 12 tuần. Những bệnh nhân ngừng hút thuốc ở Tuần 12 được chọn ngẫu nhiên để điều trị thêm bằng vareniclin [1 mg X 2 lần/ngày] hoặc giả dược trong 12 tuần trong một nghiên cứu kéo dài 52 tuần.

Kết quả ban đầu của nghiên cứu là tỷ lệ cai thuốc có hiệu quả được đánh giá qua nồng độ CO liên tục từ tuần 13 đến tuần 24 trong giai đoạn điều trị mù đôi. Kết quả quan trọng nhất là Tỷ lệ cai thuốc liên tục [CA] từ tuần 13 đến 52.

Nghiên cứu này cho thấy lợi ích của việc dùng thêm một liệu trình điều trị với vareniclin 1 mg X 2 lần/ngày trong 12 tuần trong việc duy trì sự cai nghiện thuốc lá so với giả dược. Tỷ lệ duy trì sự cai nghiện thuốc ở tuần thứ 24, sau khi được điều trị thêm 12 tuần, cao gấp 2,47 lần so với nhóm dùng giả dược [p < 0,0001]. Tính ưu việt của vareniclin so với giả dược trong việc duy trì sự cai thuốc được giữ cho đến tuần 52 [OR = 1,35; p=0,0126].

Các kết quả quan trọng nhất được tóm tắt trong bảng sau

Sự linh hoạt trong việc định ngày ngừng hút thuốc:

Việc đánh giá hiệu quả của vareniclin 1 mg, 2 lần/ ngày đã được thực hiện trong một nghiên cứu mù đôi, dùng giả dược với 651 đối tượng có sự linh hoạt trong việc định ngày ngừng hút thuốc. Các đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 3:1 để sử dụng vareniclin hoặc giả dược trong 12 tuần và sau đỗ được theo dõi tiếp 12 tuần nữa. Trong nghiên cứu này 486 đối tượng dùng vareniclin và 165 dùng giả dược. Các đối tượng được hướng dẫn chọn một ngày để ngừng hút thuốc sau tuần đầu tiên chuẩn liều vareniclin và trước tuần thứ 5 của đợt điều trị. Các đối tượng dùng vareniclin có tỷ lệ cai thuốc có hiệu quả được đánh giá qua nồng độ CO cao hơn rõ rệt [53,94%] so với nhóm dùng giả dược [19,4%] trong tuần 9 tới tuần 12 [OR 6,03; 95% CI 3,80, 9,56; p < 0,0001]; tỷ lệ nay là 35,2% và 12,73% [OR 4,45; 95% CI 2,62, 7,55; p < 0,0001] từ tuần 9 tới tuần 24. Những TDKMM trong nghiên cứu này cũng được định lượng và tương tự như quan sát thấy ở các nghiên cứu trước khi thuốc được lưu hành.

Các kết quả chính được tóm tắt trong bảng sau:

Nghiên cứu ở các đổi tượng tái điều trị với vareniclin:

Vareniclin đã được đánh giá trong một thử nghiệm mù đôi, dùng giả dược đối chứng trên 494 bệnh nhân đã thử cai thuốc trước đó bằng vareniclin và đã cai không thành công hoặc hút thuốc lại sau khi điều trị. Các đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 vào nhóm sử dụng vareniclin 1 mg ngày hai lần [N=249] hoặc dùng giả dược [N=245] trong 12 tuần điều trị và được theo dõi trong tối đa 40 tuần sau khi điều trị. Bệnh nhân được chọn lựa trong nghiên cứu này đã dùng vareniclin để cố gắng cai thuốc trong quá khứ [trong tổng thời gian điều trị tối thiểu là hai tuần], ít nhất là ba tháng trước khi tham gia nghiên cứu và đã từng hút thuốc trong ít nhất bốn tuần.

Các bệnh nhân dùng vareniclin có tỷ lệ_cai thuốc có hiệu quả được đánh giá qua nồng độ co cao hơn rõ rệt trong các tuần từ 9 tới 12 [45,0%] so với các bệnh nhân dùng giả dược [11,8%] [tỷ lệ chênh lệch 7,08; CI 95% 4,34; 11,55; p < 0,0001] và từ tuần 9 đến tuần 52 [20,1%] so với các đối tượng dùng giả dược [3,3%] [tỷ lệ chênh lệch 9,00; CI 95% 3,97; 20,41; p < 0,0001].

Các TDKMMrong nghiên cứu này tương tự về mặt định lượng và định tính như các TDKMM được nhận thấy ở nghiên cứu trước khi lưu hành.

Các kết quả chính được tóm tắt trong bảng sau:

Phương pháp cai thuốc lá từng bước một

Vareniclin được đánh giá trong một nghiên cứu mù đôi có đối chứng với giả dược kéo dài 52 tuần ở 1.510 đối tượng không có khả năng hoặc không muốn cai thuốc lá trong vòng 4 tuần, nhưng sẵn sàng giảm hút thuốc từ từ trong thời gian 12 tuần trước khi cai hắn. Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên để cho dùng vareniclin 1 mg hai lần mỗi ngày [n=760] hoặc giả dược [n=750] trong 24 tuần và được theo dõi sau khi điều trị suốt 52 tuần. Các đối tượng được hướng dẫn để giảm số lượng điếu thuốc hút ít nhất 50% vào cuối của bốn tuần điều trị đầu tiên, sau đó là giảm 50% nữa từ tuần thứ tư đến tuần tám của quá trình điều trị, với mục đích là cai được hoàn toàn trong 12 tuần. Sau giai đoạn giảm dần trong 12 tuần đầu tiên, đối tượng tiếp tục điều trị thêm 12 tuần nữa. Các đối tượng được điều trị với vareniclin có Tỷ lệ Cai thuốc Liên tục [CA] cao hơn một cách có ý nghĩa so với đối tượng dùng giả dược ở tuần 15 đến tuần 24 [32,1% so với 6,9%; tỉ lệ chênh lệch [OR] 8,74; độ tin cậy 95% là 6,09, 12,53; p < 0,0001] và tuần 21 đến tuần 52 [27,0% so với 9,9%; tỉ lệ chênh lệch [odds ratio] 4,02; đậy tin cậy 95% là 2,94; 5,50; p < 0,0001].

