Mật độ phương tiện tham gia giao thông là gì năm 2024

Trái ngược với xu hướng chung của các đô thị đông dân trên thế giới là giao thông công cộng có vai trò chủ lực; ở ta, các phương tiện cá nhân đáp ứng đến 92-93% của tổng nhu cầu đi lại.

Vào năm 2011, Hà Nội đã có hơn 4 triệu xe máy và hơn 400.000 ôtô con lao xuống đường phố; vào giờ cao điểm. Với mật độ xe này thì dù người điều khiển phương tiện giao thông có ý thức đến mấy cũng khó tránh khỏi cảnh người xe chen nhau dày đặc, nhích từng chút trên đường, trong mưa, dưới nắng, hít thở bụi, khí thải xăng xe và những tiếng ồn trong giờ cao điểm.

Để giảm ách tắc, nhiều nhà ở của dân đã bị giải tỏa để mở thêm đường mới; đã có những con đường đắt nhất hành tinh, những kênh mương thoát nước tự nhiên, chống lụt có từ ngàn đời đã biến thành đường. Tại các ngã tư, hàng rào chắn đã được dựng lên; đường được phân làn, phân luồng,... cả giờ học, giờ làm cũng đã được điều chỉnh; rồi nhiều loại thuế, phí rất cao đều đã được áp dụng; hàng ngàn tỉ đồng được đầu tư để xây dựng những hầm và cầu vượt cho người đi bộ để rồi chẳng có mấy người đi, vì ai cũng có phương tiện của riêng mình.

Còn mạng lưới xe buýt cũng chỉ khai thác có 30% - 50% công suất. Bên cạnh đó, giải pháp cấm hoặc thu phí rất cao đối với xe máy, ôtô con đi vào khu vực nào đó thì sẽ đẩy toàn bộ số phương tiện cá nhân này tràn ngập sang đường khác hiện cũng đang quá tải; tránh ách tắc nơi này lại làm gia tăng tắc nghẽn nơi khác. Đặc điểm chung của hệ thống xe buýt hiện nay của Hà Nội và TPHCM là nửa vời; không phủ kín, phủ khắp, không thể đi đến mọi nơi, mọi chỗ; mất nhiều thời gian; không tiện nghi, thiếu văn minh, lịch sự đã làm nản lòng những người muốn sử dụng xe buýt. Mặt khác, xe buýt chỉ có thể đi trên những trục đường lớn mà thôi, trong khi đô thị Việt Nam thì phần lớn là ngõ ngách và đường nhỏ. Xuống bến phải bắt tiếp taxi hoặc xe ôm để đi tiếp.

Chính phương thức quản lý giao thông đô thị của ta hiện nay vô hình trung đã khiến sức khỏe người dân ngày càng xuống thấp, người dân gần như không có khái niệm đi bộ. Tính trung bình trong một ngày - 24 giờ, người dân đô thị ở Việt Nam chỉ có 30 phút đi lại quanh quẩn và đứng, còn lại là ngồi và nằm; trong khi “vận động là cơ sở của sức khỏe”.

Hà Nội cũng đang xây dựng tuyến đường xe điện hiện đại trên cao. Không biết rồi những chiếc xe được đầu tư cả đống tiền đó có phải chịu chung cảnh vắng khách?

Nhìn vào tất cả các đô thị đông dân trên toàn thế giới, có thể thấy: “Đô thị nào có hệ thống giao thông công cộng chiếm tỉ lệ áp đảo, nơi đó sẽ không có vấn đề tắc nghẽn giao thông. Đô thị nào mà tỉ lệ các phương tiện cá nhân còn cao thì ở đó chắc chắn còn tắc nghẽn”.

Thưa Bộ trưởng, dưới đây, tôi xin đề xuất giải pháp bao gồm 4 nội dung, hy vọng có thể giúp giải quyết triệt để được vấn đề tắc nghẽn giao thông:

1. Cần coi những người đi bộ để tham gia giao thông công cộng là khách hàng, thượng đế.

2. Xây dựng cho được một hệ thống xe buýt mới hoàn hảo, tiện nghi, văn minh, lịch sự, hiện đại phủ kín khắp thành phố, với cước phí hợp lý, đáp ứng được đến 70% - 90% nhu cầu đi lại vào bất cứ thời điểm này (kể cả đêm khuya). Ví dụ đối với Hà Nội: Khoảng 10.500 xe buýt (chất lượng cao, các loại to nhỏ khác nhau), với gần 6.000 bến đỗ có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của 11 triệu lượt người đi lại trong ngày; một lượt đi bình quân trên phương tiện giao thông công cộng là 5km hết 15 phút. Ước tính, tổng mức đầu tư XDCB khoảng 13.500 tỉ đồng.

3. Mở các đợt tuyên truyền, vận động sâu rộng để nhân dân chuyển sang sử dụng hệ thống xe buýt mới hoàn hảo, tiện nghi, văn minh, lịch sự.

4. Tổ chức, sắp xếp sao cho hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bỏ kinh phí ra mua vé tháng cho cán bộ, công nhân viên của mình. Tuyên truyền, vận động để người dân từ ngày 2.9.2015 (ngày khai trương hệ thống giao thông công cộng mới) vui lòng để phương tiện cá nhân của mình ở nhà, sử dụng hệ thống giao thông công cộng; thực hiện khuyến mãi, vận chuyển miễn phí, tự do trong suốt 2 tuần đầu.

Thưa Bộ trưởng,

Tôi tin rằng 4 nội dung công việc trên hoàn toàn nằm trong tầm giải quyết. Tôi cũng tin rằng với hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo như trên, đa số người dân Hà Nội và TPHCM sẽ vui lòng để xe cá nhân của mình ở nhà để sử dụng xe buýt vì ai cũng muốn đường thông hè thoáng, muốn việc đi lại thuận tiện, dễ dàng.

Ít phương tiện giao thông cá nhân đồng nghĩa với giảm thiểu tai nạn giao thông; lực lượng công an, cảnh sát liên quan sẽ giảm đi; hiệu quả sử dụng xăng xe của xã hội cũng tăng lên; các hầm và cầu cho người đi bộ, cũng như đường sắt trên cao sẽ được khai thác, sử dụng; khói, bụi và tiếng ồn sẽ giảm nhiều hơn; sức khỏe của nhân dân sẽ khá hơn; chợ cóc, chợ bám mặt đường, vỉa hè sẽ giảm đi vì sẽ ít đi những người vừa ngồi trên xe máy vừa chọn mua hàng. Thành phố sẽ thanh bình hơn; đường thông, hè thoáng. Phụ nữ của chúng ta sẽ trút bỏ được những bộ trang phục đi xe máy trông giống những phần tử “khủng bố”, làm cho Hà Nội và TPHCM sẽ tươi đẹp hơn nhiều lần.

Thế nào là phương tiện tham gia giao thông?

Phương tiện giao thông là các phương tiện di chuyển, đi lại công khai trên các con đường, phương tiện giao thông đường bộ gồm toàn bộ các phương tiện như ô tô, xe máy, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bở iô tô, máy kéo,…

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm gì?

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Xe ô tô; Máy kéo; Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; Xe mô tô hai bánh; Xe mô tô ba bánh; Xe gắn máy (kể cả xe máy điện); Các loại xe tương tự.

Khi tham gia giao thông đường bộ cần lưu ý những gì?

Những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn khi tham gia giao....

Không uống rượu bia khi tham gia giao thông. ... .

Giảm tốc độ khi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ ... .

Không lách vào những khe hở quá hẹp giữa hai xe. ... .

Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách. ... .

Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước..

Khoảng cách an toàn là bao nhiêu?

+ Nếu vận tốc bằng 60km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m. + Nếu vận tốc trên 60 - 80km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m. + Nếu vận tốc từ trên 80 - 100km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m. + Nếu vận tốc từ trên 100 - 120km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.