Cất trữ tiền bằng cách nào là tốt nhất

Để đạt đến cuộc sống an nhàn, bạn thường được khuyên nên tiết kiệm ngay từ hôm nay. Tuy nhiên, bạn thường sẽ gặp những tình huống cần dùng đến tiền trước khi số tiền tích lũy đạt đến con số mong muốn. Việc phân chia số tiền và tìm nơi giữ tiền phù hợp cho từng mục tiêu khác nhau sẽ giúp việc tiết kiệm của bạn đạt hiệu quả hơn.

Sinh hoạt phí hàng ngày là khoản chi tiêu cố định, cần thiết để duy trì những nhu cầu cơ bản. Giữ tiền mặt trong ví được xem là cách giữ tiền hiệu quả vì bạn có thể dùng "ngay và luôn" để ăn uống, đi lại.

Thẻ ghi nợ [debit card] cũng là một lựa chọn tốt để giữ khoản chi tiêu mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc các chính sách và phí dịch vụ của ngân hàng để tiết kiệm các phát sinh khi cần rút tiền mặt hoặc giao dịch.

Dù chọn giữ tiền trong ví hay tài khoản ngân hàng, bạn luôn cần lường trước khoản chi tiêu cần cho một ngày hoặc một tuần để tránh trường hợp ‘chi quá đà’ hoặc phụ phí ngân hàng quá cao do giao dịch nhiều lần.

Trước nhất, bạn cần làm rõ với bản thân rằng: “Đây có phải là trường hợp khẩn cấp?”. Câu trả lời “Đúng” sẽ không áp dụng cho trường hợp bạn muốn ăn một bữa thật ngon sau một tuần dài làm việc vất vả hay một lọ nước hoa đang giảm giá. Quỹ khẩn cấp, theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, chỉ được dành cho những tình huống khó khăn mà bạn không thể lường trước, ví dụ như mất việc, thiên tai, tai nạn…

Quỹ khẩn cấp nên được giữ ở nơi có thể dễ dàng rút ra khi cần. Một tài khoản tiết kiệm với thời gian đáo hạn linh hoạt là một lựa chọn tốt. Hãy thận trọng kiểm soát bản thân để không sử dụng khoản tiền này cho đến khi bạn thật sự cần đến.

Bạn cũng có thể tìm đến những gói bảo hiểm dành cho trường hợp khẩn cấp, vì chuyên gia sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ cấp thiết để kiểm soát chi tiêu hiệu quả.

Tiết kiệm trung hạn không nên được hiểu là tiết kiệm có mục tiêu thuần túy, mà cần được xem như một khoản đầu tư sinh lời để tạo nguồn thu nhập thụ động trong thời gian dưới 5 năm. Khoản lợi nhuận có thể được dùng cho nhu cầu hưởng thụ ngắn hạn, ví dụ: một chuyến du lịch xa, một khóa học ngắn giúp phát triển bản thân, hoặc đưa vào tiết kiệm dài hạn…

Thông thường, ngân hàng là lựa chọn cho tiết kiệm trung hạn phổ biến. Tuy nhiên, lãi suất của hình thức này thường không cao. Bên cạnh đó, Bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư đang dần được xem là lựa chọn lý tưởng bởi mức độ lãi suất tương đối cao và ổn định, đồng thời có khả năng hỗ trợ tài chính trong các tình huống rủi ro.

Khoản tiết kiệm dài hạn được thực hiện theo mục tiêu cần đạt được sau thời gian 5 năm. Đó có thể là khoản tiền cần có một chuyến du lịch dài ngày ở nơi trong mơ, ví dụ đi châu Âu, hoặc sở hữu những tài sản lớn như mua nhà, mua xe, hoặc là khoản vốn đầu tư cho dự án khởi nghiệp của bạn.

Khoản tài sản này nên được đặt thành một mục riêng biệt trong tài khoản ngân hàng, được tích lũy hàng tháng và tuyệt đối không được rút ra. Ngoài ra, khoản tiết kiệm dài hạn có thể được tạo nên từ việc dùng khoản tiết kiệm trung hạn để đầu tư. Điều này có thể thực hiện nếu bạn giảm thiểu những nhu cầu hưởng thụ từ khoản tiết kiệm trung hạn.