Tính chất an toàn của vareniclin trong nghiên cứu này là phù hợp với các nghiên cứu trước khi thuốc lưu hành.

Kết quả chính được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Nghiên cứu trên đối tượng có bệnh tim mạch:

Đánh giá vareniclin trong thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, dùng giả dược trên 703 đối tượng có bệnh tim mạch ổn định [có hoặc không kèm tăng huyết áp] đã được chẩn đoán trước đó hơn 2 tháng. Các đối tượng tuổi từ 35 tới 75 được lựa chọn ngẫu nhiên sử dụng vareniclin lmg, 2 lần/ ngày hoặc dùng giả dược trong 12 tuần và sau đó được theo dõi tiếp 40 tuần sau khi điều trị. Các đối tượng dùng vareniclin có tỷ lệ cai thuốc có hiệu quả được đánh giá qua nồng độ CO cao hem rõ rệt [47,3%] so với nhóm dùng giả dược [14,3%] trong tuần 9 tới tuần 12 [OR 6,05; 95% CI 4,13; 8,86; p 1% bao gồm cần thiết tái phân bố mạch vành [2,0% so với 0,6%]; nhập viện do cơn đau thắt ngực [1,7% so với 1,1%], và chẩn đoán mới của bệnh mạch ngoại vi hoặc nhập viện để làm thủ thuật bệnh mạch ngoại vi [1,4% so với 0,6%] . Một số bệnh nhân yêu cầu trải qua quy trình tái phân bố mạch vành như là một phần quản lý bệnh nhồi máu cơ tim không tử vong và nhập viện do đau thắt ngực. Tử vong do tim mạch gặp ở 0,3% bệnh nhân trong nhóm vareniclin và 0,6% bệnh nhân trong nhóm placebo trong suốt 52 tuần điều trị [Xem mục 4.4 Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng].

Các kết quả chính được tóm tất trong bảng sau:

Nghiên cíni đánh giá an toàn tim mạch trên các đối tượng có và không có tiền sử rối loạn tâm thần:

Tính an toàn tim mạch [CV] của vareniclin được đánh giá trong Nghiên cứu đánh giá tính an toàn tim mạch trên các đối tượng có và không có tiền sử rối loạn tâm thần [nhánh nghiên cứu chính] và trong một nhánh nghiên cứu mở rộng không điều trị. Trong nhánh nghiên cứu. chính [N=8058], các đối tượng tuổi từ 18 đến 75, hút tối thiểu 10 điếu thuốc mỗi ngày được chọn ngẫu nhiên 1:1:1:1 để sử dụng vareniclin 1 mg hai lần một ngày, bupropion SR 150 mg hai lần một ngày, miếng dán thay thế nicotin [NRT] 21 mg/ngày liều giảm dần hoặc giả dược trong giai đoạn điều trị 12 tuần; sau đó là một giai đoạn theo dõi sau điều trị 12 tuần. Nhánh nghiên cứu mở rộng không điều trị thu nhận 4595 trên 6293 đối tượng đã hoàn tất nhánh nghiên cứu chính và theo dõi họ đến hết tuần 52. Trong tất cả các đối tượng được điều trị, 1749 [21,7%] có nguy cơ tim mạch trung bình và 644 [8,0%] có nguy cơ tim mạch cao, xác dinh theo điểm số Framingham.

Tiêu chí đánh giá tính an toàn tim mạch chính là thời gian đến khi xuất hiện biến cố tim mạch chủ yếu [MACE], bao gồm tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhồi máu cơ tim không gây tử vong hoặc đột quỵ không gây tử vong trong quá trình điều trị. Tử vong và các biến cố tim mạch được giám định bởi một ủy ban mù, độc lập.

Bảng sau đây trình bày tỷ lệ MACE [biến cố tim mạch chủ yếu] và tỷ số nguy cơ so với giả dược cho tất cả các nhóm điều trị trong quá trình điều trị, và tích lũy trong quá trình điều trị cộng thêm 30 ngày và đến hết nghiên cứu.

Tỷ lệ MACE + [được định nghĩa là bất kỳ biển cố tim mạch chủ yếu nào hoặc bệnh mạch máu ngoại biên [PVD] mới khởi phát hoặc đang xấu dần đi cần can thiệp, cần tái cơ cấu mạch vành, hoặc nhập viện vì đau thắt ngực không ổn định] và tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào được trình bày cho tất cả các nhóm điều trị trong quá trình điều trị, và tích lũy trone quá trình điều trị cộng thêm 30 ngày và đến hết nghiên cứu trong bảng sau

Dùng vareniclin, bupropion, và liệu pháp thay thế nicotin [NRT] không liên quan đến tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn về tim mạch ở người hút thuốc được điều trị trong tối đa 12 tuần và theo dõi trong tối đa 1 năm so với giả dược, vì số tác dụng không mong muốn nhìn chung tương đối thấp, mặc dù vậy không thể hoàn toàn loại bỏ khả năng có liên quan, sổ đối tượng có MACE [biến cố tim mạch bất lợi chủ yếu], MACE + [bất kỳ’ biến cố tim mạch chủ yếu nào hoặc bệnh mạch máu ngoại biên [PVD] mới khởi phát hoặc đang xấu dần đi cần can thiệp, cần tái cơ cấu mạch vành hoặc nhập viện vì đau thắt ngực không on định] và tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào là tương tự hoặc thấp hơn ở nhóm đối tượng được điều trị bằng vareniclin so với nhóm giả dược. [Xem mục 4.4 Cảnh bảo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng]

Nghiên cứu trên đổi tượng bị bệnh phoi tắc nghẽn mạn tỉnh:

Đánh giá vareniclin trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, dùng giả dược trên 499 bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ mức độ nhẹ đến vừa, có các chỉ so FEV1/FVC 50% so với giá trị dự đoán bình thường sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Những đối tượng >35 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên dùng vareniclin 1 mg, 2 lần/ ngày hoặc dùng giả dược trong 12 tuần, sau đó theo dõi tiếp 40 tuần. Các đối tượng dùng vareniclin có tỷ lệ cai thuốc có hiệu quả được đánh giá qua nồng độ co cao hơn rõ rệt [42,3%] so với nhóm dùng giả dược [8,8%] trong tuần 9 tới tuần 12 [tỷ lệ chênh lệch [OR] 8,40; 95% CI 4,99; 14,14; p < 0,0001]; tỷ lệ này là 18,6% và 5,6% [tỷ lệ chênh lệch [OR] 4,04; 95% CI 2,13; 7,67; p < 0,0001] từ tuần 9 tới tuần 52. Những TDKMM trong nghiên cứu này cũng được định lượng và tương tự như quan sát thấy ở các nghiên cửu trước khi thuốc được lưu hành.

Các kết quả chính được tóm tắt trong bảng sau:

Nghiên cứu các đối tượng bị rối loạn trầm cảm nặng:

Yareniclin được đánh giá trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có so sánh với giả dược trên 525 đối tượng bị rối loạn trầm cảm nặng mà không có các điểm đặc trưng tâm thần [DSM-IV TR], đang điều trị thuốc chống trầm cảm ổn định và/hoặc những người đã trải qua một giai đoạn trầm cảm nặng trong 2 năm qua và đã được điều trị thành công. Các đối tượng tuổi từ 18 đến 75 được chọn ngẫu nhiên dùng vareniclin 1 mg BID hoặc giả dược để điều trị trong 12 tuần và sau đó theo dõi trong 40 tuần sau điều trị. Các đối tượng được điều trị bằng thuốc vareniclin có tỷ lệ cai thuốc có hiệu quả được đánh giá qua nồng độ co cao trong tuần thứ 9 đến tuần thứ 12 [35,9%] so với các đối tượng được điều trị bằng giả dược [15,6%] [OR 3,35; 95% CI 2,16; 5,21; p < 0,0001] và từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 52 [20,3%] so với các đối tượng được điều trị bằng giả dược [10,4%] [OR 2,36; 95% CI 1,40; 3,98; p = 0,0011].

Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất [> 10%] ở các đối tượng sử dụng vareniclin là buồn nôn [27,0% so với 10,4% ở nhóm dùng giả dược], nhức đầu [16,8% so với 11,2%] những giấc mơ bất thường [11,3% so với 8,2%], mất ngủ [10,9 %, so với 4,8%] và tính cáu kỉnh [10,9%, so với 8,2%]. Ngoài ra, tác dụng phụ về tâm thần sau đây được báo cáo ở > 2% bệnh nhân trong nhóm điều trị [tương ứng với vareniclin hoặc giả dược]: lo lắng [7,0% so với 9,3%], kích động [6,6% so với 4,1%], trầm cảm [6,6% so với 4,8%], căng thẳng [3,5% so với 3,0%], tâm trạng chán nản [2,7% so với 3,7%], rối loạn giấc ngủ [2,7% so với 1,5%], thù địch [2,0% so với 0,4%] và bồn chồn [ 2,0% so với 1,9%]. Mức độ tâm thần cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm vareniclin và giả dược và về tổng thế không làm xấu đi bệnh trầm cảm trong quá trình nghiên cứu trong cả hai nhóm điều trị.

Tỷ lệ phần trăm các đối tượng với ý tưởng tự sát và/hoặc hành vi tự sát giữa nhóm vareniclin và giả dược trong quá trình điều trị [6,0% và 7,5%, tương ứng] và theo dõi không điều trị [6,2% và 5,8%, tương ứng]. Có một trường hợp tự ý gây thương tích/cố tự tử trong thời gian điều trị [Ngày 73] ở một đối tượng có tiền sử nghiện rượu trong nhóm giả dược. Khả năng tự từ không thể loại trừ được ở một đối tượng bị chết do dùng ma túy trái phép quá liều 76 ngày sau liều cuối cùng dùng thuốc nghiên cứu trong nhóm vareniclin.

Các kết quả quan trọng về hiệu quả của thuốc được tóm tắt trong bảng sau:

Nghiên cứu trên đối tượng tâm thần phân liệt mạn tỉnh hoặc rối loạn phân liệt:

Độ an toàn và dung nạp của vareniclin được đánh giá trong một nghiên cứu mù đôi trên 128 người hút thuốc bị tâm thần phân liệt mạn tính hoặc rối loạn phân liệt, đang được điều trị rối loạn tâm thần, dùng ngẫu nhiên tỉ lệ vareniclin [lmg, 2 lần/ ngày] hoặc placebo với tỉ lệ 2:1 trong 12 tuần sau đó theo dõi trong 12 tuần tiếp theo không dùng thuốc.

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất ở nhóm đối tượng dùng vareniclin là nôn [23,8% so với 14,0% ở nhóm placebo], đau đầu [10,7% so với 18,6% ở nhóm placebo] và nôn [10,7% so với 9,3% ở nhóm placebo]. Trong những báo cáo tác dụng không mong muốn về thần kinh, mất ngủ là biến cố duy nhất được báo cáo ở cả 2 nhóm điều trị ở > 5% bệnh nhân, với tỉ lệ ở nhóm vareniclin cao hơn nhóm placebo [9,5% so với 4,7%].

Tóm lại, không có sự xấu đi của bệnh tâm thần phân liệt ở cả 2 nhóm điều trị được đo bằng thang tâm thần và không có sự thay đổi tổng thể trong những dấu hiệu ngoại tháp. So sánh nhóm vareniclin với nhóm placebo, một tỉ lệ đối tượng cao hơn được báo cáo ý định hoặc hành vi tự tử trước khi bắt đầu tham gia [tiền sử trong đời] và sau khoảng thời gian điều trị [vào ngày 33 đến 85 sau liều cuối cùng]. Trong khoảng thời gian điều trị, tần xuất các biến cố liên quan đến tự sát tương tự nhau giữa nhóm điều trị bằng vareniclin và nhóm placebo [lần lượt 11% so với 9,3%]. Tỉ lệ các đối tượng gặp các biến cố liên quan đến tự sát trong pha điều trị so với pha không điều trị không thay đổi trong nhóm vareniclin; trong nhóm placebo: tỷ lệ thấp hơn ở pha sau điều trị. Không có trường hợp tự tử hoàn toàn nào. Có một đối tượng có ý định tự tử trong nhóm điều trị bằng vareniclin mà tiền sử trong đời đã có vài lần định tự tử. Các dữ liệu hạn chế từ nghiên cứu đcm về cai thuốc này không đủ để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, những dữ liệu này không gợi ý rằng điều trị bằng vareniclin gây ra hoặc làm nặng hơn ý định tự từ ở những đối tượng tâm thần phân liệt mạn tính hoặc rối loạn phân liệt.

Nghiên cứu về An toàn Thần kinh – Tâm thần trên Đối tượng có hoặc không có tiền sử bị rối loạn Tâm thần:

Vareniclin được đánh giá trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng thuốc thật và giả dược bao gồm các đối tượng có tiền sử bị rối loạn tâm thần [nhóm tâm thần, N=4074] và các đối tượng không có tiền sử bị rối loạn tâm thần [nhóm không tâm thần, N=3984]. Các đối tượng tuổi từ 18 đến 75, hút tối thiểu 10 điếu thuốc hàng ngày được chọn ngẫu nhiên 1:1:1:1 để sử dụng vareniclin 1 mg hai lần một ngày, bupropion SR 150 mg hai lần một ngày, miếng dán liệu pháp thay thế nicotin [NRT] 21 mg/ngày giảm dần hoặc giả dược cho giai đoạn điều trị 12 tuần; sau đó là một giai đoạn theo dõi hậu điều trị 12 tuần.

Tiêu chí chính về an toàn là kết hợp các tác dụng không mong muốn về thần kinh – tâm thần [NPS] sau đây: các tác dụng nghiêm trọng của lo âu, trầm cảm, cảm giác bất thường, hoặc thù địch, và các tác dụng trung bình hoặc nghiêm trọng của kích động, hung hăng, hoang tưởng, ảo giác, có ý định giết người, hưng cảm, hoảng loạn, hoang tưởng đoán nhận, rối loạn tâm thần, có ý định tự sát, hành vi tự sát hoặc đã tự sát [Xem mục 4.4 Cảnh bảo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng].

Bảng dưới đây cho thấy các tỷ lệ của tiêu chí đánh giá chính tác dụng không mong muốn thần kinh – tâm thần kết hợp theo nhóm điều trị và chênh lệch nguy cơ [RD] [CI 95%] so với giả dược trong nhóm không tâm thần. Các thành phần riêng lẻ của tiêu chí đánh giá cũng được trình bày. Ngoài ra, bảng này cũng nêu tập hợp con của tiêu chí đánh giá chỉ bao gồm các tác dụng nghiêm trọng:

Trong nhóm không tâm thần, các tỷ lệ tác dụng trong tiêu chí đánh giá kết hợp thấp ở tất cả các nhóm điều trị và tưcmg tự hoặc thấp hcm với mỗi chế độ điều trị bằng thuốc thật so với giả dược: chênh lệch nguy cơ [RD [Khoảng tin cậy [CI] 95%] so với giả dược là -1,28% [-2,40, -0,15] với vareniclin, -0,08% [-1,37, 1,21] với bupropion và -0,21% [-1,54, 1,12] với NRT. Việc dùng vareniclin, bupropion và NRT cho nhóm không tâm thần không liên quan đến nguy cơ tác dụng không mong muốn về thần kinh – tâm thầntăng lên trong tiêu chí đánh giá chính kết hợp so với giả dược [CI 95% thấp hơn hoặc bằng 0]. Tương tự như vậy, việc dùng vareniclin không liên quan đến nguy cơ tác dụng không mong muốn NPS tăng lên trong tiêu chí đánh giá chính kết hợp so với bupropion hoặc NRT ở nhóm không tâm thần [lần 1,19% [-2,30; -0,09] và -1,07 [-2,21; 0,08]].

Trong nhóm không tâm thần, phần trăm đối tượng có ý định và/hoặc hành vi tự sát dựa trên Thang đo mức độ nghiêm trọng về tự sát của Đại học Columbia [C-SSRS] là tương tự giữa nhóm dùng vareniclin và nhóm dùng giả dược trong quá trình điều trị và theo dõi không điều trị, như trình bày trong bảng sau đây:

Có một trường hợp tự sát đã xảy ra trong quá trình điều trị ở một đối tượng được điều trị bằng giả dược trong nhóm không tâm thần.

Bảng dưới đây cho thấy các tỷ lệ của tiêu chí đánh giá chính về tác dụng không mong muốn NPS kết hợp theo nhóm điều trị và chênh lệch nguy cơ [RD] [CI 95%] so với giả dược trong nhóm tâm thần. Các thành phần riêng lẻ của tiêu chí đánh giá cũng được trình bày. Ngoài ra, bảng này cũng cho thấy tập hợp con của tiêu chí đánh giá chỉ bao gồm các tác dụng nghiêm trọng:

Có các tác dụng nữa được báo cáo ở các bệnh nhân trong nhóm tâm thầntrong mỗi nhóm điều trị so với nhóm không tâm thần. Trong nhóm tâm thần, tỷ lệ tác dụng trong tiêu chí đánh giá kết hợp cao hơn ở mỗi nhóm điều trị bằng thuốc thật so với giả dược: RD [CI 95%] so với giả dược là 1,59% [-0,42, 3,59] đối với vareniclin, 1,78% [-0,24, 3,81] đối với bupropion và 0,37% [-1,53, 2,26] đối với NRT. Việc dùng vareniclin, bupropion và NRT ít cho nhóm tâm thần không liên quan đên nguy cơ tác dụng không mong muôn NPS tăng lên trong tiêu chí đánh giá chính kết hợp so với giả dược [CI 95% bao gồm 0]. Tương tự, việc dùng vareniclin không liên quan đến nguy cơ tác dụng không mong muốn NPS tăng lên trong tiêu chí đánh giá chính kết hợp so với bupropion hoặc NRT ở nhóm tâm thần [lần lượt là -0,20% [-2,34; 1,95] và 1,22% [-0,81; 3,25]].

Trong nhóm tâm thần, phần trăm đối tượng có ý định và/hoặc hành vi tự sát dựa trên Thang đo mức độ nghiêm trọng về tự sát của Đại học Columbia [C-SSRS] là tương tự giữa nhóm dùng vareniclin và nhóm dùng giả dược trong quá trình điều trị và theo dõi không điều trị, như trình bày trong bảng sau đây:

Không có trường hợp đã tự sát nào được báo cáo trong nhóm tâm thần.

Các tác dụng không mong muốn thường được báo cáo nhất ở các đổi tượng được điều trị bằng vareniclin trong nghiên cứu này là tương tự như các tác dụng không mong muốn thường được báo cáo nhất quan sát được trong nghiên cứu trước khi lưu hành thuốc. Các tác dụng không mong muốn được báo cáo ở >10% đối tượng được điều trị bằng vareniclin trong toàn bộ số người tham gia nghiên cứu là buồn nôn [25,3% so với 6,8% ở giả dược] và đau đầu [12,2% s với 9,9% ở giả dược].

Trong cả hai nhóm, các đối tượng được điều trị bằng vareniclin có tỷ lệ bỏ thuốc được đánh giá qua nồng độ co trong thời gian từ tuần 9 đến hết tuần 12 và từ tuần 9 đến hết tuần 24 cao hơn so với các đối tượng được điều trị bàng bupropion, miếng dán nicotin và giả dược.

Các kết quả chính về hiệu quả được tóm tắt trong bảng sau:

Phân tích Meta và nghiên cíhỉ quan sát vế an toàn trên thần kình — tâm thần:

Phân tích dữ liệu lâm sàng không cho thấy bàng chứng về sự tăng lên của nguy cơ gặp biến cố thần kinh – tâm thần nghiêm trọng khi dùng vareniclin so với giả dược. Thêm vào đó, các nghiên cứu quan sát độc lập cũng không cho thấy việc tăng nguy cơ gặp biến cố thần kinh – tâm thần nghiêm trọng ở bệnh nhân được điều trị với vareniclin so với bệnh nhân được trị bằng liệu pháp thay thế nicotin [nicotin replacement therapy, NRT] hoặc bupropion.

Phân tích các thử nghiệm lâm sàng:

Một phân tích tổng hợp của 5 thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược trên tổng số 1907 bệnh nhân [1130 bệnh nhân dùng vereniclin, 777 bệnh nhân dùng giả dược] đã được tiến hành nhằm đánh giá về ý định và hành vi tự tử theo Thang đo mức độ nghiêm trọng về tự sát của Đại học Columbia [Columbia-Suicide Severity Rating Scale, C-SSRS]. Phân tích tổng hợp này bao gồm một thử nghiêm [N=127] trên bệnh nhân có tiền sử bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn phân liệt cảm xúc và một thử nghiệm khác [N=525] ở bệnh nhân có tiền sử bị trầm cảm. Kết quả cho thấy không có sự tăng lên về tỳ lệ ý định và/hoặc hành vi tự tử ở bệnh nhân điều trị bằng vareniclin so với bệnh nhân điều trị với giả dược, với tỷ số nguy cơ [Risk Ratio, RR] là 0,79 [95%, CI: 0,46; 1,36] như được trình bày trong bảng bên dưới. Bốn mươi tám [48] trong số 55 bệnh nhân báo cáo có ý định hoặc hành vi tự tử [24 thuộc nhóm vareniclin, 24 thuộc nhóm giả dược] là từ hai thừ nghiệm có bao gồm bệnh nhân có tiền sử bị thần kinh phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc hoặc trầm cảm. Một số ít bệnh nhân báo cáo gặp các biến cố này là ở ba thử nghiệm khác [4 thuộc nhóm vareniclin, 3 thuộc nhóm giả dược].

