Bộ phận của cơ thể người đóng vai trò hình thành các phản xạ có điều kiện là

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 27: Cảm ứng ở động vật [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 27 trang 111: Nghiên cứu hình 27.1, sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ:

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 27 trang 112: Quan sát hình 27.2 thể hiện sơ đồ cung phản xạ tự vệ:

– Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào.

– Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại.

– Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Lời giải:

– Cung phản xạ gồm các bộ phận:

    + Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở da.

    + Đường dẫn truyền vào: sợi cảm giác của dây thần kinh tủy.

    + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tủy sống.

    + Đường dẫn truyền ra: sợi vận động của dây thần kinh tủy.

    + Bộ phận thực hiện phản ứng: Cơ ngón tay.

– Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của của động vật nói chung và con người nói riêng. Khi kim châm vào tay, thụ qua đau ở da tiếp nhận kích thích và truyền đến tủy sống qua sợi thần kinh cảm giác; tủy sống tiếp nhận thông tin từ đó tổng hợp, phân tích và hình thành các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận động truyền đến các cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

– Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì phản xạ này là phản xạ tự vệ, chỉ trả lời những kích thích tương ứng. Đây là phản xạ mang tính chất đơn giản và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Phản xạ này là phản xạ sinh ra đã có, có tính chất bền vững và được di truyền, mang tính chủng loại.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 27 trang 112: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt.

– Bạn sẽ phản ứng [hành động] như thế nào?

– Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.

– Hãy ghi lại tất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.

– Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Lời giải:

– Khi đang chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt, bản thân sẽ có phản ứng bỏ chạy.

– Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là:

    + Bộ phận tiếp nhận kích thích: Mắt.

    + Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động: Não bộ.

    + Bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là: Các cơ chân.

– Những suy nghĩ diễn ra trong đầu khi đối phó với chó dại: Chó dại rất nguy hiểm, nếu bị cắn sẽ bị nhiễm virut dại và có thể chết, con chó lại rất hung hăng nên tốt nhất là bỏ chạy.

Ngoài ra, các suy nghĩ diễn ra trong não có thể rất nhau ở mỗi người như: nên làm thế nào bây giờ, nếu để chó dại cắn rất nguy hiểm, chó dại có virut gây bệnh dại, nên bỏ chạy hay nên chống lại, nếu bỏ chạy chó dại có thể sẽ đuổi theo…

– Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được như thế nào là chó dại. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đến hành động của mỗi người cũng khác nhau.

Lời giải:

   * Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.

   * Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.

   * Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ở phía đầu dẫn đến não bộ phát triển.

Lời giải:

   Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống khác với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng lưới vì: động vật có hệ thần kinh dạng ống có hệ thần kinh [đặc biệt là não bộ] phát triển, có khả năng xử lí thông tin ở mức cao [thu thập, phân tích, so sánh, xử lí thông tin] do vậy việc trả lời kích thích cũng nhanh chóng và chính xác hơn nên hiệu quả cao hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.

   Ví dụ: Khi có một vật nhọn chạm vào cơ thể thủy tức [hệ thần kinh dạng lưới] thì toàn bộ cơ thể thủy tức co rụt lại. Khi vật nhọn chạm vào cơ thể giun đốt [hệ thần kinh dạng chuỗi hạch] thì một phần cơ thể co lại, tốc độ nhanh hơn so với thủy tức. Khi vật nhọn bất ngờ chạm vào tay người [hệ thần kinh dạng ống] thì người lập tức rụt tay lại, tốc độ rất nhanh.

Lời giải:

     Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh ống:

     – Hươu nai ngoài tự nhiên sẽ chạy trốn nếu thấy kẻ thù.

     – Trước khi cho gà ăn thường gọi gà để chúng tập trung về một khu vực, sau vài lần, cứ nghe tiếng gọi thì gà sẽ trở về khu vực đó để được chờ ăn.

     – Vật nuôi [chó, mèo,…] sẽ ghi nhớ giọng nói của chủ nhân. Khi chủ nhân gọi, chúng sẽ nhanh chóng có mặt.

     – Vẹt có thể nói tiếng người .

     – Gấu, voi,… có thể diễn xiếc.

     – …

Tất cả hoạt động của cơ thể chúng ta đều được hệ thần kinh điều khiển, từ suy nghĩ, vận động, tới các hoạt động của cơ quan nội tạng. Hệ thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương gồm hai thành phần: não bộ và tủy sống. Bài viết này đề cập tới tủy sống. Tủy sống là cơ quan đóng vai tròn quan trọng trong các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là các vận động tự động và phản xạ.

1. Tủy sống là gì?

  • Tủy sống là một trong hai cơ quan cấu tạo nên hệ thần kinh trung ương. Nó là cơ quan nối liền não bộ với các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Tủy sống chạy dọc bên trong xương sống, từ đó tỏa ra các dây thần kinh chi phối khắp cơ thể. Các dây thần kinh này liên hệ từ não đến tủy sống và từ tủy sống tới cơ quan khác.
  • Tủy sống không chỉ là phần nối dài của bộ não. Nó còn giữ một chức năng vô cùng quan trọng, đó là sự phản xạ. Phản xạ là sự phản ứng tức thời của cơ thể mà không cần não xử lý. Những phản ứng này góp phần bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm hằng ngày. Ví dụ khi bạn lỡ tay chạm vào nồi nước nóng, lập tức cơ thể bạn sẽ tự xử lý bằng cách rụt phắt ngón tay lại.
  • Tủy sống nằm gọn bên trong cột sống, được xương cột sống bảo vệ. Xương cột sống là một trong những cấu trúc vững chắc nhất cơ thể. Điều này góp phần bảo vệ tủy sống cũng như chức năng điều hòa của nó.

Xem thêm: Bạn cần gì về bệnh lý mạn tính thoái hóa cột sống cổ?

Hệ thần kinh trung ương

2. Cấu tạo của tủy sống như thế nào?

Tủy sống được bao bọc trong ba lớp màng. Màng ngoài gọi là màng cứng, màng giữa gọi là màng nhện, màng trong gọi là màng nuôi. Màng cứng rất chắc giúp bảo vệ tủy sống khỏi những va chạm với xương. Ở giữa là màng nhện, mỏng và đàn hồi, chứa nhiều hệ thống mạch máu của tủy sống. Màng nuôi ở trong cùng [còn gọi là màng não – tuỷ], mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.

Cắt ngang tủy sống, cấu tạo tủy sống có 3 phần:

  • Màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài.
  • Phần chất xám và phần chất trắng.
  • Ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.

Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác được nối với tủy sống qua rễ cảm giác và nhóm thần kinh vận động được nối với các rễ vận động.

Chất xám

  • Nằm phía trong, có hình chữ H, được bao bọc bởi phần chất trắng. Ở chính giữa có 1 ống rỗng [ống tủy sống] không chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên. Chất xám chia thành 2 sừng: sừng trước, sừng sau [ở đoạn ngực có thêm sừng bên]. Ở sừng trước thân rộng do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.
  • Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.
  • Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân [còn gọi là nhân chất xám]. Một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron tổng hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.
  • Chất xám thường đóng vai trò tiếp nhận, xử lý thông tin được dẫn truyền về từ chất trắng. Nó quyết định xem cơ thể sẽ phản ứng thế nào với kích thích bên ngoài.

Chất trắng

Chất trắng nằm bao bọc quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên. Nó chính là các con đường cao tốc, tạo thành những đường đi lên và đi xuống. Các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên đường hướng tâm [đường đi lên]. Các sợi trục của nơron vận động tạo nên đường li tâm [đường đi xuống].

Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Các sợi trục tạo thành chất trắng đều được bao myelin bao bọc không liên tục. Sự không liên tục của bao myelin khiến tín hiệu thần kinh được dẫn truyền theo dạng “nhảy cóc”. Điều này góp phần tăng đáng kể tốc độ dẫn truyền thần kinh.

Giải phẫu cắt ngang tủy sống

Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên.

Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp:

  • Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa [bó Burdach], bó tủy sau bên [bó Goll], bó tủy – tiểu não sau [bó tiểu não thẳng], bó tủy – tiểu não trước [bó tiểu não bắt chéo] và bó tủy – thị [bó cung].
  • Những bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp [gồm bó đỏ – tủy, bó thị – tủy, bó tiền đình – tủy].
  • Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng.

Từ tủy sống có các dây thần kinh đi ra. Tất cả các dây thần kinh này đều là dây pha. Nửa bên phải tủy sống đóng giữ vai trò sinh dưỡng đối với cơ thề. Nửa bên trái tủy sống đóng giữ vai trò điều khiển cơ vân [trung ương phản xạ không điều kiện].

Như đã nói ở trên, chất trắng chủ yếu cấu tạo từ sợi trục và tạo thành các bó. Đặc điểm này nói lên chức năng dẫn truyền của chất trắng tủy. Nó giúp dẫn truyền thông tin thần kinh từ khắp nơi trên cơ thể.

3. Chức năng của tủy sống là gì?

Tủy sống có 3 chức năng chính là:

  • Nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ các đường thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động.
  • Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương [não bộ] và các bộ phận của cơ thể.
  • Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.

Chức năng phản xạ

Chất xám đảm nhận chức năng phản xạ của tuỷ sống. Đây là các loại phản xạ tự nhiên, bản năng để bảo vệ cơ thể. Nơron cảm giác nằm ở rễ sau dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Còn nơron vận động nằm ở rễ trước dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành. Đây là ba loại nơron đảm nhận chức năng phản xạ của tủy sống.

Chức năng tủy sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động hệ tiết niệu – sinh dục, hô hấp, hoạt động tim mạch.

Tủy sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp. Đồng thời, đây là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.

Các phản xạ tuỷ điển hình như:

  • Phản xạ da, xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12.
  • Phản xạ gân xuất hiện khi kích thích lên gân. Ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế. Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2 – 4.
  • Phản xạ trương lực cơ giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.

>> Liệu bạn đã nghe đến khái niệm loạn trương lực cơ? Tìm hiểu trong bài viết: Loạn trương lực cơ và những điều cần biết.

Cung phản xạ tủy sống

Chức năng dẫn truyền

  • Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng có chức năng chỉ dẫn các loại cảm giác từ bộ phận của cơ thể cảm nhận bên ngoài rồi phản xạ tới tủy sống đi lên não. Bao gồm các đường cảm giác sâu có ý thức và đường cảm giác sâu không có ý thức.
  • Đường dẫn truyền xúc giác xuất phát từ cơ thể cảm nhận cảm giác ở trên da, niêm mạc. Thông tin thần kinh theo rễ sau lên tủy sống rồi đi lên vỏ não đối bên. Đường này gọi là bó tủy – đồi thị trước cảm nhận và cảm giác vô cùng nhanh nhạy.
  • Chức năng dẫn truyền cảm giác nóng lạnh, đau nhức khi cơ quan cơ thể cảm nhận cảm giác lạnh nóng và đau.
  • Ngoài ra, trong tuỷ sống còn có các đường dẫn truyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.

Chức năng dinh dưỡng

Được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ. Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi.

4. Phải làm gì khi gặp người bị chấn thương cột sống?

Do tình hình phát triển của đô thị và vùng nông thôn Việt Nam ngày nay, số lượng xe gắn máy gia tăng cũng như tốc độ xây dựng đang phát triển để hình thành những đô thị mới. Điều này đi đôi với việc chấn thương cột sống và tủy sống cũng gia tăng theo. Đây là một loại tổn thương dễ dẫn đến tàn phế và để lại nhiều di chứng. Do đó, khi có chấn thương cột sống xảy ra, điều quan trọng là phải thực hiện cấp cứu ban đầu cho đúng và phù hợp để tránh gây tổn thương thêm.

Nguyên tắc cấp cứu nạn nhân nghi ngờ bị chấn thương vùng cổ hoặc vùng lưng

Không di chuyển hoặc để nạn nhân tự di chuyển. Trừ những trường hợp nạn nhân đang trong những tình huống có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Không cúi gập hay quay phần lưng, cổ và đầu của nạn nhân.

Để tránh sốc, giữ ấm toàn thân nạn nhân, nhưng vẫn không thay đổi tư thế của nạn nhân.

Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu bắt buộc phải di dời bệnh nhân ngay thì thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn giữ người nạn nhân trên một đường thẳng.
  • Nếu có thể nên cần 4 người. Lần lượt giữ cố định tại vị trí đầu và cổ, vai, thắt lưng và chân của nạn nhân. Nếu như không có đủ 4 người thì cần có 1 người giữ đầu của nạn nhân và người còn lại giữ lưng nạn nhân.
  • Khi người giữ đầu nạn nhân hô to “Quay” thì cùng lúc cả 4 người cùng lúc thực hiện. Hành động quay người nạn nhân một cách nhẹ nhàng. Vẫn giữ đầu, cổ và thân của nạn nhân thẳng hàng.
  • Cột chặt người nạn nhân trên một tấm ván, vác tấm ván và nạn nhân một cách an toàn.
Cấp cứu chấn thương tủy

Tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện. Nó là cơ quan chi phối nhiều hoạt động quan trọng trên cơ thể. Cần hiểu biết rõ về cấu tạo và chức năng cũng như cách sơ cứu đúng để tránh những hậu quả nghiêm trọng do chấn thương tủy sống.

Video liên quan

Chủ Đề