Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật violet

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

I. Khái niệm về đoạn văn

Câu 1 [trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1]

Văn bản gồm 2 ý chính:

   + Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố

   + Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn

Quảng cáo

Câu 2 [trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1]

Nhận diện đoạn văn dựa vào:

   + Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.

   + Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn

   + Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý [luận điểm]

   + Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.

Quảng cáo

Câu 3 [trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1]

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a, Các từ ngữ duy trì ý tứ của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông"

->; Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.

b, Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" -> khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.

   + Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn.

c, -> Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.

Quảng cáo

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

a, Xét về mặt hình thức:

   + Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn

- Xét về mặt nội dung:

   + Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề

   + Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề

- Cách diễn đạt:

   + Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành

   + Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch

-> Câu chủ đề trong đoạn văn được duy trì bằng những từ ngữ then chốt. Một đoạn văn nhất thiết phải có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn phải nhằm mục đích làm sáng tỏ cho chủ đề đoạn văn.

b, Câu chủ đề "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào" đứng ở cuối đoạn.

   + Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.

Luyện tập

Bài 1 [ trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1]

Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

   + Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh

   + Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm"

Câu 2 [trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1]

a, Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương" – triển khai theo kiểu diễn dịch [từ khái quát đến cụ thể]

b, Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời -> triển khai theo kiểu song hành

c, Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề [Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ->; triển khai theo kiểu song hành

Bài 3 [trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1]

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

Bài 4 [trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1]

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Tập làm văn tuần 32 - Tiếng Việt 4 tập 2 trang 139

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều ý tưởng mới để viết đoạn văn miêu tả hoạt động, tả ngoại hình của con chó, con mèo, con trâu, con bò...

Đồng thời, cũng giúp các em nhanh chóng trả lời toàn bộ 3 câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 139 để nhanh chóng xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. Ngoài ra, còn có thể tham khảo 2 bài tập đọc Vương quốc vắng nụ cười, Ngắm trăng - Không đề của tuần 32. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4.

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật trang 139

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Con tê tê

Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi.

Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.

Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kì hết mới thôi.

Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.

Tuy vậy, tê tê cũng có một nhược điểm rất kì lạ. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.

Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ nó.

Theo VI HỒNG, HỒ THÙY GIANG

a. Phân đoạn bài văn trên và nêu nội dung chính của từng đoạn

b. Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?

c. Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú?

Trả lời:

a] Phân đoạn bài văn trên:

* Phần mở bài: Từ đầu đến "đào thủng núi"

Phần này giới thiệu con tê tê với một cái tên gọi thứ hai của nó.

* Phần thân bài: Phần này bắt đầu từ "Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt.." đến chỗ "lăn ra ngoài miệng lỗ"

Phần này có bốn tiểu đoạn:

  • Tiểu đoạn thứ nhất tả bộ vẩy của tê tê.
  • Tiểu đoạn thứ hai tả cách săn mồi của tê tê.
  • Tiểu đoạn thứ ba giới thiệu bốn chân tê tê với khả năng đào đất cực mạnh, cực nhanh.
  • Tiểu đoạn thứ tư giới thiệu một điểm yếu của tê tê.

* Phần kết bài: Nêu ý phải bảo vệ loại thú hiền lành và có ích này.

b] Tác giả chú ý đến đặc điểm bên ngoài của con tê tê đó là bộ vẩy.

c] Các chi tiết sau đây cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú:

"Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến. Nó ăn sạch tổ kiến mới thôi".

"Tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe. Khi đào đất, nó dũi đầu đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra".

"... Chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ".

Câu 2

Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đó.

Trả lời:

Đoạn văn tả ngoại hình con mèo

Con mèo nhà em là một con mèo tam thể rất đẹp. Bộ lông của nó mượt như nhung và có đủ ba màu trắng, vàng, đen. Hai tai nó vểnh lên và luôn động đậy như nghe ngóng mọi động tĩnh ở xung quanh. Hai mắt nó xanh như màu nước. Khi nắng to con ngươi bên trong mắt khép nhỏ lại như sợi tơ đen. Trong bóng tối, hai con ngươi đó sẽ mở to ra để nhìn cho rõ. Mép nó có hai chùm ria dài mọc tỏa ra hai bên. Ria mép này giúp cho mèo có thể đi đêm mà không bị va chạm vào vật gì. Bốn chân mèo có móng sắc nhưng bình thường các móng đó quặp vào và nó đi lại êm như ru, không gây một tiếng động. Cái đuôi nó thật dài và cũng có ba màu trắng vàng đen.

Đoạn văn tả ngoại hình con bò

Chú bò nhà tôi mập mạp khoác lên mình một bộ lông vàng mượt đẹp như một tấm áo choàng. Cái đầu nghiêng nghiêng nhìn trông thật hiền lành. Đôi mắt tròn xoe với hàng lông mi dài. Cái mũi đen bóng được thắt một sợi dây thừng. Bốn cái chân như cái cột nhà. Bộ móng màu đon nện trôn nền đất nghe cộp cộp. Mỗi khi cười, bò để lộ hàm răng trắng đều. Hai tai chú vểnh lên như hai cái lá mít. Chú là con bò đẹp nhất vùng.