Số lượng bệnh nhân và Tỷ số nguy cơ có ý định và hoặc hành vi tự tử theo thang điểm C- SSRS từ phân tích tổng hợp của 5 thử nghiệm lâm sàng so sánh vareniclin với già dược được trình bày trong bảng sau:

*Trong đó, một bệnh nhân ở mỗi nhánh điều trị báo cáo có hành vi tự tử

**Bệnh nhân có biến cố trong tối đa 30 ngày sau khi điều trị; không tính tỷ lệ % theo nghiên cứu

#RR của tỉ lệ gặp trên 100 năm bệnh nhân

Một phân tích tổng hợp của 18 thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược được tiến hành nhằm đánh giá tính an toàn trên thần kinh – tâm thần của vareniclin. Trong những thử nghiệm này có 5 thử nghiệm đã mô tả ở trên dùng theo thang diêm C-SSRS và tổng cộng có 8521 bệnh nhân tham gia [5072 bệnh nhân dùng vareniclin, 3449 bệnh nhân dùng giả dược], trong đó có một số người là bị bệnh tâm thần. Kết quả cho thấy tỷ lệ của các TDKMM trên thần kinh tâm thần kết hợp, ngoài rối loạn giấc ngủ, ở bệnh nhân điều trị với vareniclin so với bệnh nhân điều trị với giả dược là tương tự với tỷ sổ nguy cơ [RR] là 1,01 [95% CI: 0,88; 1,15]. Dữ liệu tổng hợp từ 18 thử nghiệm cho thấy tỷ lệ gặp timg nhóm biến cố tâm thần ở các bệnh nhân điều trị với vareniclin là tương tự so với bệnh nhân điều trị bằng giả dược. Bảng bên dưới mô tả các nhóm biến cố thường gặp nhất [> 1%] liên quan đến tính an toàn trên tâm thần, ngoài rối loạn và xáo trộn giấc ngủ.

TDKMM về tâm thần xảy ra trong > 1% bệnh nhân từ dữ liệu tổng hợp của 18 thừ nghiệm lâm sàng:

Nghiên cứu quan sát:

Bốn nghiên cứu quan sát, mỗi nghiên cứu gồm từ 10.000 đến 30.000 người sử dụng vareniclin theo các phân tích có hiệu chỉnh, so sánh nguy cơ của các biến cố thần kinh – tâm thần nghiêm trọng, bao gồm nhập viện, tự làm hại bản thân gây tử vong và không gây tử vong do thần kinh – tâm thần, ở bệnh nhân được điều trị với vareniclin so với bệnh nhân được cho dùng liệu pháp thay thế nicotin [NRT] hoặc bupropion. Tất cả các nghiên cứu là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và bao gồm bệnh nhân có hoặc không có tiền sử tâm thần. Tất cả các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp thống kê để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, bao gồm xu hướng tăng chỉ định vareniclin cho bệnh nhân khỏe mạnh hơn, mặc dù có khả năng còn yếu tố nhiễu vẫn chưa loại trừ được hết.

Hai trong số các nghiên cứu đó không tìm thấy sự chênh lệch về nguy cơ nhập viện do thần kinh – tâm thần giữa người sử dụng vareniclin và người sử dụng miếng dán nicotin [tỷ số nguy cơ [Hazard Ratio, HR] 1,14; 95% Cl: 0,56-2,34 trong nghiên cứu đầu tiên và 0,76; 95% CI: 0,40-1,46 trong nghiên cứu thứ hai]. Khả năng phát hiện sự khác biệt trong hai nghiên cứu này là không cao. Nghiên cứu thứ ba không cho thấy sự khác biệt về TDKMM trên tâm thần được chẩn đoán trong suốt lần thăm khám tại khoa cấp cứu hoặc nhập viện giữa người dùng vareniclin và người dùng bupropion [HR 0,85; độ tin cậy 95%: 0,55-1,30]. Dựa trên các báo cáo sau khi thuốc lưu hành, burpropion có thể có liên quan đến các biến cố bất lợi nghiêm trong về thần kinh – tâm thần. Nghiên cứu thứ tư cho thấy không có bằng chứng về nguy cơ cao hơn xảy ra biến cố tự làm hại bản thân gây tử vong và không gây tử vong [HR 0,88; độ tin cậy 95%: 0,52-1,49] ở bệnh nhân được kê toa vareniclin so với bệnh nhân được kê toa NRT. Việc xuất hiện biến cố tự tử phát hiện được là hiếm gặp trong suốt ba tháng sau khi bệnh nhân bắt đầu sử dụng bất cứ một thuốc điều trị nào [hai trường hợp trong 31.260 người sử dụng vareniclin và sáu trường hợp trong 81.545 người sử dụng NRT].

Các nghiên cứu quan sát khác:

Nghiên cứu đoàn hệ trong thai kỳ:

Một nghiên cứu đoàn hệ trên cộng đồng so sánh trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm vareniclin khi còn là thai nhi [N=335] với trẻ sơ sinh do người mẹ hút thuốc trong thai kỳ sinh ra [N=78.412] và trẻ sơ sinh do người mẹ không hút thuốc sinh ra [N=806.438]. Trong nghiên cứu này, trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm vareniclin khi còn ỉà thai nhi không có nguy cơ cao hơn bị dị tật bâm sinh nghiêm trọng [3,6%] so với trẻ sơ sinh do người mẹ hút thuốc trong thai kỳ sinh ra [4,3%] hoặc trẻ sơ sinh do người mẹ không hút thuốc sinh ra [4,2%]. Tương tự, trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm vareniclin khi còn là thai nhi, so với trẻ sơ sinh do người mẹ hút thuốc và không hút thuốc sinh ra, không có nguy cơ cao hơn bị thai chết lưu, [lần lượt là 0,3%, 0,5%, 0,3%], nhỏ so với tuổi thai [12,5%, 17,1%, 9,1%], sinh non [7,5%, 7,9%, 5,8%], hoặc vỡ ối sớm [3,6%, 5,4%, 3,8%]. [Xem mục 4.6 Khả năng sinh sản, mang thai và thòi kỳ cho con bú]

Cơ chế tác dụng:

Nicotine từ thuốc lá lên não bộ và gắn vào một hệ tiếp nhận [receptor], kích thích não tiết ra chất dopamine gây cảm giác sung sướng, dễ chịu và khoái cảm và dẫn tớ hút thuốc về lâu dài.

Champix khi uống vào lên não, cũng gắn vào cùng receptor và sẽ có 2 cơ chế tác dụng là tranh giành receptor với nicotin, ngăn không cho nicotine gắn vào receptor, dopamine sẽ không được tiết ra [mất khoái cảm].

Đồng thời Champix cũng có khả năng kích thích não tiết ra lượng nhỏ dopamine, giúp người nghiện có chút dễ chịu và đỡ bị cơn cai nghiện hoành hành.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu

Nồng độ cực đại trong huyết tương của vareniclin xuất hiện rõ nhất trong vòng 3-4 giờ sau khi uống. Sau khi cho người tình nguyện khỏe mạnh uống các liều đa, trạng thái bền vững đạt được trong vòng 4 ngày. Sự hấp thu gần như hoàn toàn sau khi uống và nồng độ thuốc toàn thân cao. Sinh khả dụng theo đường uống của vareniclin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc thời điểm đưa thuốc trong ngày.

Phân phối

Varenicline phân bố vào trong các mô, bao gồm cả não. Thể tích phân bố biểu kiến trung bình là 415 L [%cv = 50] ở trạng thái bền vững. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của varenicline thấp [< 20%] và không phụ thuộc vào tuổi và chức năng thận.

Biến đổi sinh học

Varenicline bị chuyển hóa tối thiểu với 92% được thải vào nước tiểu dưới dạng không đổi và chỉ ít hơn 10% được thải dưới dạng chuyển hóa. Các chất chuyển hóa rất nhỏ trong nước tiểu bao gồm varenicline N-carbamoylglucuronide và hydroxyvarenicline. Trong tuần hoàn, varenicline chiếm 91% các chất liên quan đến hoạt chất. Các chất chuyển hóa rất nhỏ trong tuần hoàn bao gồm N-carbamoylglucuronide và N-glucosylvarenicline

Loại bỏ

Thời gian bán thải của varenicline vào khoảng 24 giờ. Sự thải trừ của varenicline qua thận trước tiên là qua màng lọc cầu thận cùng với sự bài tiết tích cực ở ống thận thông qua chất vận chuyển cation hữu cơ, OTC2.

Dược động học trên những quần thể bệnh nhân đặc biệt:

Không có sự khác nhau có ý nghĩa lâm sàng về dược động học của varenicline giữa các độ tuổi, chủng tộc, giới tính, tình trạng hút thuốc hoặc dùng cùng với các thuốc khác. Điều này đã được chứng minh trong những nghiên cứu dược dộng học riêng biệt và các phân tích dược động học quần thể.

Bệnh nhân suy gan: Do không có sự chuyển hóa qua gan đáng kể, dược động học của varenicline có lẽ không bị ảnh hưởng ở những bệnh nhân suy gan.

Bệnh nhân suy thận: Dược dộng học của varenicline không đổi trên những đổi tượng suy thận nhẹ [hệ số thanh thải creatinin ước tinh > 50 ml/phủt và < 80 ml/phút]. Trên bệnh nhân suy thận vừa [hệ số thanh thải creatinin ước tính > 30ml/phút và < 50ml/phút], nồng dộ varenicline trong huyết tương tăng 1.5 lần so với đối tượng có chức năng thận bình thường [hệ số thanh thải creatinin ước tính > 80 ml/phút]. Trên những đối tượng bị suy thận nặng [hệ số thanh thải creatinin ước tính < 30 ml/phút], nồng độ varenicline trong huyết tương tăng 2.1 lần. Trên những đối tượng bị bệnh thận giai đoạn cuối, varenicline sẽ được loại bỏ hiệu quả bằng thẩm tách máu.

Sử dụng cho người cao tuổi: Dược động học của varenicline ở người cao tuổi với chức năng thận bình thường [tuổi từ 65 – 75] tương tự như ở ngưởi trưởng thành trẻ tuổi hơn. Với bệnh nhân cao tuổi bị suy thận nặng, khuyến cáo nên hiệu chỉnh liều.

Sử dụng cho trẻ em: 22 trẻ em tuổi từ 12 – 17 [kể cả 17 tuổi] dược nhận một liều đơn 0.5 mg và 1 mg varenicline, dược động học của varenicline ước tính là liều tương ứng giữa liều 0.5 mg và 1 mg. Nồng độ varenicline trong huyết tương, được đánh giá bằng giá trị AUC [0-inf], và độ thanh thải qua thận của varenicline tương đương với người trưởng thành.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Viên nén 0,5 mg/1 mg

Cellulose vi tinh thể, dibasic calci phosphat khan, natri croscarmellose, colloidal silicon dioxid, magnesi stearat.

Màng bao phim của viên nén 0,5 mg

Opadry® White [YS-1-18202-A] [có chứa hypromellose, titan dioxid, polyethylen glycol], Opadry® Clear [YS-2-19114-A] [có chứa hypromellose, triacetin], nước tinh khiế

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Các dữ liệu an toàn tiền lâm sàng

Độc tính gây ung thư, độc tỉnh gây dột bien gen, độc tính làm giảm khả năng sinh sản Các nghiên cứu độc tính gây ung thư suốt đời được thực hiện trên chuột nhắt CD-I và chuột cống Sprague – Dawley. Không có bằng chứng cho thấy có tác dụng gây ung thư trên chuột nhắt được dùng vareniclin qua ống thông dạ dày trong 2 năm với liều lên tới 20 mg/kg/ngày [cao hơn 47 lần so với mức tiếp xúc tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người, dựa trên giá trị AUC]. Chuột cống được dùng vareniclin [1, 5, 15 mg/kg/ngày] qua ống thông dạ dày trong 2 năm. Ở chuột đực [n=65 / giới tính / nhóm liều], tỷ lệ bị u kiểu đông miên [u của chất béo nâu] tăng ở liều trung bình [1 con bị khối u, ở liều 5 mg/kg/ngày, cao hơn 23 lần so với mức tiếp xúc tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người, dựa trên giá trị AUC] và ở liều tối đa [2 con bị khối u, ở liều 15 mg/kg/ngày, cao hơn 67 lần so với mức tiếp xúc tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người, dựa trên giá trị AUC]. Chưa thiết lập được mối quan hệ về mặt lâm sàng của những phát hiện này trên người. Không có bằng chứng cho thấy có độc tính gây ung thư trên chuột cái.

Vareniclin không có độc tính với gen, dù được hay chưa được hoạt hóa nhờ chuyển hóa, trong các thử nghiệm sau: thử nghiệm Ames về sự đột biến trên vi khuẩn; thử nghiệm CHO/HGPRT ở động vật có vú, và các thử nghiệm về sự sai lệch trong di truyền học tế bần trên in vivo trên tủy xương của chuột cống và trên in vitro với tế bào lympho của người.

Không có bằng chứng nào cho thấy có sự suy giảm về chức năng sinh sản trên cả chuột đực lẫn chuột cái Sprague – Dawley được cho dùng vareniclin succinat với liều lên tới 15 mg/kg/ngày [cao hơn 67 và 36 lần so với mức tiếp xúc tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người ở liều 1 mg X 2 lần/ngày, dựa trên giá trị AUC]. Tuy nhiên, sự giảm khả năng sinh sản đã được ghi nhận ở thế hệ con cái của chuột cống cái khi mang thai được uống vareniclin succinat với liều 15 mg/kg/ngày [cao hơn 36 lần so với mức tiếp XÚC tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người ở liều 1 mg X 2 lần/ngày, dựa trên giá trị AUC]. Hiện tượng này không thấy xuất hiện khi chuột cống cái mang thai uống liều 3 mg/kg/ngày [cao hơn 9 lần so với mức tiếp xúc tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người ở liều 1 mg x 2 lần/ngày, dựa trên giá trị AUC].

Độc tính gây quái thai

Vareniclin succinat không có độc tính gây quái thai trên chuột cống và thỏ ở liều uống lần lượt là 15 mg/kg/ngày và 30 mg/kg/ngày [cao hơn 36 và50 lần so với mức tiếp xúc tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người ở liều 1 mg X 2 lần/ngày, dựa trên giá trị AUC].

Các tác động không gây quái thai

Trong những nghiên cứu về sự sinh sản của động vật, vareniclin succinat cho thấy có những TDKMM đối với bào thai. Việc sử dụng vareniclin succinat ở liều uống 30 mg/kg/ngày [cao hơn 50 lần so với giá trị AUC ở người khi dùng 1 mg X 2 lần/ngày] cho thỏ đang mang thai sẽ làm giảm cân nặng của bào thai; hiện tượng giảm cân này không thấy khi dùng liều 10 mg/kg/ngày [cao hơn 23 lần so vói mức tiếp xúc tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người, dựa trên giá trị AUC]. Ngoài ra, ở thế hệ con cái của chuột cống mang thai dùng vareniclin succinat, có sự giảm khả năng sinh sản và tăng đáp ứng giật mình do tiếng động ở liều uống 15 mg/kg/ngày [cao hơn 36 lần so với mức tiếp xúc tối đa hàng ngày được khuyến cáo cho người ở liều 1 mg X 2 lần/ngày, dựa trên giá trị AUC].

Các dữ liệu tiền lâm sàng chỉ ra rằng vareniclin có các tính chất củng cố, gây quen thuốc mặc dù với khả năng thấp hơn nicotin. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên người, vareniclin cho thấy khả năng gây nghiện thấp

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Video liên quan

Chủ Đề