Mạch bao nhiêu là bình thường

Nhịp tim bình thường là số lần tim bạn đập trong một phút khi nghỉ ngơi. Khi tim đập bất thường, quá nhanh hay quá chậm, đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề một sức khỏe nào đó mà bạn cần lưu tâm.Vậy nhịp tim trung bình là bao nhiêu?

Menu xem nhanh:

1

1. Nhịp tim trung bình là bao nhiêu?

Nhịp tim là số lần tim đập được trong vòng 1 phút. Nhịp tim trung bình ở người trưởng thành, khỏe mạnh dao động từ 60 – 100 nhịp/phút ở lúc nghỉ ngơi. Ngoài ra ở mỗi một độ tuổi, thể trạng sức khỏe, trạng thái cơ thể hoạt động hay nghỉ ngơi, người luyện tập thường xuyên hay người ít vận động, giá trị này sẽ khác nhau.

Bảng nhịp tim trung bình của từng lứa tuổi

Nhịp tim trung bình của một người trưởng thành khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút. Thông thường nhịp tim trên 100 nhịp/phút được coi là nhịp tim nhanh và dưới 60 nhịp/phút được coi là nhịp tim chậm. Tuy nhiên, ở những người luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nhịp tim có thể chỉ nằm trong khoảng từ 40 – 50 nhịp/ phút, đó là do cơ tim của họ rất khỏe mạnh và làm việc hiệu quả.

Với những người lớn trên 60 tuổi, theo quan điểm mới nhất của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nhịp tim tốt nhất chỉ nên nằm trong khoảng từ 60 – 80 nhịp/phút. Khi nhịp tim trên 80 nhịp/phút, nhiều người người lớn tuổi đã xuất hiện triệu chứng mệt, hồi hộp, trống ngực… trường hợp này có thể được coi là nhịp tim nhanh và cần điều trị.

2. Biện pháp làm điều hòa nhịp tim

2.1.Thay đổi chế độ ăn uống

Một chế độ ăn lành mạnh, cân đối chất dinh dưỡng lúc nào cũng được khuyến khích cho người bệnh tim mạch nói chung và rối loạn nhịp tim nhanh nói riêng. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như chuối, táo, bánh mì, sữa chua… Và nhớ tránh xa những thực phẩm không có lợi cho tim như rượu, bia, café, trà đặc…

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

2.2. Hít thở sâu, thở chậm để làm giảm nhịp tim

Hít sâu, thở chậm là bài tập tuyệt vời có thể giúp bạn làm chậm nhịp tim, giảm sự lo lắng và cải thiện tình trạng đánh trống ngực. Tuy nhiên điều này có thể khó thực hiện khi trái tim bạn đang có các rối loạn, vì vậy bạn phải kiên cường tập luyện để điều tiết hơi thở tốt hơn.

2.3. Tập thể dục đều đặn giúp giảm nhịp tim

Nhiều người nghĩ rằng tập thể dục càng làm nặng hơn tình trạng tim đập nhanh. Điều này đúng nhưng lại không hẳn là đủ. Vì quá trình tập luyện cơ thể cần nhiều hơn năng lượng, thúc đẩy làm tim tăng co bóp từ đó làm tăng nhịp tim. Nhưng chính điều này vô tình lại tạo một động thái tốt cho cơ tim của bạn. Vì cơ tim cũng như cơ bắp vậy duy trì tập luyện thường xuyên sẽ khiến cơ bắp khỏe mạnh và có thể làm giảm tình trạng tim đập nhanh.

Trong cuộc đời của mỗi người, trung bình trái tim đập khoảng hai nghìn tỉ lần [10 12]. Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Khi trái tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh, khi trái tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm. Trong lúc ngủ, nhịp tim trung bình của người lớn là từ 50 đến 90 nhịp/phút.

Có người cho rằng nhịp tim khi nghỉ càng chậm [ở tần số cho phép] thì càng khỏe mạnh. Một số người khác cho rằng thước đo sức khỏe của trái tim là thời gian trái tim đập trở lại bình thường sau khi gắng sức, tim càng nhanh chóng đập chậm trở lại sau gắng sức, trái tim của bạn càng khỏe mạnh.

Nhịp tim bình thường của một người khỏe mạnh thường trong khoảng 60 – 100 lần/phút khi nghỉ ngơi. Khi vận động mạch, lo lắng, kích thích nhịp tim sẽ xu hướng tăng >100 lần/phút. Vào buổi tối khi ngủ, nhịp tim thường có thể chậm lại 100 lần/phút kể cả khi nghỉ ngơi, không lo lắng, kích thích thì xem xét đến hội chứng loạn nút xoang. Với rối loạn này, anh có thể đến Bệnh viện Tâm Anh để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Hầu hết mọi người khi đi khám kiểm tra sức khỏe đều được bác sĩ đo nhịp tim trước tiên. Vậy như thế nào là nhịp tim bình thường? Nhịp tim bị rối loạn có ảnh hưởng gì đến cơ thể không và làm sao để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, nhịp tim ổn định? Những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc trên.


25/06/2020 | Nguyên nhân nào khiến tim đập nhanh?
12/06/2020 | Các biểu hiện điển hình và cách xử trí khi bị tụt huyết áp?

1. Tìm hiểu về sinh lý nhịp tim ở người bình thường 

Nhịp tim là một trong những dấu hiệu quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể được đo bằng số lần tim co bóp [nhịp tim đập] trong một phút. Nhịp tim ở người bình thường có thể thay đổi tùy vào trạng thái cơ thể đang vận động hay nghỉ ngơi, mức độ căng thẳng của hệ thần kinh, những biến đổi về sức khỏe, tuổi tác hoặc một số tác động khác.

Chu kỳ tim

Nhịp tim ở người bình thường có tính chu kỳ, đều đặn và trong một đời người, tim đập khoảng 3000 triệu lần. Mỗi chu kỳ tim hoạt động độc lập, riêng lẻ và được tính bằng khoảng thời gian từ đầu của tiếng tim này đến đầu tiếng tim khác.Theo cổ điển, khoảng thời gian giữa tiếng tim thứ nhất và tiếng tim thứ hai được gọi là một nhịp tim. 

Tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kỳ đều đặn và riêng lẻ

Một chu kỳ của tim được chia làm 3 giai đoạn chính là giai đoạn đổ đầy thất, giai đoạn co [tâm thu], giai đoạn giãn [tâm trương]. Khi nhịp tim thay đổi, thời gian giữa tâm trương và tâm thu cũng thay đổi. Nhịp tim nhanh, giai đoạn tâm trương sẽ ngắn hơn nhiều so với tâm thu và ngược lại.

2. Như thế nào là nhịp tim bình thường với một cơ thể khỏe mạnh? 

Sinh lý nhịp tim ở người bình thường

Mặc dù nhịp tim không thể nói lên được tình trạng sức khỏe của cơ thể nhưng nó là tiêu chuẩn trong chẩn đoán cũng như là dấu hiệu sớm và nhanh nhất để nhận biết những bất thường có thể xảy ra. 

  • Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường sẽ có sự dao động từ 60 - 100 lần/phút. Tuy nhiên, có nhiều người nhịp tim vẫn có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn. 

  • Đối với trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi hiếu động, nhịp tim bình thường có sự dao động khá lớn. Trường hợp trẻ vận động với cường độ cao, nhịp tim có thể lên đến hơn 200 lần/ phút tuy nhiên vẫn ở trong mức độ cho phép.

Theo nhiều nghiên cứu của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim tối đa đối với người vận động ở cường độ cao là 220 lần/phút. Mỗi người sẽ có sự phản ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài khác nhau do đó nên nhịp tim khi vận động sẽ có sự dao động ở mức khác nhau trong phạm vi cho phép.

Sau đây là bảng nhịp tim bình thường thay đổi theo lứa tuổi mà độc giả có thể tham khảo.

Lứa tuổi

Nhịp tim [lần/phút]

Sơ sinh

100 - 160

< 5 tháng tuổi

90 - 150

6 - 12 tháng tuổi

80 - 140

1 - 3 tuổi

80 - 130

4 - 5 tuổi

80 - 120

6 - 10 tuổi

70 - 110

11 - 14 tuổi

60 - 105

15 - 20 tuổi

60 - 100

>20 tuổi

50 - 80

Cách kiểm tra nhịp tim thông dụng

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhịp tim và nhịp mạch. Nhịp mạch là số lần co giãn của động mạch khi tim thực hiện quá trình bơm máu. Tuy nhiên, thông thường nhịp mạch bằng với nhịp tim hoặc có sự chênh lệch không đáng kể nên người ta có thể kiểm tra nhịp tim thông qua nhịp mạch. 

Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên vị trí động mạch ở cổ tay hoặc động mạch dưới hàm, ấn nhẹ, giữ nguyên một phút và tính số lần mạch đập. Đây là phương pháp kiểm tra đơn giản mà nhiều người vẫn thường áp dụng, hoặc người bình thường cùng có thể thực hiện để theo dõi nhịp tim của mình.

Ngoài ra, chỉ số nhịp tim còn được xác định bằng dụng cụ nghe tim chuyên dụng hoặc là đo điện tâm đồ.

Hình ảnh minh họa dụng cụ đo nhịp tim

3. Làm gì để duy trì nhịp tim bình thường? 

Một trái tim khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tất cả các cơ quan trong cơ thể hoạt động năng suất và hiệu quả. Do đó, việc duy trì nhịp đập bình thường sẽ bảo vệ tốt sức khỏe của hệ thống tim mạch cũng như các cơ quan khác của cơ thể. Bạn có thể áp dụng theo một số lời khuyên của các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sau đây nhằm bảo vệ sức khỏe trái tim của chính mình. 

Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, stress

Hạn chế tối đa những căng thẳng, áp lực đè nặng mỗi ngày. Trong xã hội hiện nay, con người khó tránh khỏi những gánh nặng về cuộc sống mưu sinh. Tuy nhiên, thay đổi lối tư duy và tự tạo ra những nguồn năng lượng tích cực sẽ mang đến cho những điều mới mẻ cho chính bản thân. Chính những stress mỗi ngày của bạn là kẻ thù phá hủy hoạt động sinh lý bình thường của nhịp tim và huyết áp.

Kiểm soát việc ăn uống để tránh bị thừa cân, béo phì 

Béo phì là một trong những tác nhân hàng đầu khiến gây ra các vấn đề mỡ máu và tim mạch. Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ khiến quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng của tim gặp khó khăn. Khiến cho trái tim buộc phải co bóp mạnh và nhanh hơn để tăng lưu lượng máu, điều đó đồng nghĩa với việc nhịp tim tăng cao.

Kiểm soát cân nặng là một trong những cách để duy trì nhịp tim bình thường

Cà phê, thuốc lá chưa bao giờ tốt cho tim mạch 

Cà phê, thuốc lá là những chất kích thích gây nghiện và vô cùng có hại cho sức khỏe đặc biệt là tim mạch. Nói đến thuốc lá, nhiều người nghĩ ngay đến phổi nhưng ngoài phổi ra, hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng do thành phần nicotin trong thuốc lá là hoạt chất kích thích cơ thể sản sinh ra adrenalin làm tim đập nhanh hơn

Chế độ ăn uống lành mạnh là vũ khí lợi hại nhất của cơ thể

Một hệ miễn dịch đủ tốt chính là hàng rào bảo vệ cơ thể vững chắc nhất. Và điều này phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu omega 3, khoáng chất và vitamin đều rất tốt cho hoạt động của tim mạch nói riêng và cơ thể nói chung.  

Luyện tập thể dục, thể thao hoặc vận động nhẹ nhàng

Mỗi người luôn có một chế độ vận động riêng tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe. Bạn cần có chế độ luyện tập thích hợp với bản thân và quan trọng là kiên trì, duy trì chế độ đó mỗi ngày là cách hữu hiệu để bạn đảm bảo nhịp tim bình thường và trái tim luôn khỏe mạnh.

Chế độ luyện tập phù hợp với cơ thể sẽ giúp bạn bảo vệ hiệu quả sức khỏe hệ tim mạch

Bất kể ai cũng có thể trải qua các trường hợp rối loạn nhịp tim cả sinh lý lẫn bệnh lý. Mặc dù nhịp tim thay đổi bất thường hầu hết đều vô hại nếu ở trong mức độ cho phép. Với những bận rộn của cuộc sống, có không ít người bỏ qua hoặc không để ý đến nhịp tim bình thường. Trường hợp nếu bạn đang ở trạng thái nghỉ ngơi nhưng tim đập quá nhanh hoặc quá chậm sau 6 phút trở lên thì không được chủ quan mà nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng. 

Ngoài ra bạn cũng có thể gọi đến hotline: 1900 565656, nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn miễn phí giúp bạn.

Chủ Đề