Đoạn văn tả ngoại hình con chim bồ câu

Sinh ra và lớn lên nơi vùng quê thanh bình, êm ả, em đã quen với hình ảnh từng đàn bồ câu trên những mái ngói đỏ tươi. Có lẽ vì thế, tình cảm dành cho loài chim này trở nên sâu sắc hơn. Mỗi chú chim đều có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp. Chúng khoác lên mình bộ lông trắng tinh, cũng có con điểm thêm chút màu đen, xám. Lông chim mượt mà, mịn màng như nhung, sờ vào cảm giác rất thoải mái. Không giống như chim đại bàng to lớn, bồ câu có thân hình mảnh mai, bé nhỏ. Con trưởng thành to như cái bình trà của ông nội, con non thì chỉ bé bằng nắm tay trẻ con. Cái đầu chúng chỉ nhỉnh hơn hạt mít một chút, nho nhỏ, xinh xinh, lắc la lắc lư rất đáng yêu. Đẹp nhất ở loài chim này là đôi mắt đen láy, tròn xoe, long lanh sáng ngời lại ánh lên vẻ hiền dịu hiếm có. Những người có đôi mắt đẹp đều được ví như đôi mắt bồ câu... Em rất thích chơi cùng bồ câu nên cứ mỗi chiều chiều em lại mang ít thóc cho chim ăn và chơi cùng nó.

>> Tham khảo: Đoạn văn tả ngoại hình của một con vật

Câu 3

Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả các hoạt động đó.

Trả lời:

Đoạn văn tả hoạt động của con mèo

Con mèo hay nằm ngủ dài trong sân nắng. Lúc này nhìn nó có vẻ lười biếng lắm. Nhưng lúc nó đã ngủ đẫy giấc và bắt đầu hoạt động thì lại nhanh nhẹn vô cùng. Nó vờn theo một bông hoa giấy đang lăn tròn theo gió trong sân. Nó chạy vụt đến gốc cau rồi thoăn thoắt leo lên tới nửa thân cau rồi lại nhanh nhẹn tụt xuống. Có lúc tôi nhìn vào bếp thấy nó đang lặng lẽ rình mồi. Nó im lặng và kiên trì co mình lại đợi chờ. Chính sự im lặng này đã đánh lừa một chú chuột nhắt ẩn mình trong một góc bếp. Chú chuột lơ láo thò đầu ra, thụt nhanh vào rồi lại thò đầu ra và bò hẳn ra ngoài. Chỉ đợi có thế, mèo tung mình chụp lên con chuột. Con chuột đã nằm trong những móng vuốt sắc nhọn của nó. Con chuột thở rất mạnh, đôi mắt vẫn mở to vừa như ngạc nhiên chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra, vừa như đang tính đường tháo chạy. Con mèo tha con chuột ra giữa bếp rồi vờ thả ra. Chuột ta tưởng bở vội vàng lủi chạy. Nhưng thoắt cái mèo đã đuổi kịp và bắt lại. Cuối cùng con chuột kiệt sức và chết lịm.

Đoạn văn tả hoạt động của con chó

Misa là chú chó bà ngoại cho em trong đợt nghỉ hè về quê vừa qua. Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! Chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người, đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.

Đoạn văn tả hoạt động của con trâu

Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa leo lên đến bầu trời, chú trâu trong chuồng cũng đã thức dậy. Chú ta ngúc ngoắc cái đuôi, dẫm chân mấy nhịp cho tỉnh hẳn, rồi ngóng đợi ông chủ mang cơm sáng đến. Sau khi sung sướng thưởng thức cả một chậu cỏ thơm ngon, chú trâu bắt đầu công việc của một ngày. Chú ta sẽ chở ông chủ đi ra cánh đồng lúa ở cuối làng. Đeo lên lưng cái khung rồi bắt đầu cày ruộng. Với sự thông minh và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chú chẳng cần ông chủ phải quất roi. Chỉ cần một tiếng hô thôi là chú biết ngay mình phải làm gì. Sau một buổi chăm chỉ cày bừa, mảnh đất đã xốp mịn, sẵn sàng cho việc gieo trồng. Buổi chiều, khi ông chủ trồng rau, thì chú trâu thủng thẳng nhai cỏ ở bãi cỏ gần đó. Thỉnh thoảng khát nước, chú lại tiến về phía mương nước, uống một ngụm cho đã đời. Đến tối, khi lũ chim bắt đầu kéo nhau bay về tổ, chú sẽ lại chở ông chủ về nhà. Rồi trở về chuồng, nghỉ ngơi và nhai lại mớ cỏ còn sót lại.

>> Tham khảo: Đoạn văn tả hoạt động của một con vật

Cập nhật: 21/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề