Bao lâu mới có máu báo thai

Với những chị em mới có thai hoặc đang mong ngóng có thai, ra máu báo thai có đau bụng không là một trong những thắc mắc phổ biến hàng đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc liên quan giúp chị em có thể biết cách ứng phó trong từng trường hợp cụ thể.

1. Một số dấu hiệu nhận biết chính xác máu báo thai

Thực tế, mang thai ra máu nhưng không đau bụng là một trong những hiện tượng thường gặp. Đây thường là máu báo thai, cho biết việc thai nhi đã vào tử cung và đang làm tổ.

Cụ thể sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra và tạo thành phôi thai. Khi phôi di chuyển vào buồng tử cung và bám lấy thành tử cung để làm tổ, niêm mạc tử cung có thể bị tổn thương nhẹ dẫn đến hiện tượng xuất huyết, còn gọi là máu báo thai.

Thông thường, máu báo sẽ được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Màu báo thường xuất hiện sau khi rụng trứng và thụ tinh khoảng từ một đến hai tuần.
  • Lượng máu ra khá ít, chỉ một vài giọt, thường biến mất ngay lập tức hoặc kéo dài từ 1-2 ngày.
  • Máu báo thường có màu đỏ tươi, không đi kèm chất nhầy.

Phần lớn hiện tượng ra máu báo thai sẽ không gây đau bụng hoặc đôi khi xuất hiện cảm giác đau bụng lâm râm và sớm biến mất trong thời gian ngắn. Bởi thế, nếu đau bụng khi mang thai ở với mức độ dữ dội, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể phân biệt máu báo thai so với một số loại máu báo khác như sau:

  • Máu báo sảy thai thường đi kèm lượng máu nhiều, có thể sốt cao, đau bụng dữ dội, chóng mặt và choáng váng. Theo các tài liệu khảo sát, có khoảng 15% thai phụ có thể bị sảy thai trong những tháng đầu thai kỳ, có thể đi kèm với đau lưng dưới.
  • Máu báo thai ngoài tử cung thường có màu nâu, đen, kèm theo hiện tượng đau bụng dưới. Ngoài ra, chị em sẽ thường thấy đau ở một bên xương chậu, đi kèm với chóng mặt và đau ở cổ hoặc vai.
  • Máu báo cơ thể bị viêm nhiễm thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy vùng kín, âm đạo có mùi bất thường, khó chịu.

Khi mới mang thai, chị em cần theo dõi và nhận biết máu báo của mình ở dạng nào. Trong trường hợp là máu báo thai, bạn đừng quá lo lắng bởi điều này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thai nhi.

3. Cần làm gì nếu xuất hiện máu báo khi mang thai?

Trong trường hợp xuất hiện máu báo thai cảm kèm theo cảm giác đau bụng nhẹ, chị em nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để tăng cường sức khỏe cho cơ xương chậu và vùng bụng.

Bạn cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tắm với nước ấm hoặc chườm đá lạnh, chườm nóng để tạo cảm giác dễ chịu.

Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Bạn cảm thấy đau dữ dội, đặc biệt đau xuất hiện 1 bên vùng bụng
  • Về việc đau bụng như thế nào là có thai, máu báo thường đi kèm cảm giác đau bụng lâm râm. Trong trường hợp máu báo ra nhiều, đau bụng dữ dội, đây là điều bất thường cần được chú ý.
  • Máu chảy nhiều, kéo dài không cầm được, xuất hiện cục máu đông.

Trên đây là những thông tin giúp chị em giải đáp thắc mắc ra máu báo thai có đau bụng không?. Bạn cần chú ý đến màu sắc, lượng máu cũng như những dấu hiệu bất thường khác để có thể thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Chậm kinh và ra máu màu đỏ nâu thì có thai không?
  • Ra máu sau quan hệ có phải máu báo thai không?
  • Chướng bụng sau chuyển phôi có nguy hiểm?

Máu báo thai là dấu hiệu quá trình trứng và tinh trùng đã gặp nhau tạo thành phôi thai. Hiện tượng xuất hiện khi thụ tinh được 8-12 ngày hoặc xuất hiện ngày thứ 2-7 trước chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. 4 điều cần làm khi xuất hiện máu báo thai, sử dụng que thử thai, khám sản phụ khoa, ăn uống đầy đủ chất và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

1. Máu báo thai là máu gì?

Máu báo thai là hiện tượng ra máu ở âm đạo, hiện tượng này xuất hiện khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến một phần nhỏ lớp niêm mạc bị tổn thương, bong ra bên ngoài, gây chảy máu.

Khi thấy một lượng máu nhỏ chảy ra kèm theo những dấu hiệu như buồn nôn, căng tức ngực, tâm trạng thay đổi, thèm ăn thì có khả năng cao bạn đã có thai và để chắc chắn hơn thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định.

Trong một vài trường hợp, ra máu có kèm đau rát âm đạo, khí hư… không phải là dấu hiệu báo có thai mà là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm, chị em đừng chủ quan, hãy khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.

Với những chị em đã từng có thai thì dấu hiệu ra máu báo thường không xuất hiện ở lần mang thai sau. Bên cạnh đó, máu báo thai chỉ ra vài giọt nên nhiều chị em dễ bị nhầm lẫn với máu kinh, đặc biệt là những người chưa có ý định mang thai thì rất dễ bỏ qua dấu hiệu này.

Máu báo thai là một dấu hiệu thường thấy ở phụ nữ sắp sinh

2. Máu báo thai xuất hiện khi nào, trong bao lâu?

Nhiều mẹ bầu mang thai thắc mắc không biết máu báo thai xuất hiện khi nào và thời gian là bao lâu? Theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại Bệnh Viện đa khoa Hồng Hà thì máu báo thai xuất hiện từ 7 đến 12 ngày sau khi quan hệ nếu như trứng kết hợp thành công với tinh trùng. Ngoài ra hiện tượng này còn xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 trước kỳ kinh tiếp theo[ một số chị em cho biết]. Trong một số trường hợp máu báo thai có thể xuất hiện muộn hơn thời gian trên.

Máu báo thai sẽ xuất hiện trong khoảng vài giờ nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 2 ngày nên dễ khiến chị em nhầm lẫn đó là máu kinh. Thời gian xuất hiện trong bao lâu phụ thuộc vào số lượng niêm mạc bị bong và thoát ra bên ngoài cơ thể.

Lưu ý: Nếu như thời gian ra máu kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, chị em đừng chần chừ, hãy đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra cụ thể tình trạng, tránh để ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân và thai nhi [nếu có].

Cần làm gì khi xuất hiện máu báo thai?

Nhanh tay đăng ký!!!

3. Phân biệt máu báo thai với máu kinh nguyệt đơn giản

Để không nhầm lẫn giữa máu báo thai và ra máu kinh nguyệt chị em nên dựa vào những đặc điểm đặc trưng khác biệt sau:

3.1 Đặc trưng của máu báo thai

– Màu sắc máu báo có thể là màu nâu, hồng nâu hoặc đỏ tươi

– Máu chảy không bị vón cục và không chứa dịch nhầy

– So với máu báo kinh thì lượng máu chảy ra ít hơn, kéo dài từ 1-2 ngày.

– Thời gian ra máu có thể dài hay ngắn khác nhau ở mỗi người nhưng thường ít hơn 2 ngày.

– Không kèm đau bụng như máu báo có kinh, không có biểu hiện gì bất thường khác.

3.2 Đặc trưng của máu do kinh nguyệt

– Máu kinh có màu đỏ hoặc thẫm

– Máu ra có kèm vón cục, dịch nhầy, đôi khi là máu đông

– Trong 2 ngày đầu tiên lượng máu ra ồ ạt.

– Máu ra trong thời gian từ 5 – 7 ngày, tối đa là 10 ngày.

– Khi ra máu kinh, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau lưng, đau bụng, mệt mỏi.

Sự khác biệt giữa máu kinh nguyệt và dấu hiệu có thai

4. Cần phải làm gì khi ra máu báo thai?

Ngay sau khi xuất hiện dấu hiệu ra máu báo có thai, chị em cần thực hiện những hướng dẫn sau đây của các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành:

4.1 Sử dụng que thử thai

Que thử thai có độ chính xác lên từ 97 – 99%, vì thế khi có máu báo thai, dùng que thử là cách hiệu quả nhất để xác nhận có đúng bạn đã có thai hay chưa. Chị em nên dùng que thử thai vào buổi sáng để có độ chính xác cao nhất, đồng thời nên sử dụng nhiều hơn 1 que thử thai để kiểm chứng kết quả ban đầu.

Hiện nay, có 2 loại que thử thai đang được bày bán là que giấy và điện tử, chị em có thể tìm mua ở các nhà thuốc uy tín và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu que thử thai hiện lên 2 vạch thì kết quả là chị em đã có thai.

4.2 Khám sản phụ khoa

Nếu muốn có kết quả chính xác hơn nữa thì khám sản phụ khoa tại các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa cũng là một trong những điều chị em cần làm. Thông qua thăm khám với các chỉ định xét nghiệm chuyên khoa, các bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chuẩn nhất, những khuyến cáo phù hợp với tình trạng thực tế của bạn.

4.3 Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho chị em trong thời gian đầu khi mang thai. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi, tránh các dị tật xảy ra.

4.4 Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Bên cạnh những lưu ý kể trên thì chị em cũng nên dành thật nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái, vui vẻ để thai kỳ diễn ra an toàn, suôn sẻ, bảo vệ thai nhi đủ ngày, đủ tháng mới chào đời.

Chế độ ăn uống ngủ nghỉ phù hợp giúp bạn sinh nở dễ dàng

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa về máu báo thai. Chắc chắn bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để nhận biết mình có thai hay chưa và cần làm gì để có thai kỳ tốt nhất.

Chủ Đề