Đây được xem là khoản tiền thứ hai thường bị ‘nhập nhằng’ với khoản tiền tiết kiệm. Có thể bạn đã dự trù trước những khoản chi cho kế hoạch tương lai của con, tuy nhiên các khoản phí trượt giá khi con vào đại học có thể làm bài toán của bạn không phù hợp với thực tế. Khi đó, phương án thường được các gia đình chọn là tìm đến những quỹ cho vay để chu toàn cho tương lai con cái. Tuy vậy, các khoản lãi suất cũng là điều các bậc phụ huynh nên cẩn thận xem xét trước khi lựa chọn giải pháp này.

Ngoài việc tìm đến các quỹ cho vay, một trong những cách an toàn để gây dựng quỹ cho con đường học vấn của con là tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tích luỹ giáo dục. Bạn có thể tham khảo sản phẩm PRU-TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG, một giải pháp tài chính giúp các bậc cha mẹ tích luỹ cho kế hoạch giáo dục cho con trẻ, đồng thời sẽ được hỗ trợ tài chính trong một số trường hợp rủi ro.

Mặc dù lãi suất thấp hơn các loại hình đầu tư khác, nhưng tiền nằm trong ngân hàng sẽ an toàn hơn nhiều so với việc để ở dưới gối hay lấy ra kinh doanh. Trong những năm qua, kênh tiết kiệm không những là sự lựa chọn an toàn, mà còn mang lại lãi suất tốt hơn.Vàng, USD chững lạiKiếm tiền đã khó, nhưng giữ tiền thế nào để sinh lời cũng không phải là chuyện đơn giản. Hãy tạm quên kênh đầu tư tiền ảo mà nhìn về các kênh giữ tiền truyền thống. Các kênh giữ tiền phổ biến và truyền thống thường được nhắc đến là mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán hoặc bất động sản và tiết kiệm ngân hàng.

 Đồng USD chứng lại. Ảnh minh họa.
Thực tế, trong số này, đầu tư chứng khoán và bất động sản được xem là kênh đầu tư hơn là kênh giữ tiền. Với lượng vốn tích lũy ở mức khá, có người chọn mua cổ phiếu tốt để chờ cổ tức, hoặc được giá thì bán. Có người mua chung cư, xây nhà cho thuê kiếm tiền lời hàng tháng. Nhưng dù là theo hình thức nào thì nhà đầu tư cũng phải bỏ thời gian và công sức đáng kể vào những kênh được xem là chỉ dành riêng cho chuyên gia. Công sức của họ có thể được đánh đổi bằng một tỉ lệ sinh lời hấp dẫn, nhưng đi kèm theo đó cũng là rủi ro thua lỗ. Mua vàng hay USD thì dễ hơn, nhưng dự báo giá của 2 loại “hàng hóa” này cũng không phải là dễ dàng vì biến động giá trong tương lai đều xuất phát từ những tín hiệu quốc tế. Dù vậy, có một điểm chung giữa 4 kênh trên dễ nhận thấy, đó là yêu cầu vốn đầu tư lớn mới kiếm được lợi nhuận nhiều. Ngược lại, chỉ cần 10 triệu hay 1 tỉ đồng thì các ngân hàng vẫn vui lòng đón nhận, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang tăng tốc huy động để đáp ứng được nguồn vốn kinh doanh vào dịp cuối năm.Thực tế cho thấy, xét về lãi suất, trong năm qua tiền gửi tiền kiệm đã “đánh bại” được các hình thức dự trữ tiền khác như vàng hay USD. Ngược lại, lãi suất tiết kiệm bình quân 5,5% kì hạn 6 tháng hiện là con số rất hấp dẫn.Tính trên hệ thống, ngày càng nhiều người chọn kênh tiết kiệm trong năm qua. Tổng huy động tính đến cuối năm 2017 bằng đồng nội tệ đã tăng trưởng 15,5% so với cuối năm ngoái.Tiết kiệm hấp dẫn cuối nămViệc lựa chọn kênh giữ tiền nào là tùy vào nhu cầu và khẩu vị rủi ro của mỗi người, nhưng thực tế cho thấy từ đầu năm đến nay, gửi tiền tại các ngân hàng vẫn là lựa chọn an toàn và hiệu quả với những người không có nhu cầu đầu tư.

 Gửi tiền nhận quà tại VPBank.
Đến thời điểm cuối năm, người gửi tiền cũng được lợi đáng kể vì các ngân hàng đang tăng cường huy động thêm vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Trong bối cảnh khách hàng có xu hướng rút tiền để tiêu dùng cuối năm, các ngân hàng đã tung ra các chương trình ưu đãi, quà tặng để giữ chân khách hàng tiết kiệm hiện hữu và thu hút thêm khách hàng mới.Chẳng hạn, VPBank mới đây đưa ra chương trình khuyến mãi với tổng giá trị gần 3 tỉ đồng dành riêng cho các khách hàng mới sổ tiết kiệm mới [bao gồm tại quầy và trực tuyến] hoặc mở tài khoản thanh toán. Giữ nguyên số dư trong thời gian triển khai chương trình, người gửi tiền chỉ từ 10 triệu đồng cũng đã có cơ hội rút thăm 240 chỉ vàng mỗi tuần. Giải thưởng đặc biệt là 6 viên kim cương để tri ân khách hàng trong thời gian qua.Cũng cần nhớ rằng mức trần lãi suất tiết kiệm kì hạn 6 tháng hiện là 5,5%. Các ngân hàng có muốn “đua” khuyến mãi cũng vẫn nằm trong một chừng mực nào đó. Vì vậy, nếu muốn tranh thủ chương trình khuyến mãi trong thời điểm cuối năm, khách hàng có thể chọn gửi các khoản tiền kì hạn ngắn để tham gia vào cuộc đua tìm “chủ nhân” của 6 viên kim cương trên. Ngược lại, nếu muốn “cất tiền” lâu hơn thì chọn kì hạn dài có nhiều lợi ích tốt hơn. Các ngân hàng rất thích khách hàng gửi tiền kì hạn dài và luôn dành nhiều ưu đãi nhất cho họ.

Mục lục bài viết

  • 1. Lịch sử hình thành tiền tệ.
  • 2. Khái niệm về tiền tệ.
  • 3. Bản chất của tiền tệ.
  • 4. Chức năng của tiền tệ.
  • 4.1 Là thước đo giá trị.
  • 4.2 Là phương tiện lưu thông.
  • 4.3 Là phương tiện cất trữ.
  • 4.4 Là phương tiện thanh toán.
  • 4.5 Tiền tệ thế giới.

1. Lịch sử hình thành tiền tệ.

* Sự ra đời của tiền xu.

Trong thời cổ đại, người dân không mua hay bán bằng tiền. Họ trao đổi các đồ vật hoặc sản phẩm cho người khác để nhận lại những gì họ muốn hoặc cần. Nhiều nền văn hóa trên thế giới cuối cùng đã phát triển việc sử dụng tiền kim loại, loại tiền có giá trị phụ thuộc vào giá trị của vật liệu làm ra nó.

Những đồng tiền xu đầu tiên được sản xuất từ đồng và sau đó là sắt. Tiền xu rất thuận tiện, người sử dụng có thể đếm chúng thay vì phải cân khối lượng. Nó đã thúc đẩy đáng kể sự mua bán hàng hóa trong thế giới cổ đại. Loại tiền xu đầu tiên được sử dụng tại vùng Lưỡng Hà vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên và nó được gọi là “siglos” hoặc “shekel”.

* Tiền giấy và các loại tiền khác.

Tiền giấy hoặc giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 600 đến năm 1455, lưu hành trong thời nhà Tống. Tại châu Âu, giấy bạc ngân hàng đầu tiên được ngân hàng Stockholms Banco ở Thụy Điển phát hành năm 1661. Trong thập niên 1690, Khu Thuộc Địa Vịnh Massachusetts tại Mỹ in tiền giấy và ở đây việc sử dụng tiền giấy trở nên phổ biến hơn.

Sau một thời gian dài phát triển, tiền đã xuất hiện với hình thức tiền đại diện, các thương gia và ngân hàng buôn bán vàng, bạc, bắt đầu phát hành giấy biên nhận cho người gửi. Có thể quy đổi thành giá trị tiền mặt. Những hóa đơn được chấp nhận rộng rãi như một phương tiện thanh toán và bắt đầu được sử dụng như tiền.

2. Khái niệm về tiền tệ.

Tiền tệ [Currency] là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ được chấp nhận thanh toán trong một khu vực nhất định hoặc giữa một nhóm người cụ thể. Thông thường sẽ được phát hành bởi một cơ quan nhà nước như ngân hàng trung ương. Giá trị của tiền tệ không đến từ vật chất tạo ra nó mà nhưng theo giá trị mà nó đại diện tùy theo nền kinh tế và nhà phát hành. Hiểu một cách đơn giản, tiền tệ thực chất chính là tiền [bao gồm cả tiền xu và tiền giấy] được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và hoàn trả các khoản nợ.

Ở thế kỷ 21, ngoài tiền xu và tiền giấy, một dạng tiền tệ mới đã xuất hiện đó là tiền ảo. Các loại tiền ảo như bitcoin không có sự tồn tại thực tế hoặc sự hậu thuẫn của chính phủ và được giao dịch và lưu trữ dưới dạng điện tử.

3. Bản chất của tiền tệ.

Theo quan điểm của K.Marx, “tiền chính là loại hàng hóa đặc biệt “vì: tiền có giá trị sử dụng đặc biệt[ là giá trị công dụng có ích của hàng hóa. Tiền tệ thỏa mãn hầu hết các nhu cầu của người sử dụng và sở hữu.

Quan điểm của P.Smuelson: “tiền chính là thứ dầu bôi trơn “trong các guồng máy luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất để đi đến nơi tiêu dùng.

Quan điểm của M. Freidman và các nhà kinh tế học hiện đại: ” tiền là các phương tiện thanh toán” và có thể thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, các đơn vị tính toán và có thể tích lũy của cải. Tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại.

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Các nhà kinh tế trước C. Mác giải thích tiền tệ từ hình thái phát triển cao nhất của nó, bởi vậy đã không làm rõ được bản chất của tiền tệ. Trái lại, C. Mác nghiên ứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao dổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá, do đó đã tìm thấy nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.

Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì:

- Tiền tệ cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng [bạc] quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tư bản.

- Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả [lợi tức]. Giá cả của hàng hóa tiên tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu.

- Đóng vai trò làm vật ngang giá chung.

4. Chức năng của tiền tệ.

Chức năng của tiền tệ là phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, thước đo giá trị, tiền tệ thế giới. Mỗi một chức năng của tiền tệ đều có vai trò đối với sự vận hành của thị trường

4.1 Là thước đo giá trị.

Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt. Chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong tưởng tưởng của mình. Vì sao có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá đưọc biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

Giá cả hàng hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

- Giá trị hàng hoá.

- Giá trị của tiền.

- Quan hệ cung – cầu về hàng hoá.

Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên trong ba nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.

Để chức năng của tiền tệ là thước đo giá trị thì tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị. Tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hoá. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ.

4.2 Là phương tiện lưu thông.

Tiền được dùng làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt. Quá trình trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là: H – T – H. Trong đó H là hàng hóa, T là tiền mặt. Khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Với việc không nhất trí giữa mua và bán vô tình gây ta những nguy cơ của khủng hoảng kinh tế.

Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Theo C. Mác, nếu xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng một không gian thì khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định qua công thức:

Trong đó: T là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông, H là số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, Gh là giá cả trung bình của 1 hàng hóa, G là tổng số giá cả của hàng hóa, N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại. Quá trình hình thành tiền giấy: lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

4.3 Là phương tiện cất trữ.

Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Tại sao tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.

Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

4.4 Là phương tiện thanh toán.

Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Chức năng của tiền tệ có thể làm phương tiện thanh toán, bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi. Và đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán. Điều này sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

4.5 Tiền tệ thế giới.

Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới. Điều đó có nghĩa là thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

Ví dụ:

Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

Luật Minh Khuê [Sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề