Luyện tập viết biên bản giaoan

1. Kiến thức: Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

2. Kĩ năng: Viết được một biên bản hoàn chỉnh.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập, tự rèn luyện viết một số biên bản để phục vụ cuộc sống.

4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

        + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,…

        + Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

–  Kế hoạch bài học

– Học liệu: phiếu học tập, bảng phụ.

2. Học sinh:

– Soạn bài.

– Tìm hiểu một số biên bản thông dụng trong cuộc sống.

– Ôn lại lí thuyết đã học ở tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học


Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

– Dạy học dự án

– Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Thuyết trình, vấn đáp.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

– Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật đặt câu hỏ

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

2. Tổ chức các hoạt động:

Tiến trình hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu:

– Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

– Kích thích HS tìm hiểu về cách viết một biên bản.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

    – GV đưa tình huống: Cuối năm học lớp em cần bàn giao lại cở sở vật chất của lớp cho nhà trường. Khi đó lớp em  có cần viết biên bản không? Vì sao?

*Thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe câu hỏi, HĐ cá nhân và trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

– Có cần viết biên bản.

– Vì: Phải ghi chép lại để làm bằng chứng sau này.

*Báo cáo kết quả

– HS trình bày kết quả của mình.

_ GV: mở rộng, gợi mở thêm để HS nêu vấn đề kĩ hơn.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá dẫn vào bài.

GV: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu những kiến thức lí thuyết về biên bản. Tiết học này chúng ta sẽ đi luyện tập viết một biên bản. Vậy cách thực hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học.

B. ÔN TẬP

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:  Ôn tập lí thuyết

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức về lí thuyết đã học ở tiết trước.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng dự án nhóm, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

  Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về các câu hỏi trong SGK:

? Biên bản nhằm mục đích gì? [Khái niệm biên bản]

? Nêu bố cục phổ biến của biên bản?

? Người viết biên bản cần có trách nhiệm và thái độ như thế nào? Lời văn và cách trình bày một bb có gì đặc biệt?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

– HS:  trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về biên bản.

– GV: Quan sát, lựa chọn nhóm trình bày sản phẩm.

– Dự kiến sản phẩm…

 – Mục đích của biên bản:  Là ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.

– Bố cục phổ biến của biên bản:

+ Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên bb, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.

+ Phần nội dung: Diễn biến và kết quả sự việc.

+ Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí, họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản và hiện vật [ nếu có].

– Yêu cầu khi viết 1 biên bản:

+ Ghi chép đầy đủ, trung thực, không suy diễn chủ quan.

+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.

+ Lời văn phải ngắn gọn, chính xác. Đầy đủ thủ tục…

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV: Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp… Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định sử lí. Vì vậy bb cần phải miêu tả các sự việc, hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ mọi chi tiết, tình tiết khách quan.

I. Ôn tập lí thuyết
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại những kiến thức về lí thuyết đã học ở tiết trước và luyện viết một biên bản theo yêu cầu.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng dự án nhóm, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: SGK trang 134

GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Nội dung văn bản ghi chép đã đầy đủ chưa? Cần thêm bớt ý gì?

? Cách sắp xếp các ý như thế nào, đã hợp lí chưa? Em hãy sắp xếp lại?

? Viết biên bản theo nội dung đã có ?

   *  GV giao dự án cho HS chuẩn bị ở nhà BT 1 trong SGK.

– HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

 – HS thảo luận theo nhóm khoảng 5 phút để chuẩn bị lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

– HS:  trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày sản phẩm trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà.

– GV: Quan sát, lựa chọn nhóm trình bày sản phẩm.

– Dự kiến sản phẩm:

– GV hướng dẫn HS khôi phục lại biên bản [có thể ghi bảng phụ, cho HS quan sát]

* Phần mở đầu:

 – Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Tên biên bản

– Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

– Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

 – Diễn biến và kết quả cuộc họp.

+ GVCN khai mạc hội nghị: Nêu yêu cầu và nội dung hội nghị.

+ Lớp trưởng báo cáo tình hình học môn văn của lớp.

+ Hai bạn HS giỏi báo cáo kinh nghiệm.

+ HS trong lớp trao đổi, thảo luận.

+ GVCN tổng kết hội nghị.

* Phần kết thúc:

 – Thời gian kết thúc, ký tên.

[Bài tham khảo cụ thể đặt ở phía cuối bài soạn]

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức
Bài tập 2 [ 136]

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:    

– HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

 – HS thảo luận theo nhóm.

? Ghi lại biên bản họp lớp trong tuần vừa qua?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

– HS:  trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày sản phẩm trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà.

– GV: Quan sát, lựa chọn nhóm trình bày sản phẩm.

– Dự kiến sản phẩm:

 [có thể ghi bảng phụ, cho HS quan sát]

* Phần mở đầu:

 – Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Tên biên bản

– Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

– Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

 – Diễn biến và kết quả cuộc họp.

* Phần kết thúc:

 – Thời gian kết thúc, ký tên.

[Bài tham khảo cụ thể đặt ở phía cuối bài soạn]

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

 Bài tập 3:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:    

– HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

? Ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

– GV Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3.        

– Gợi ý:

* Phần mở đầu:

 – Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Tên biên bản

– Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

– Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

 – Nội dung chuyển giao nhiệm vụ trực tuần.

+ Kết quả công việc đã làm trong tuần qua.

+ Nội dung công việc tuần tới.

+ Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao.

….

* Phần kết thúc:

 – Thời gian kết thúc, ký tên.

[Bài tham khảo cụ thể đặt ở phía cuối bài soạn]

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả của mình trong phần kiểm tra bài cũ của tiết sau. HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

 Bài tập 4:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:    

– HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

? Viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính

2. Thực hiện nhiệm vụ:

– GV Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 4.        

– Gợi ý:

* Phần mở đầu:

 – Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Tên biên bản

– Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

– Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

 – Tiến hành lập biên bản xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với bà[ ông]….Là chủ sở hữu chiếc xe máy mang biển số ….Nơi cư trú [hoặc địa chỉ]: …Nghề nghiệp [hoặc lĩnh vực hoạt động]: ….

– Vi phạm phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông.

– Biện pháp sử phạt:

+ Tạm thu giữ giấy tờ xe trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ….tháng … năm … đến ngày … tháng …năm …

+ Thu phạt hành chính bằng tiền mặt trị giá 200.000đ [hai trăm nghìn đồng chẵn]

   Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản đựơc giao cho cá nhân vi phạm và một bản lưu hồ sơ.

* Phần kết thúc:

 – Thời gian kết thúc, ký tên.

[Bài tham khảo cụ thể đặt ở phía cuối bài soạn]

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình, các HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

II. Luyện tập
* Phần mở đầu:

 – Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Tên biên bản

– Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

– Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

 – Diễn biến và kết quả cuộc họp.

+ GVCN khai mạc hội nghị: Nêu yêu cầu và nội dung hội nghị.

+ Lớp trưởng báo cáo tình hình học môn văn của lớp.

+ Hai bạn HS giỏi báo cáo kinh nghiệm.

+ HS trong lớp trao đổi, thảo luận.

+ GVCN tổng kết hội nghị.

* Phần kết thúc:

 – Thời gian kết thúc, ký tên.

 

2. Bài tập 2 [ 136]
TRƯỜNG…. 

                       Cộng hòa XHCNVN

CHI ĐỘI…   Độc lập-tự do-hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP… 

Tuần:…

– Thời gian:…giờ…ngày…tháng… năm…

– Địa điểm:

– Thành phần tham dự: số người có mặt, vắng mặt, đại biểu.

– Nội dung và diễn biến của cuộc họp:

1. Chủ tọa trình bày ý nghĩa của việc họp lớp.

2. Lớp trưởng trình bày, báo cáo tình hình học tập và mọi mặt của lớp trong tuần vừa qua.

3. Các tổ trưởng bổ sung ý kiến.

4. Các đội viên khác phát biểu, phân tích và thảo luận.

4. Kiểm điểm các bạn vi phạm.

5. GVCN nhận xét và triển khai công việc trong tuần tới.

Thời gian kết thúc:…..

   Chủ tọa                         Thư kí

[Họ tên và chữ kí]   [Họ tên và chữ kí]

3. Bài tập 3:

* Phần mở đầu:

 – Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Tên biên bản

– Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

– Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

 – Tiến hành lập biên bản xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với bà[ ông]….Là chủ sở hữu chiếc xe máy mang biển số ….Nơi cư trú [hoặc địa chỉ]: …Nghề nghiệp [hoặc lĩnh vực hoạt động]: ….

– Vi phạm phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông.

– Biện pháp sử phạt:

+ Tạm thu giữ giấy tờ xe trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ….tháng … năm … đến ngày … tháng …năm …

+ Thu phạt hành chính bằng tiền mặt …..

   Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản đựơc giao cho cá nhân vi phạm và một bản lưu hồ sơ.

* Phần kết thúc:

 – Thời gian kết thúc, ký tên.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào viết một biên bản.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về biên bản để về nhà viết hoàn chỉnh một biên bản.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

     1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 

         Lập bb tổng kết thi đua chào mừng ngày 20/11 của lớp 9A năm học 2018-2019.

      2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

           + Nghe yêu cầu.

           + XĐ yêu cầu đề bài.

           + Dự kiến sp:

CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN HỌP SƠ KÊT THI ĐUA

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM [20-11]

 CHI ĐỘI LỚP 9A

–   Khai mạc lúc … giờ … ngày … tháng .. năm…; tại lớp 9A.

–   Lí do cuộc họp:…………

–  Thành phần cuộc họp:…………………

–   Chủ tọa và thư kí cuộc họp:………….

Nội dung và tiến trình cuộc họp:

1. Bạn Hồng Trang, Chi đội phó, giới thiệu thành phần tham dự cuộc họp, đại biểu và nội dung cuộc họp.

2. Bạn Thu Nga, Chi đội trưởng, báo cáo kết quả đợt thi đua…

3. Những ý kiến thảo luận, bổ sung.

4. Cô giáo Hồng Nhung, Tổng phụ trách Đội tuyên dương, khen thưởng các bạn có nhiều thành tích trong đợt thi đua.

Cuộc họp kết thúc lúc … giờ.

                          Chủ tọa                                          Thư kí

                  [Họ tên và chữ kí]                        [Họ tên và chữ kí]

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:   

– Tìm đọc những biên bản liên quan đến cuộc sống như biên bản ghi chép lại sự việc sảy ra trong thôn, xóm.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

 + Đọc yêu cầu.

 + Về nhà thực hiện nhiệm vụ.
V. RKN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN LUYỆN TẬP

[ TỪ BÀI TẬP 1 ĐẾN BÀI TẬP 4 SGK]

 

* Bài tập 1. Lớp 9A vừa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn, phấn đấu để cuối năm học có 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó 60% đạt loại khá, giỏi.

             Hãy viết biên bản cho cuộc họp ấy dựa vào các tình tiết sau đây.

Trả lời:

     Dựa vào các sự kiện của hội nghị, có thể ghi lại nội dung, diễn biên và kết quả của hội nghị đó như sau:

CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM,

HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA LỚP 9A

I. Thời gian:  Khai mạc lúc 10 giờ ngày… tháng… năm…

II.  Địa điểm: lớp 9A.

III. Thành phần tham dự:

    – Toàn thế các thành viên của lớp; đại biểu các lớp 9B, 9C;

    – Cô Lan , giáo viên bộ môn Ngữ văn.

IV. Nội dung và tiến trình hội nghị:

1. Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:

–  Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu; trong đó 60% khá, giỏi.

–  Nội dung:

+ Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời qua. + Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm [Thu Nga, Thúy Hà]. + Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

2.  Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ văn:

–  Nhiều bạn chưa đọc kỹ văn bản, chuẩn bị còn sơ sài.

– Nhiều bạn chưa làm hết bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn.

–  Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.

–  Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%.

3.  Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận

a.  Kinh nghiệm của bạn Thu Nga

–  Đọc kĩ vbản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.

–  Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có cảm xúc và phát hiện ra ý độc đáo.

– Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.

b.  Kinh nghiệm của bạn Thúy Hà

– Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng, phải tìm cho ra nét độc đáo đó.

– Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.

– Nắm chắc cách làm bài theo từng loại cụ thể. Dành thời gian hợp lí đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của mỗi bài viết.

– Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.

– Khi viết, cần chủ động và diễn đạt theo cách của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.

c.  Những ý kiến trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

4. Cô Lan tổng kết

– Phải đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.

– Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết sử dụng tư liệu khi làm bài.

– Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

– Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.

– Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.

– Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp, chúc lớp học tốt môn Ngữ văn và các môn học khác.

    Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày.

                      Chủ tọa                                 Thư ký

             [Họ tên và chữ kí]                   [Họ tên và chữ kí]

 

* Bài tập 2. Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua.

Trả lời:

 VD 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN HỌP LỚP…

I. Thời gian: ……, ngày … tháng … năm …

II. Địa điểm: phòng học lớp 9…

III. Thành phần tham dự:

– Thầy/cô … – Giáo viên chủ nhiệm lớp 9…

– Toàn thể học sinh lớp 9…

IV. Nội dung:

1. Lớp trưởng thông báo những kết quả và tồn tại trong tuần qua

– Kết quả đạt được:

      + Tinh thần học tập trong lớp rất tốt gồm các bạn ….

      + Tự giác trực nhật và trực nhật sạch sẽ, gọn gàng ….

– Tồn tại:

      + Một số bạn còn đi học muộn như bạn:…

      + Thi thoảng còn nói chuyện riêng như bạn:…

2. Những kế hoạch trong tuần tới

– Cần tích cực học tập tốt hơn.

– Phát huy những điểm tích cực và khắc phục những tồn tại….

– Nhiệm vụ tuần tới:….

3. Cô chủ nhiệm nhận xét về lớp

– Lớp có tiến bộ so với tuần trước nhiều về….

– Tuy nhiên cần cố gắng hơn nữa để đạt được kết quả tốt nhất.

Cuộc họp kết thúc vào lúc … cùng ngày.

 

      Giáo viên chủ nhiệm                Lớp trưởng                      Thư kí

      [ Kí và ghi rõ họ tên]           [ Kí và ghi rõ họ tên] [ Kí và ghi rõ họ tên]

 

 VD 2:

TRƯỜNG THCS…..        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                       BIÊN BẢN HỌP LỚP…

   1. Thời gian, địa điểm:

   – Thời gian: 14 giờ ngày 10 tháng 11 năm 2019.

   – Địa điểm: Lớp …, Trường ….

   2. Thành phần tham dự

   – Cô giáo: …… [chủ nhiệm lớp].

   – Toàn thể các bạn học sinh lớp …

   3. Chủ toạ, thư kí cuộc họp

   – