Một trong những nội dung tuyên truyền, giáo dục quần chúng thực hiện bảo vệ an ninh trật tự là gì

Lãnh đạo UBND xã Tây Cốc kiểm tra mô hình “Ngọn đèn an ninh” tự quản tại khu Phố, xã Tây Cốc

Theo chân lãnh đạo UBND xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng, chúng tôi xuống thăm khu dân cư Phố - nơi luôn đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc của địa phương. Ông Ngô Kim Thành - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận khu Phố cho biết: Với mong muốn ngăn chặn, phòng ngừa, kiểm soát ANTT trên địa bàn khu, chúng tôi đã vận động các gia đình trong khu cùng đóng góp xây lắp hệ thống đèn an ninh và camera an ninh. Nhận thức đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, các hộ gia đình đã không ngại khó khăn, vất vả, đóng góp sức người, sức của để xây dựng hệ thống bóng đèn chiếu sáng trên các tuyến đường theo tổ liên gia tự quản. Đến nay, toàn khu có tổng số 10 camera an ninh và gần 1.000 đèn an ninh được lắp đặt tại những vị trí quan trọng, dễ quan sát.

Khi hỏi về bí quyết để vận động người dân tham gia tích cực, ông Thành chia sẻ: Vận động nhân dân đóng góp không khó, điều quan trọng là phải xác định tính thiết thực, đóng góp để làm gì, cho ai. Nguồn đóng góp phải công khai, minh bạch, sử dụng việc gì đều có thống kê cụ thể nên 100% hộ dân đồng tình ủng hộ.

Đại úy Trần Bình Dương - Trưởng Công an xã Tây Cốc cho biết: Đúng 18 giờ hằng ngày, toàn bộ hệ thống “Ngọn đèn an ninh” của 10/10 khu dân cư xã Tây Cốc lại được thắp sáng cho đến 5 giờ hôm sau cùng với một loạt camera an ninh hoạt động hiệu quả đã tạo nên một cảm giác an toàn và sự văn minh cho toàn xã.  Trên địa bàn xã có 263 camera an ninh và 1.532 đèn an ninh với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền là do người dân trên địa bàn xã tự nguyện đóng góp. Từ khi hệ thống “Ngọn đèn an ninh” và “Camera an ninh” được đưa vào hoạt động, tình hình ANTT trên địa bàn xã Tây Cốc có những chuyển biến rõ rệt, đường làng ngõ xóm được thắp sáng giúp giao thông thuận tiện hơn, an toàn hơn, tội phạm trộm cắp và tệ nạn cờ bạc giảm rõ rệt.

Ông Hà Mạnh Hùng [thứ 2 từ phải sang] - Trưởng dòng họ Hà, khu Minh Thượng, xã Phúc Khánh, trao đổi thông tin về tình hình ANTT ở cơ sở với lực lượng công an

Rời huyện Đoan Hùng, chúng tôi có mặt tại gia đình ông Hà Mạnh Hùng, Trưởng dòng họ Hà, khu Minh Thượng, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập - một trong những dòng họ có những sáng kiến trong xây dựng dòng họ tự quản. Việc xây dựng mô hình dòng họ tự quản đã quy tụ, tập hợp và là sợi dây kết nối sự đoàn kết, gắn bó cả dòng họ về công tác đảm bảo ANTT. Theo đó, mỗi gia đình trong dòng họ đã thường xuyên nhắc nhở, răn đe, giáo dục con em mình sống có tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới; sống và làm việc theo pháp luật, tránh xa những thói hư tật xấu. Đặc biệt, trong những ngày giỗ họ, họp họ và trong họ có hiếu, hỉ, Trưởng dòng họ thường xuyên nhắc nhở, răn dạy con cháu. Qua theo dõi, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, dòng họ sẽ đưa ra trước bà con nội tộc yêu cầu kiểm điểm, sửa chữa khuyết điểm và cam kết không tái phạm. Với cách làm đó, nhiều năm qua, dòng họ Hà không có ai vi phạm phải truy tố trước pháp luật. Hội đồng gia tộc tự quản về ANTT của dòng họ còn tham gia tích cực vào việc giữ gìn ANTT, ngoài việc cung cấp cho lực lượng Công an nhiều nguồn tin có giá trị còn phối hợp với khu dân cư, tổ tuần tra nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ. 

Ông Hà Mạnh Hùng cho biết: Hằng năm, dòng họ Hà tuyên truyền, vận động con cháu thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Từ khi thực hiện mô hình, 10 năm nay không có con em nào trong họ vi phạm pháp luật, đều chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Để mô hình dòng họ tự quản hoạt động hiệu quả, dòng họ Hà đã họp bàn và thống nhất thành lập Hội đồng gia tộc tự quản về ANTT gồm 12 thành viên là những người có uy tín, có tầm ảnh hưởng đến các thành viên trong dòng họ và khu dân cư trình UBND xã Phúc Khánh công nhận.

Có thể khẳng định, những cách làm hay, sáng tạo của xã Tây Cốc và Dòng họ Hà ở khu Minh Thượng, xã Phúc Khánh chính là điểm sáng trong phong trào ANTT tại cơ sở. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, củng cố và duy trì hoạt động của 2.328 Ban ANTT, 14.314 tổ liên gia tự quản, 24 dòng họ tự quản. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân dân đã cung cấp 1.074 nguồn tin, giúp lực lượng Công an xử lý, giải quyết các vụ việc xảy ra góp phần ổn định ANTT ngay tại cơ sở. Đồng thời, thông qua các mô hình tự quản đảm bảo ANTT, các hòa giải viên tại các khu/tổ dân phố đã phối hợp vận động, cảm hóa, giáo dục các đối tượng vi phạm pháp luật; tuyên truyền, vận động đối tượng cai nghiện ma túy tại cộng đồng và tổ chức giúp đỡ người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.

Với sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ, các tổ chức thành viên, lực lượng Công an các cấp và sự tham gia hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân, Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời góp phần củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Ngọc Kiên

Ngày nay, các tổ chức quần chúng tiếp tục thể hiện vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và là lực lượng nòng cốt giúp cấp ủy, chính quyền và lực lượng Công an các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở, trong các tổ chức quần chúng phải kể đến vai trò của Bảo vệ dân phố, Dân phòng, tổ Nhân dân tự quản, Đội Công nhân xung kích tự quản về ANTT trong doanh nghiệp [1].

Thực tiễn phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thời gian qua trên địa bàn Tiền Giang cho thấy:

[1] Các tổ chức quần chúng đã chủ động tham gia ngày càng nhiều vào việc góp ý, xây dựng các văn bản pháp luật, kế hoạch, chương trình phòng, chống tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trực tiếp xây dựng hương ước, quy ước an ninh, trật tự trong khu dân cư, xã, phường, thị trấn…

[2] Các tổ chức quần chúng nhận thức ngày càng rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự, tích cực phối hợp lực lượng Công an, Quân sự tuần tra kiểm soát, giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; quản lý giáo dục, giúp đỡ người vi phạm pháp luật tại xã, phường, thị trấn; tham gia bảo vệ hiện trường; hòa giải, động viên nhân dân đoàn kết, thân ái xây dựng tình làng nghĩa xóm,… Qua 10 năm [2006 – 2016]: Bảo vệ dân phố [có 29 ban, 160 tổ, 767 thành viên], phát hiện báo cáo cho Cảnh sát khu vực và chính quyền cơ sở chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp giải quyết 821 trường hợp mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân không để kéo dài; giúp cho lực lượng Công an cơ sở làm rõ bắt xử lý 53 đối tượng trộm tài sản, 387 đối tượng cờ bạc, 23 đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý; mời 351 đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật làm cam kết không tái phạm, cung cấp 641 tin có liên quan đến tội phạm và tệ nạn xã hội. Kết hợp với Cảnh sát khu vực, đội Dân phòng tuần tra kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự được 5.869 cuộc với 22.517 lượt đồng chí tham gia, qua đó phát hiện bắt giữ 84 đối tượng trộm tài sản; 102 vụ cờ bạc ăn thua bằng tiền, giải tán 935 nhóm thanh niên với 2.725 người tụ tập đêm khuya gây mất trật tự; đề nghị thu dọn 2.391 trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè. Tham gia cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ 2.721 đối tượng tù được hưởng án treo, tù tha về, đối tượng đặc xá; đối tượng giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 163/NĐ-CP [nay là Nghị định số 111/NĐ-CP] của Chính phủ; phối hợp tổ chức được 5.724 cuộc họp dân, có trên 15.600 lượt người dự tuyên truyền vận động nhân dân trong khu phố chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định về an ninh, trật tự; tổ chức thực hiện phong trào tự quản về an ninh, trật tự ở khu phố, nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật. Tổ chức bảo vệ hiện trường 283 vụ,  cấp cứu 81 nạn nhân. Đội Dân phòng [có 936 đội 6.413 thành viên] phối hợp với lực lượng Công an và Dân quân tự vệ tổ chức tuần tra kiểm soát trong các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị 97.684 cuộc, có 233.548 lượt đ/c tham gia. Kết quả bắt 7.056 đối tượng trộm tài sản, giải tán 36.474 nhóm thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya, tạm giữ 1.247 xe môtô không giấy tờ, đề xuất lực lượng Công an xử phạt 2.511 vụ vi phạm. Tham gia bảo vệ 75.687 hiện trường vụ việc, phối hợp lực lượng Công an giữ gìn trật tự công cộng và bảo vệ các phiên toà xét xử lưu động 3.148 cuộc, có 9.274 lượt đ/c tham gia. Cung cấp 14.847 tin có giá trị giúp lực lượng Công an truy bắt 1.476 đối tượng truy nã, vận động 417 đối tượng có lệnh truy nã ra đầu thú. Phối hợp cùng lực lượng Công an truy bắt 7.056 đối tượng trộm tài sản, thu hồi tài sản trị giá trên 2 tỉ đồng. Tổ Nhân dân tự quản về an ninh, trật tự [có 12.430 tổ NDTQ] đã tham gia hòa giải 4.852 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; tham gia công tác bảo vệ hiện trường 23.174 vụ; vận động được 211 đối tượng có lệnh truy nã ra đầu thú; quản lý, giáo dục, giúp đỡ 6.214 người vi phạm pháp luật, đã có 2.273 người tiến bộ trở thành công dân tốt trong cộng đồng dân cư. Tổ chức họp dân trên 1.386.000 cuộc có trên 32.413.000 lượt người dự.

[3] Các mô hình tổ chức quần chúng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh trật tự được nhân dân ủng hộ và tham gia xây dựng rộng khắp trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện địa phương. Đến nay toàn tỉnh có 51 mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được nhân rộng như: “Cổng tự quản về ANTT”; “Ánh sáng phòng, chống tội phạm”; “Xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn không có mại dâm, ma túy”; “Xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn không có trẻ em làm trái pháp luật”; “Quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư”; “Thêm yêu cuộc sống, thắp sáng niềm tin”; “Mua thẻ bảo hiểm y tế cho Tổ nhân dân tự quản”; “Tự quản về  an ninh, trật tự”; “Liên kết đảm bảo an ninh, trật tự”; "Camera phòng, chống tội phạm"; “Tổ công nhân, Tổ sinh viên tự quản về an ninh, trật tự”... đến nay trên toàn tỉnh đã nhân rộng được: 1.864 cổng tự quản về ANTT; 1.442 tuyến đường ánh sáng phòng, chống tội phạm với tổng chiều dài 2.025,7km; lắp đặt 1.050 camera phòng, chống tội phạm; 2.161 tổ công nhân, sinh viên tự quản về an ninh, trật tự…; các mô hình đã phát huy tác dụng trong công tác phòng, chống tội phạm, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, cơ sở, khẳng định vai trò của các tổ chức quần chúng trong tham gia bảo vệ ANTT.

Với kết quả đạt được, Bảo vệ dân phố được Công an tỉnh tặng Giấy khen 62 cá nhân, Ủy ban nhân dân cùng cấp tặng Giấy khen cho 80 tập thể và 106 cá nhân. Đội Dân phòng được UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 66 tập thể, 65 cá nhân; Công an tỉnh tặng Giấy khen cho 336 lượt tập thể, 305 lượt cá nhân; UBND các huyện, thành, thị tặng Giấy khen 461 lượt tập thể, 481 lượt cá nhân; UBND xã, phường, thị trấn biểu dương 1069 lượt tập thể, 1579 lượt cá nhân. Tổ NDTQ được UBND tỉnh tặng bằng khen cho 398 tập thể, 227 cá nhân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tặng bằng khen cho 103 tập thể, 351cá nhân; Công an tỉnh tặng giấy khen cho 1.938 lượt tập thể, 2.258 lượt cá nhân; Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tặng giấy khen 1.884 lượt tập thể, 2.386 lượt cá nhân; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn biểu dương 4.826 lượt tập thể, 7.823 lượt cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

[4] Các tổ chức quần chúng tích cực giúp đỡ, xây dựng lực lượng Công an trong sạch vững mạnh. Thông qua diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” đã đóng góp nhiều ý kiến về quy trình công tác, thái độ ứng xử, lễ tiết tác phong của cán bộ, chiến sỹ…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong bảo vệ an ninh, trật tự ở một số cơ sở còn hình thức, chưa hiệu quả. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự chưa được triển khai sâu rộng trong nhân dân; công tác bảo vệ an ninh, trật tự chưa được cụ thể hóa và chưa phù hợp với yêu cầu huy động nhân dân tham gia quản lý trật tự an toàn xã hội; tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của người dân thông qua sinh hoạt ở các tổ chức quần chúng chưa được các cấp chính quyền xem xét và giải quyết thỏa đáng; những tố cáo, tố giác của người dân về tội phạm, tham nhũng chậm xử lý; mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân chưa được hòa giải đến nơi, đến chốn.

Nguyên nhân là do một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chưa thật sự quan tâm, chăm lo về vật chất, tinh thần để động viên thúc đẩy các hoạt động tổ chức quần chúng, chưa huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công an một số đơn vị, địa phương chưa phát huy được vai trò tham mưu, nòng cốt trong xây dựng phong trào, chưa kịp thời thay đổi những mô hình không còn phù hợp; vai trò phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể chưa có sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ. Công tác củng cố, nâng chất lượng hoạt động các tổ chức quần chúng chưa được duy trì thường xuyên, hoạt động của các tổ chức quần chúng chưa đều, một số nơi hoạt động cầm chừng, huy động hộ dân tham gia sinh hoạt tổ chưa cao; nội dung sinh hoạt thiếu phong phú, kinh phí hoạt động còn gặp khó khăn; lực lượng nòng cốt một số nơi chưa hỗ trợ tích cực cho người dân trong đấu tranh, tố giác tội phạm dẫn đến tâm lý e ngại sợ trả thù...

Để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng phong trào  toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong thời gian tới cần tập trung  thực hiện một số công tác trọng tâm như sau:

[1] Tiếp tục nghiên cứu nắm vững quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và các phong trào cách mạng khác. Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền triển khai sâu rộng, thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là: Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị định số 06/2014/NĐ-CP, ngày 21/01/2014 của Chính Phủ về “Biện pháp vận động quần chúng đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”; Chỉ thị số 04/CT-BCA-V28, ngày 21/4/2014 của Bộ Công an về “Tăng cường xây dựng củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”…

[2] Đảm bảo cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của các tổ chức quần chúng trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

[3] Đẩy mạnh tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức quần chúng trên các phương tiện thông tin, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; tổ chức diễu hành biểu dương lực lượng trong các đợt ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội… để nhân dân hiểu và tạo điều kiện giúp đỡ; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

[4] Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các mặt hoạt động của các tổ chức quần chúng theo hướng tạo điều tốt nhất để các tổ chức này phát huy vai trò của mình trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đây là lực lượng gần dân, là cầu nối quan quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, Công an với nhân dân; tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Do đó cần tăng cường chỉ đạo và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng các tổ chức quần chúng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

[5] Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức quần chúng, kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót để chấn chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức này; rà soát, củng cố, phân loại, kiện toàn lực lượng; thanh loại các thành viên hoạt động kém hiệu quả, vi phạm quy định; chọn những người tích cực, được nhân dân tín nhiệm bổ sung vào lực lượng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ phù hợp với từng đối tượng, sát tình hình thực tế.

[6] Quan tâm giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho các thành viên tổ chức quần chúng khi có hữu sự; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức quần chúng, nhằm động viên khích lệ tinh thần, tạo điều kiện để các tổ chức quần chúng an tâm, phấn khởi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự.

Tóm lại, quần chúng, nhân dân là người làm nên lịch sử, đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho hoạt động cách mạng trong thời chiến cũng như trong thời bình. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định có dân là có tất cả “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, với tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” là bài học vô cùng quý báu từ truyền thống lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc ta; thấm nhuần tư tưởng trên, Đảng, Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương và ban hành nhiều văn bản quan trọng, tiếp tục khẳng định sự quan tâm đặc biệt và đánh giá cao vai trò, sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

[1] Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 20/6/2007 về triển khai Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố trên địa bàn Tiền Giang cho các sở, ban, ngành tỉnh; Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 Quy định về tổ chức và hoạt động của Đội Dân phòng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Quyết định số 2328/QĐ-UBND ngày 1/8/2008 Quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 Quy định về tổ chức và hoạt động của Đội Công nhân xung kích tự quản về ANTT trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Video liên quan

Chủ Đề