Một bài báo trên trang messyminimalist com từng viết về hạnh phúc như sau

Sự nghiệp của Người Giàu

Tôi định nghĩa cho bài này

Người Giàu = bởi chính cuộc đời của họ là Giá trị sống, mang trên mình sự nghiệp tạo ra Giá trị xã hội, vì thế ở họ hội tụ, thăng hoa [ Cống hiến + Thành đạt + Hạnh phúc ] chia sẻ tích cực và rộng rãi được với Nhân Quần . Người ta ngợi ca họ bởi Họ chính họ là những người thực hành được Đạo Đức .

Trước hết chúng ta suy nghĩ về vài so sánh tiếp về Giàu - Nghèo tôi sơ bộ liệt kê :

    • Người giàu lan tỏa tinh thần hăng hái ra người khác : lao động là Sự nghiệp
  • Người nghèo làm công ăn lương, đếm giờ hết lao động, nên khổ sai
    • Người giàu hiểu quy luật, tiếp nhận nhiều phía, đứng từ mình để xác quyết hành động
  • Người nghèo cấn cá cái này cái kia mà đứng núi này trông núi nọ
    • Người giàu chú trọng sự sinh sôi của Tổng tài sản, biết khai thác và làm giàu hóa vốn Xã hội
  • Người nghèo chạy vạy cho tiêu dùng và coi đồ vật là tài sản
    • Người giàu quản lí dòng chảy của Tài chính trong các kênh đầu tư xã hội
  • Người nghèo đếm tiền trong túi mình và đầu cơ để bị tha hóa bởi nó
    • Người giàu khiến người khác làm việc chăm chỉ vì đồng tiền ghi chữ : Giá trị của Bạn
  • Người nghèo làm việc vì tiền của họ trả và tìm cách thêm mình bằng cách bớt người
    • Người giàu đi qua nỗi sợ hãi bằng cách mạnh hơn với đội ngũ
  • Người nghèo để nỗi sợ hãi làm họ yếu đi mà bị ngăn cản vì đơn độc
    • Người giàu luôn học hỏi và trải nghiệm bởi ứng dụng phát triển
  • Người nghèo học hành láng máng nên làm gì cũng ko thấu đáo mà bất tin
    • Người giàu nghĩ thay đổi được số phận và tạo ra cuộc sống tươi đẹp hơn
  • Người nghèo luôn dựa vào may rủi và chờ điều bất ngờ xảy đến
    • Người giàu tìm được giải pháp cho những vấn đề đi đến hanh thông
  • Người nghèo bị nhấn chìm trong vấn đề mà bế tắc
    • Người giàu có văn hóa nên nhận chân được GT bởi vậy biết trân trọng
  • Người nghèo quen sống trong xin cho, tư cách kém nên ko u minh về GT
    • Người giàu thường trực những suy nghĩ lớn bởi tình cảm lớn ý chí lớn
  • Người nghèo sa vào toan tính tủn mủn bởi ủy mị và cách nghĩ hẹp hòi
    • Người giàu nỗ lực tập trung vào các cơ hội đến từ thay đổi của Thế giới
  • Người nghèo kéo xe chất đầy khó khăn của bản thân và than phiền xã hội
    • Người giàu học hỏi sự thành công và ngưỡng mộ sự thành đạt
  • Người nghèo đố kị với những ai hơn họ và quị lụy kẻ giàu có
    • Người giàu vượt lên bản thân giao du tích cực để tìm được cộng sự
  • Người nghèo co cụm kết thân với kẻ đồng cảnh mới thấy tự tin
    • Người giàu huy động mọi công cụ và lực lượng xã hội để bán Giá trị
  • Người nghèo bán khoán cái có sẵn và bị bao vây bởi tham vọng

Trong Suy nghĩ người giàu, tiền chưa bao giờ là đủ, và họ biết rằng Tiền chỉ là phương tiện, Tiền khác với hạnh phúc trong cuộc sống, điểm này là điểm khác với suy nghĩ của người nghèo.

Khi đứng trên đỉnh cao sự nghiệp, tiền sẽ chẳng còn là yêu cầu cấp thiết đối với chúng ta. Đó cũng là lúc để những động lực khác trỗi dậy, thôi thúc ta hành động và… kiếm thêm nhiều tiền hơn nữa.

hế giới ngày càng lắm người giàu. Những danh xưng tỉ phú, triệu phú dần trở nên nhiều như nấm. Thực tế ấy khiến ta phải thừa nhận: Có những người kiếm được nhiều tiền đến mức có tiêu cả đời cũng không hết được, cho dù họ sở hữu lối sống xa xỉ đến đâu.

Nhưng khi bước trên những nấc thang của sự thành công, các con số sẽ không còn có tác động mạnh mẽ tới người giàu như lúc họ bắt đầu sự nghiệp. Vậy điều gì khiến cho tham vọng của họ ngày càng mãnh liệt?

Tham vọng không dừng lại, ngay cả khi họ đã trở nên giàu có

Thực ra, những người thành công cũng có những lý do của riêng mình. Tôi ngộ ra điều ấy khi trò chuyện với một vài nhân vật, mà họ đã có nhiều cơ hội được tiếp xúc [và nghiên cứu] với giới siêu giàu. Michael Norton, một giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard - người đang nghiên cứu mối liên hệ giữa hạnh phúc và sự giàu sang - đã xây dựng một mô hình khá cụ thể, để giúp chúng ta thấu hiểu tâm lý này.

Norton cho hay, các nghiên cứu thường xoay quanh hai câu hỏi lớn mà con người thường tự đặt ra cho mình, mỗi khi họ cảm thấy hài lòng với hiện tại cuộc sống. Hai câu hỏi đó là: “ Mình đã làm tốt hơn trước đây chưa?” Và “ Mình có đang làm tốt hơn người khác không?”. Những chất vấn này không chỉ được áp dụng với tiền tài hay danh vọng, mà còn ở ngoại hình, chiều cao, hay bất cứ thứ gì mà con người thường băn khoăn lo lắng.

Ta luôn có xu hướng tự so sánh với người khác, và với chính mình

“Nhưng vấn đề là, có rất nhiều thứ trong cuộc đời mà con người ta không thể cân đo đong đếm” - ông tiếp lời - “Chẳng hạn như bạn muốn trở thành một ông bố bà mẹ tốt, sẽ rấy khó để bạn tự đánh giá xem liệu mình có đang làm tốt hơn so với mình của năm trước, hay mình có phải một mẫu hình lý tưởng so với ông hàng xóm bên nhà”.

Cũng vì vậy, mà con người ta thường có xu hướng so sánh những gì có thể định lượng, mà ở đây tiền bạc là lựa chọn lý tưởng. Nếu tôi cần biết liệu cuộc đời mình có đang đi lên phía trước, chỉ cần hỏi lại xem mình đã làm được bao nhiêu tiền? Có nhiều hơn năm trước không? Có thêm nhà, thêm xe không? Mọi thứ thật đơn giản, với thước đo tiền bạc.

Tiền bạc là thước đo dễ dàng nhất để đánh giá con người

Bản năng so sánh này của con người không biến mất, ngay cả khi ta đã kiếm được hơn mức mà mình cần rất, rất nhiều. Việc tự vấn bản thân chỉ có một hệ quả, đó là nó thúc đẩy chúng ta tiếp tục cố gắng để tiến về phía trước. Và khi tiếp tục tiến lên như thế, những giới hạn đối với bản thân lại càng được đẩy lên cao hơn. Giá thử như bạn sống ở Việt Nam và sở hữu khối tài sản khoảng 50 triệu USD, ok bạn rất giàu [không, bạn thực sự rất, rất, rất giàu]. Nhưng cùng khối tài sản ấy mà chuyển đến sống ở giữa khu Manhattan, New York thì bạn cũng bình thường thôi. Vậy nên dù bạn thực sự đã vượt xa mốc ban đầu rất nhiều, thì bạn vẫn cảm thấy mình luôn thua kém những người xung quanh, và dĩ nhiên - bạn chẳng bao giờ hài lòng với điều đó.

Để mô phỏng lại hiện tượng kỳ lạ này, Norton và các cộng sự đã cùng nhau thực hiện một nghiên cứu công phu. Theo công trình được xuất bản vào hồi đầu năm ngoái, họ đã tiến hành khảo sát hơn 2000 người sở hữu khối tài sản trên 1 triệu đô la, hỏi rằng mức độ hạnh phúc của họ là bao nhiêu, trên thang điểm từ 1 đến 10. Và họ cần thêm bao nhiêu tiền để có thể đạt được trạng thái ấy. Kết quả thật đáng buồn: Chẳng có ai hài lòng với những gì họ đang có, và hầu hết đều muốn sở hữu một khối tài sản gấp đôi, gấp ba bây giờ để trở nên hạnh phúc thực sự.

Ngay cả khi mọi người đều ghen tị, họ vẫn chưa hài lòng

Nhằm thực hiện thí nghiệm trên, Norton không chỉ phải vất vả trong việc kết nối với những người giàu có, mà còn tiêu tốn một khoản chi phí không hề nhỏ. Với mỗi người chấp nhận tham gia khảo sát, họ được trả tới 46 euro, trong khi một người bình thường chỉ được trả trung bình 1 USD. Vậy nên có thể nói vui rằng những người giàu vẫn đang giàu lên, ngay cả trong một thí nghiệm về mặt trái của sự giàu có.

Jeffrey Winters, một giáo sư ngành Chính trị học thuộc Đại học Northwestern, cũng là tác giả của cuốn sách Quyền lực tập trung cũng có những nhận định về vấn đề này. Ông cho hay, bên cạnh việc so sánh với những người khác, thì những người siêu giàu còn có một động lực khác để ép mình kiếm được thêm nhiều tiền hơn nữa: Họ yêu thích cái cảm giác khi nhìn thấy khối tài sản của mình được mở rộng, qua việc đầu cơ, mua bán, sáp nhập… v.v. Những người làm công ăn lương như chúng ta lại có tư duy khác. Hầu hết chúng ta kiếm tiền để đáp ứng những nhu cầu của bản thân như mua nhà, tích trữ nhu yếu phẩm, đóng bảo hiểm hay nuôi dạy con. Nói cách khác, chúng ta đổi tiền lấy sự chu cấp ổn định. Còn người giàu đổi tiền, để lấy nhiều tiền hơn.

Chính từ hai tư tưởng hoàn toàn khác biệt này mà chúng ta cũng có hai cách phản ứng khác nhau. Với vài trăm triệu USD, bạn đã có thể sở hữu 6 chiếc du thuyền ở khắp nơi trên thế giới - đó là thứ mà phần lớn chúng ta sẽ hằng mơ ước. Nhưng những người giàu không đặt mục tiêu là sở hữu du thuyền. Họ muốn nhiều, nhiều hơn nữa, và đó mới chính là mục đích mà họ muốn. “Trong trường hợp này, sẽ chẳng có con số nào là đủ” - Winters kết luận - “Mọi tỷ phú mà tôi nói chuyện cùng [và tôi biết cũng khá nhiều người như thế], đều hết sức phấn khích khi theo dõi số tài sản họ có tăng lên từng ngày”.

Người giàu thèm cái cảm giác có nhiều tiền hơn, chứ chưa chắc đã cần đến chúng

Xoay quanh câu chuyện này, tôi cũng tham khảo thêm ý kiến của một chuyên gia khác - Brooke Harrington, giáo sư của Trường Kinh doanh Copenhagen. Harrington đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều bài viết về thói quen cũng như xu hướng trong tài chính của những người thuộc giới siêu giàu. Khi bàn về hiện tượng này, ông cũng đưa ra những nhận định tương tự: Người giàu không tự vấn bản thân về việc liệu họ có đủ tiền để mua thứ này thứ kia hay không, mà về việc mình có đang có nhiều hơn những người khác hay không.

“Cái ý niệm về sự giàu có” - như Harrington viết trong thư - “Không phải là việc hoàn thành những ước mơ thời thơ ấu. Ta cảm thấy mình giàu có khi bản thân mình có vị trí cao hơn những người trong cùng tầng lớp, cùng nhóm xã hội. Vậy nên câu hỏi đúng cần phải đặt ra không phải là những người giàu có muốn có gì, mà là họ phải sở hữu thứ gì để khẳng định và củng cố cho địa vị của mình”.


Áp lực về địa vị càng lớn hơn, một khi ta đã trở nên giàu có

Tiểu thuyết gia Gary Shteyngart cũng có những trải nghiệm riêng về những suy nghĩ của người giàu với tài sản của họ. Nhân vật chính trong cuốn sách mới ra mắt của ông - Lake Success - là một chuyên gia tài chính ở New York. Vậy nên trong quá trình nghiên cứu cho cuốn sách của mình, Shteyngart có nhiều cơ hội để làm thân với những nhân vật nổi bật trên thương trường. Phần lớn trong số họ là chủ tịch của các quỹ đầu tư - những người dị ứng với máy bay thương mại và thuê các giám đốc tài chính để quản lý tài sản gia đình. “Họ đã đạt đến ‘cảnh giới’ có đủ khả năng để làm bất cứ điều gì họ muốn, và khi ấy giá tiền của mọi thứ đã không còn quan trọng. Cho dù là xe hơi cánh bướm hay những công nghệ mới nhất của Tesla, tôi không rõ giá tiền bao nhiêu, nhưng chúng chẳng là gì to tát so với số tài sản hàng trăm triệu USD của họ”.

Trong quãng thời gian tiếp xúc với những người giàu có, Shteyngart nhận ra một điều rằng họ có tính cạnh tranh cực kỳ cao. “Họ dành cả ngày để sát phạt lẫn nhau trên phần mềm Bloomberg Terminals, rồi lại cùng ngồi ăn thua trên chiếu Poker hàng tối”. Tâm lý tranh giành lợi thế phổ biến đến nỗi họ hơn thua nhau ngay từ những khoản tiền từ thiện. Shteyngart cho rằng phía sau tâm lý này là một nhu cầu khát khao được công nhận về năng lực và trí thông minh.

Tất cả chúng ta đều muốn được người khác công nhận

Sự thực thì có những nhà đầu tư đã làm nên sự nghiệp nhờ yếu tố may mắn phần nhiều, nên điều đó khiến họ cảm thấy năng lực của mình bị nghi ngờ, dẫu cho khối tài sản khổng lồ kia chính là minh chứng nặng ký nhất cho thành công của họ. Ông cũng từng chứng kiến những thương nhân thành đạt coi tiền bạc như những tấm “thẻ điểm”. Không có giải thưởng, không có chứng nhận, đối với họ, tiền bạc là bảo chứng duy nhất họ có để chứng minh giá trị của bản thân mình.

Quãng thời gian trải nghiệm trong thế giới kim tiền làm Shteyngart phần nào lo ngại. Có những người mà trong mắt cả thế giới là sung sướng - những người có thể mua bất cứ thứ gì mà họ thích, ấy thế mà họ lại chẳng lấy gì làm hài lòng về điều đó. Đúng với kết luận của các nhà khoa học, và như ông bà ta vẫn kháo nhau bấy lâu nay: Tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc. “Cuối cùng thì” - Shteyngart mỉm cười và nói - “Tôi đã rất vui khi cuộc thăm dò của mình cũng đến hồi kết thúc. Nó làm tôi tuyệt vọng quá chừng”.

người giàu: “Tôi không thể kiếm tiền trên giường bệnh được”

1. Người giàu tin rằng thói quen sinh hoạt rất quan trọng đối với họ

Có 52% những người giàu cho rằng thói quen hàng ngày rất quan trọng, ảnh hưởng chủ yếu tới thu nhập, mức độ giàu có của họ. Trong khi đó tỷ lệ những người nghèo đồng tình với quan điểm này chỉ chiếm tỷ lệ 03%.

Rất nhiều người giàu sẽ nói mình trở thành người giàu là nhờ vận may. Nhưng không ít người nghèo nói rằng vận may của mình không tốt, nên không thể trở thành người giàu được.

Vận may ấy bắt nguồn từ những thói quen! Những người giàu cho rằng thói quen không tốt sẽ tạo nên vận rủi, còn thói quen tốt lại có thể mang tới vận may. Những thói quen này cũng là sự tôi luyện, buông bỏ những thói quen không tốt, lựa chọn những điều tốt đẹp cho tương lai của mình.

2. Người giàu thích kết giao bạn bè

68% người giàu nói rằng họ thích kết bạn, còn tỷ lệ này trong người nghèo chỉ chiếm 11%. Chúng ta thường có câu: “Ở nhà dựa vào cha mẹ, ra ngoài dựa vào bạn bè, nhiều bạn mở ra nhiều con đường hơn”. Kết giao bạn bè rộng rãi là một cách mở rộng mối quan hệ.

Người giàu luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè của mình và mọi người xung quanh. Họ coi trọng việc tạo dựng những mối quan hệ bền vững, sự tín nhiệm lẫn nhau. Bởi lẽ, không có uy tín cũng đồng nghĩa với việc không có bạn bè, không có bạn bè thì cơ hội làm giàu cũng không nhiều. Làm giàu không phải là một đường thẳng tắp, mà luôn ẩn chứa nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu. Lúc này những người bạn sẽ giúp họ nhìn rõ hơn phương hướng và có thêm động lực tiến về phía trước. Bởi lẽ họ luôn hiểu rằng “Giúp người trước là giúp mình sau”.

3. Người giàu coi trọng mối quan hệ và sự trưởng thành của bản thân

88% người giàu cho rằng mối quan hệ vô cùng quan trọng nếu muốn trở thành một người giàu. Nhưng số người nghèo cùng quan điểm này chỉ chiếm 17%.

Mối quan hệ tốt được người giàu coi là mỏ vàng và tích cực khai thác. Họ không ngừng củng cố các mối quan hệ thân thiết, dựa vào đó để thúc đẩy sự nghiệp phát triển.

Những người giàu ở Mỹ duy trì mối quan hệ này không chỉ dựa vào việc trở thành những người bạn nhậu với nhau. Họ có thể làm những việc nhỏ bé thấm đẫm tình người nào đó. Ví dụ như cùng tham gia hoạt động từ thiện, hoặc đơn giản gặp nhau chỉ để uống một ly trà, cùng đi ăn sáng, cùng tập thể thao, cùng đi dã ngoại…

Người giàu rất nhạy bén với việc khai thác các mối quan hệ hiện có của mình. Điều đáng nể hơn là họ liên tục kết nối những người quen biết của mình với nhau, giúp các đối tác cũng tìm được cơ hội hợp tác và phát triển.

Họ không chỉ bó hẹp tư duy trong việc làm giàu cho bản thân, mà thường mang theo tư tưởng “đôi bên cùng có lợi”. Vậy nên những mối quan hệ này không chỉ giúp bản thân họ làm giàu, mà còn khiến những người khác cũng có cơ hội trở nên giàu có.

4. Người giàu dựa vào tính sáng tạo chứ không chỉ là sự thông minh

75% người giàu coi tính sáng tạo là yếu tố quan trọng của người giàu. Chỉ có 11% người nghèo đồng ý với điều này. Người giàu tin tưởng rằng sự sáng tạo sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc có thành công hay không. Còn người nghèo đa phần cho rằng mình nghèo là do mình không đủ thông minh.

Rất nhiều người giàu cho rằng thành tích khi học ở trường đại học chỉ vừa đủ đạt tiêu chuẩn mà thôi. Họ không được coi là những người thông minh và học giỏi. Nhưng họ lại coi trọng sự sáng tạo, chứ không coi trọng lý thuyết sách vở. Nên khi hòa nhập với xã hội họ có thể phát huy được tối đa năng lực của mình.

5. Người giàu cho rằng tiết kiệm rất quan trọng

88% người giàu cho rằng tiết kiệm là cơ sở dẫn tới việc giàu có. 52% người nghèo cũng tán đồng với quan điểm này. Muốn trở thành người giàu thì không chỉ cần phải kiếm được nhiều tiền, mà còn phải cần kiệm giữ nhà, tích lũy tiền của.

Ăn chơi sa đọa, vung tay quá trán thì dẫu trong nhà có núi vàng núi bạc cũng sẽ có ngày trắng tay. Người giàu giáo dục con cái định luật 80/20. Tức là trong cuộc sống đừng làm được đồng nào tiêu hết đồng ấy. Chí ít phải tích lũy được 20% để đầu tư.

6. Người giàu dám mạo hiểm

63% người giàu cho biết trong quá trình làm giàu của mình họ dám mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro. Về phương diện này người nghèo lại không có được khí khái đó. Chỉ có 6% người nghèo cho biết họ tán đồng với quan điểm dám xông pha vào mạo hiểm của người giàu.

Theo điều tra của các học giả, 27% những người giàu có trong quá trình lập nghiệp đều phải nếm mùi thất bại ít nhất 1 lần. Họ rất dễ quên đi thành công, nhưng thất bại thì lại khắc cốt ghi tâm. Từ đó họ có thể rút ra những bài học trong thất bại mà đứng lên làm lại từ đầu. Đây chính là tố chất cơ bản giúp họ có khả năng thành công.

7. Người giàu yêu thích công việc của họ

85% người giàu nói rằng họ yêu thích công việc mình đang làm. Nhưng chỉ có 02% người nghèo nói rằng họ thích công việc ấy. 86% người giàu làm việc 50 tiếng 1 tuần trong sự đam mê quên mình. 81% người giàu nói rằng họ phải làm nhiều hơn yêu cầu của công việc, đơn giản vì họ thấy điều đó là cần thiết và tình nguyện làm vậy.

Công việc của người giàu thường là tự mình sáng lập sự nghiệp, nên việc dốc toàn tâm huyết vào đó cũng là điều đương nhiên. Người nghèo đa phần là giới làm công ăn lương, muốn toàn tâm toàn ý dồn vào công việc là một yêu cầu hơi cao.

Người giàu thường gắn những mục tiêu cao cả vào trong sự nghiệp của mình. Vậy nên cảm hứng trong công việc của họ luôn dâng trào và mang đến cho họ sức mạnh và sự phục hồi kỳ diệu.

8. Người giàu tin rằng một sức khỏe tốt là vốn liếng để kiếm tiền

85% người giàu rất coi trọng sức khỏe. Hơn nữa họ còn cho rằng đây là tiền vốn để kiếm tiền. Nhưng người nghèo lại không coi trọng sức khỏe lắm. Thậm chí 13% người nghèo cho rằng sức khỏe vốn để “liều sức bình sinh” của mình để kiếm kế sinh nhai.

Một người giàu từng nói :“Tôi không thể kiếm tiền trên giường bệnh được”. Một sức khỏe tốt đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tinh lực và thời gian hơn để khai thác sự nghiệp và cũng sẽ tích lũy được nhiều tài sản hơn. Sức khỏe còn giúp thời gian tích lũy của cải được kéo dài. Một người dẫu giàu có hơn nữa thì những năm tháng thanh xuân sớm qua đi cũng là một bi kịch. Một điều đơn giản nữa là dẫu có núi vàng, núi bạc nhưng không có sức khỏe tốt thì cũng không có cơ hội hưởng thụ thành quả của mình.

Cuối cùng:

Bạn chọn cuộc sống giàu sang hay bình dị
Cách người Cha giàu trả lời

ố tôi là một thẩm phán luật hành chính. Đều đặn từ thứ hai đến thứ sau, ông thức dậy vào lúc 5 giờ sáng và lái xe đến ga xe lửa. Từ đó, ông đi tới San Francisco, bắt một chuyến xe buýt và tới nơi làm việc.

Ông trở về nhà vào lúc 6 giờ chiều. Ngày nào, ông cũng lặp lại như vậy trừ một số ngày ông ngủ gật trên tàu và bỏ lỡ điểm dừng.

Chúng tôi sống trong một ngôi nhà ba phòng ngủ ở đồi Los Gatos, bang California [Mỹ]. Từ đây, chúng tôi có thể phóng tầm mắt, chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở thung lũng silicon. Khi tôi là một cậu bé, kỷ nguyên .com vẫn còn chưa bắt đầu.

Với công việc là một thẩm phán luật hành chính, bố tôi luôn đảm bảo một cuộc sống đầy đủ cho gia đình mặc dù chúng tôi không giàu có. Nhiều năm trôi qua, Quận Santa Clara đã phát triển thành một trung tâm công nghệ như ngày nay. Các ngôi nhà được xây theo phong cách McMansion [những ngôi nhà có kiểu kiến trúc giống nhau, diện tích rộng và được xây nhanh chóng] bắt đầu xuất hiện xung quanh chúng tôi cũng nhanh chẳng kém sự phất lên nhanh chóng của Thung lũng Silicon.

Chẳng bao lâu sau, thị trấn Los Gaots yên bình cũng hoà mình vào dòng thác đổi thay. Các hãng xe sang trọng như BMW’s, Mercedes Ferrari’s… luôn tấp nập chạy qua thị trấn. Cẩm nang Michelin Guide [cuốn sổ đánh giá, xếp hạng các khách sạn ở Paris và các nhà hàng theo danh mục cụ thể. Có tên trong cẩm nang này là niềm tự hào của nhiều đầu bếp trên khắp thế giới] còn gợi ý danh sách các nhà hàng mới nổi chuyên phục vụ bữa ăn cho các nhân vật có máu mặt ở Thung lũng Silicon.

Trong khi đó, bố tôi vẫn tiếp tục lái chiếc xe cũ tàng nhưng có khả năng đánh bại Ford Ranger đi khắp thị trấn. Bố từng nói với tôi rằng: “Giàu sang chẳng có lỗi gì. Tuy nhiên, với nhiều người, họ đã đánh mất chính mình trong quá trình vươn tới sự giàu sang. Không phải giàu sang mà chính chí khí mới nói lên bạn là ai”.

Đương nhiên, khi còn là một cậu thiếu niên tự mãn, tôi luôn tìm cách vặn vẹo lại bố: “Con muốn trở thành một người giàu sang có chí khí còn hơn là người nghèo có chí khí”. Bố tôi mỉm cười và đáp lại rằng: “Chắc chắn rồi, nhưng điều nực cười là những người vui vẻ nhất trên hành tinh này mà bố từng gặp lại thường không giàu”.

Chẳng hạn, một trong những người bạn bố yêu quý nhất là Corey, người quản lý địa phương từng sửa chữa các con đường gần nơi mình sống. Bố từng thuê ông ấy làm một số việc lặt vặt, mời ông ấy ăn trưa và uống trà đá.

Bố tôi và người đàn ông ấy nói chuyện về lịch sử và cuộc sống. Bố tôi từng nói: “Corey là rất thực tế và thành thật hơn bất cứ ai bố từng làm việc cùng. Một người khác bố cũng rất yêu quý là chú thợ cắt tóc Pat”.

Bố mẹ tôi thỉnh thoảng cũng tham dự các bữa tiệc với hàng xóm. Mặc dù bố tôi thích ở nhà đọc sách lịch sử hơn nhưng vì mẹ tôi thích đến những nơi đông vui và tham gia các hoạt động cộng đồng nên bố tôi đều ậm ừ đi theo.

Bố tôi nhận ra rằng, nhiều người giàu sang nhưng lại có vẻ không hạnh phúc. Đúng vậy, họ ở trong những toà nhà lớn, đầy đủ tiện nghi; ngồi trên những chiếc ô tô bóng loáng, sang trọng nhưng một vài người lại có cuộc hôn nhân không hạnh phúc, sa vào thói nghiệm rượu, âu sầu về các vấn đề sức khoẻ… Những người khác dù kiếm được nhiều tiền nhưng lại tiêu xài hoang phí. Một nửa số đó sống hoàn toàn bằng tiền thế chấp. Bố tôi luôn nói như vậy.

Bố tôi nghỉ hưu vào năm 79 tuổi. Khi đó, bố tôi đã sở hữu một ngôi nhà và rất nhiều ô tô. Bố tôi còn có lương hưu, trợ cấp y tế và thậm chí còn một số khoản đầu tư vào các hợp đồng chăm sóc sức khoẻ dài hạn, nhiều ưu đãi cho mẹ tôi và chính bản thân ông.

Những gì tôi học được từ bố là tiền bạc thực sự có ích nhưng nó không đảm bảo hạnh phúc.

Không bao giờ là đủ

Nam diễn viên Jim Carrey từng phát biểu rằng:

“Tôi nghĩ mọi người có thể sẽ trở nên giàu có, nổi tiếng và làm mọi việc họ từng ao ước, nhưng chừng ấy vẫn chưa bao giờ khiến ta thoả mãn”.

Thực tế là việc tập trung vào vật chất, danh tiếng và vận may dường như không mang đến niềm hạnh phúc lâu dài. Chúng ta chỉ cần nhìn vào các vụ bê bối của những người nổi tiếng ở Hollywood thì sẽ thấy. Họ đều dính dáng đến những lùm xùm xung quanh việc ly hôn, lạm dụng chất gây nghiện, rượu, thuốc an thần…

Một bài báo trên trang MessyMinimalist.com từng viết về hạnh phúc như sau:

“Hãy để tôi giải thích: Khi mỗi ngày trôi qua, nếu mọi thứ bạn suy tưởng chỉ xoay quanh điều gì sẽ mang đến hạnh phúc cho bản thân mình đây thì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, tất cả những thứ đó chưa bao giờ là đủ. Đó là bởi vì sau giây phút hạnh phúc, não chúng ta lại quay về trạng thái cân bằng [trạng thái tự nhiên]. Nếu chúng ta cứ đánh lừa bộ não hết lần này đến lần khác thì những giây phút hạnh phúc hiện tại [như dùng bữa ở một nhà hàng hạn sang, sử dụng đồ đạc mới, mặc quần áo mới hay đi nghỉ dưỡng] chỉ là cảm giác do chúng ta cố tạo ra. Khi trở về trạng thái bình thường, chúng ta sẽ luôn cảm thấy như vừa mất mát thứ gì đó… Do vậy, chúng ta luôn tìm kiếm trạng thái bị kích thích để có cảm giác hạnh phúc hơn."

Việc theo đuổi hạnh phúc thực sự tốn kém, mất nhiều thời gian và khiến chúng ta kiệt sức”.

Hạnh phúc là thứ thoảng qua. Chẳng sớm thì muộn, kỳ nghỉ cũng kết thúc. Bữa ăn tối cũng qua đi. Chúng ta lại trở về với nhịp điệu sống bình thường.

Chính vì thế, nếu cuộc rượt đuổi tiền bạc, danh tiếng chẳng thể làm chúng ta hạnh phúc lâu dài, vậy chúng ta nên làm gì?

Đây là lúc sự hài lòng xuất hiện. Hạnh phúc có thể đến rồi đi nhưng sự hài lòng thì luôn trước sau như một.

Một lần nữa, tôi xin trích dẫn phần nói về sự hài lòng trên trang Messyminimalist.com như sau:

“Nếu bạn hài lòng với chính bản thân mình và có thể chấp nhận con người bạn ở trạng thái tự nhiên, chúng ta sẽ có thêm thời gian, tiền bạc và năng lượng để sống và trải nghiệm cuộc sống ở cả những khoảnh khắc đáng tự hào lẫn nhục nhã. Điều này không có nghĩa là chúng ta không có mục tiêu cho một lối sống khác tốt đẹp hơn nhưng dù trong bất cứ tình huống nào, điều quan trọng là ta luôn tìm được sự hài lòng. Ngay cả khi bạn chẳng có gì, bạn có thể tận hưởng ánh bình mình của ngày mới. Nếu bạn không có ai để tâm sự, bạn có thể bắt chuyện với người lạ."

Đuổi theo chú thỏ máy

Chó đua luôn đuổi theo những chú thỏ máy. Vấn đề nằm ở chỗ chúng chưa bao giờ đuổi kịp chú thỏ máy này. Ở một khía cạnh nào đó, đuổi theo hạnh phúc cũng tương tự như vậy. Điều gì tồi tệ hơn, ngay cả khi chúng ta đuổi kịp chú “thỏ” tham vọng của chúng ta, hạnh phúc cũng chỉ là thứ thoáng qua.

Chúng ta được thăng tiến hoặc có bằng cấp. Chúng ta ăn mừng. Nhưng sau đó, mặt trời lại lặn và ngày tiếp theo lại tới, chúng ta phải đi lính cho những mục tiêu kế tiếp.

Andrew Weil, M.D cho rằng, chúng ta nên theo đuổi sự hài lòng hơn là hạnh phúc. Sự hài lòng là cảm giác thoả mãn bên trong. Nó không phụ thuộc vào những điều bên ngoài như sự thăng tiến hay niềm hãnh diện khi chiến thắng trong trò chơi xổ số. Dưới mọi hình thức, tham vọng và thành tích chúng ta đạt được chẳng có gì là sai. Vấn đề chỉ là chúng ta không nên đặt tất cả trứng cảm xúc vào cùng một rổ.

Sức khoẻ cảm xúc của chúng ta nên gắn liền với sự hài lòng cá nhân, sự thanh thản, thoải mái và khả năng phục hồi. Mọi người hiểu rằng, nỗi buồn đôi khi là một phần cuộc sống.

Ý nghĩa kỳ quặc của sự hài lòng

Vào năm 2006, bố tôi nằm bệt trên giường, hôn mê và đang vật lộn với cơn đau của chứng suy thận. Nữ y tá tuyệt vời luôn giữ ông ở trạng thái thoải mái nhất có thể. Tôi nắm lấy tay bố mình và hồi tưởng lại quá khứ: Các câu chuyện về gia đình, vật nuôi, kỳ nghỉ, ngày lễ và lời cầu chúc cho một cuộc sống tươi đẹp. Tôi nói với cha mình rằng nếu ông ấy mệt thì ông hãy nghỉ ngơi rồi mọi việc sẽ ổn. Nhờ ông, mọi người trong gia đình tôi đều ổn.

Tôi nhận được một cuộc gọi hai giờ sau đó thông báo rằng, ba tôi đã thanh thản qua đời. Tôi đã chuẩn bị cho sự ra đi của ông nhưng nỗi buồn và sự mất mát vẫn bủa vây lấy tâm hồn tôi. Tôi không hạnh phúc. Nhưng tôi cũng cảm nhận được sự hài lòng đến kỳ quặc.

Tôi cảm thấy ổn khi tôi đã ở bên bố suốt quãn thời gian bố lâm bệnh. Tôi cảm thấy ổn vì tôi đã sắp xếp để mẹ tôi gặp bố tôi. Tôi cảm thấy tự hào trước thực tế trong thời khắc bố cần tôi nhất, tôi đã ở cạnh ông. Và tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng, bố tôi sẽ không còn phải chịu cảm giác đau đớn này thêm một giây một phút nào nữa.

Bố tôi ra đi cũng khiến tôi suy nghĩ sâu sắc hơn về cuộc sống của chính mình. Từ sự từng trải và vốn sống của ông, tôi bắt đầu tập trung vào những thứ mang đến sự hài lòng cho tôi như gia đình, nghệ thuật, sách, bạn bè, sức khoẻ.

Hết lòng vì người khác là một đức tính tốt

Nhà sản xuất phim Erwin Darmali đã thực hiện một bộ phim tư liệu về người đàn ông mang tên Ramon Tengkano, người dường như có tất cả [hoặc gần như vậy]. Mọi việc bắt đầu bằng một thử thách nhỏ dành cho gã đàn ông khác. Thử thách đặt ra là xem ai kiếm được 1 triệu dollar trước. Tengkano đã giành chiến thắng. Thực tế, ông ta hãnh diện rằng, gã đàn ông kia thật vô dụng.

Xét ở một góc độ nào đó, Tengkano đã sở hữu vài ngôi nhà, 6 đến 7 Harleys, 15 xe hơi và có thể mua bất cứ thứ gì ông muốn. Nhưng ông vẫn có một nỗi đau sâu kín mà chẳng thành công nào của ông có thể xoa dịu nổi.

Tengkano thuật lại việc ông đã thuê một vệ sỹ đến văn phòng của một người đàn ông lớn tuổi đang nợ tiền ông. Ông lão đã hoãn nợ 3 lần, vì thế, Tengkano ra lệnh cho vệ sĩ kia phải đập phá tan nát toàn bộ văn phòng của người đàn ông lớn tuổi đó. Người đàn ông già yếu sững sờ khi nhìn thấy cảnh hoang tàn ở văn phòng mình.

Vào ngày hôm sau, Tengkano mới hay tin, ông lão đã qua đời sau cơn đau tim. Tất cả tiền bạc trên thế giới này không thể làm Tengkano hết ân hận về những gì mình đã gây ra. Ông tự vấn “Tôi nên trở thành điều gì?” Từ đó, ông quyết định thời điểm ấy là lúc cần thay đổi. Ông đưa ra lời hứa cho phần còn lại của đời mình là giúp đỡ những người khác.

Tôi mới biết đến Ramon Tengkano nhờ một độc giả tốt bụng gửi đường link dẫn đến một bộ phim tài liệu do Erwin Darmali thực hiện. Bộ phim đó có tên là “Điều giản dị của hạnh phúc” và đây thực sự là một bộ phim đáng xem.

Lời khuyên đáng ngạc nhiên

Ramon Tengkano đã thay đổi toàn bộ chính cuộc đời mình. Ông bán mọi thứ và chuyển đến sống ở một làng quê kém phát triển tại Indonesia. Ông giúp đỡ một cậu bé vô gia cư đoàn tụ với mẹ cậu. Ông xây dựng một phòng khám và nâng cấp mạng lưới thuỷ lợi cho những người dân trong làng.

Tengkano nói với chúng tôi rằng, hạnh phúc thực sự là khi chúng ta bắt đầu tự làm rỗng tâm trí mình. Ông nói thêm rằng:

Thế giới này có quá nhiều khổ đau. Bởi vì mọi người có thể giúp đỡ nhau nên những ai có thể hết lòng vì người khác thật đáng quý”.

Đến cuối bộ phim, Tengkano nhìn vào camera và vào mẩu giấy viết lời khuyên đáng kinh ngạc:

“Hãy sống một cuộc đời bình dị hơn”.

Còn bạn thì sao? Bạn có đang sống một cuộc đời mộc mạc hơn hay phức tạp hơn? Chúng ta đang sống trong một xã hội sùng bái tiêu đồng tiền.

Mặc dù tham vọng hay tạo dựng một cuộc sống tốt hơn chẳng có gì là sai nhưng đôi khi chúng ta lại đang lầm đường. Chúng ta luôn chạy theo các chương trình khuyến mãi, du lịch và các bẫy thành công vẫn đang làm chúng ta mờ mắt trước câu hỏi vì sao chúng ta phải làm như vậy. Bạn hãy dành thời gian để hỏi “tại sao” bạn muốn chiếc BMW, hoặc “tại sao” bạn muốn trở nên giàu có, những câu hỏi đó sẽ giúp bạn phơi bày một số suy nghĩ sai lầm.

Đối với nhiều người, đó chỉ là hư danh. Với những người khác, đó là việc chiến thắng bằng mọi giá. Một số khác cảm thấy không an toàn và nghĩ sự giàu sang sẽ mang đến hạnh phúc. Họ cần những người khác nhìn thấy nhà cửa, đồ hiệu sành điệu ngút trời của mình vì điều đó khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Có lẽ, họ thật hợm hĩnh.

Trong sự nghiệp thi hành luật pháp của mình, tôi nhận thấy tình cảnh những gia đình giàu có lâm vào cũng bất hạnh chẳng kém gì những gia đình nghèo khổ bao nhiêu.

Tiền bạc không che chở bạn trước tất cả sóng gió trong đời. Chắc chắn người giàu không lo lắng phải trả tiền thuê nhà hay thanh toán hoá đơn nha khoa cho trẻ nhỏ. Nhưng các vấn đề trong mối quan hệ của họ vẫn còn đó. Các vấn đề lạm dụng thể chất vẫn còn đó. Hố sâu bên trong họ vẫn còn đó, kể cả khi họ dường như có tất cả.

Sống một cuộc đời đơn giản hơn

Ramon Tengkano là một người giàu có. Ông đã trải qua tất cả các bẫy thành công. Nhưng tính tham lam khiến ông trở thành một kẻ xấu xa. May thay, cuối cùng ông đã nhìn thấy điều này trong chính con người mình. Ông đã thay đổi cách ông là ai và quyết định giúp đỡ người khác. Ông đã lựa chọn sống một cuộc đời bình dị hơn.

Cách đây vài năm, khi tôi sống ở Ireland, chúng tôi từng lái xe qua một người đàn ông lớn tuổi đang chăn cừu. Hôm đó là một ngày trời nắng đẹp rực rỡ. Những làn gió mát khẽ thoảng qua, khung cảnh nơi đó quả là tuyệt vời.

Người chăn cừu nở nụ cười toả nắng. Ông cùng chú chó của mình thả bộ trên đường và chẳng màng đến thế giới ngoài kia.

Tôi nghi ngờ rằng người chăn cừu đang lo lắng về các phân tích trên mạng xã hội hoặc liệu ông ta có giàu sang bằng thế hệ tiếp theo hay không.

Tôi quyết định chấp nhận một cuộc sống đơn giản vào năm 2006 khi tôi nghỉ hưu sớm 5 năm ở vị trí cảnh sát trưởng. Chúng tôi bán nhà ở bang California và chuyển đến miền nam Nevada. Ở đây, chi phí sinh hoạt phải chăng hơn và không phải nộp thuế cho tiểu bang. Chúng tôi bán một phần các đồ lặt vặt, dành số tiền thu được cùng với một số đồ không dùng tới để quyên góp.

Chúng tôi đã chuyển sang một cuộc sống giản dị hơn và điều đó mang đến thật nhiều sự khác biệt. Tôi có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, sức khoẻ bản thân và các đam mê sáng tạo của mình.

Nếu điều đó tạo ra sự khác biệt cho một người đàn ông giàu có như Ramon Tengkano, hoặc một cảnh sát trưởng như tôi hoặc thậm chí một người chăn cừu ở Ireland thì một cuộc sống đơn giản hơn biết đâu cũng sẽ tạo ra sự khác biệt cho bạn thì sao?

Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết được nếu bạn chưa thử một lần.

Video liên quan

Chủ Đề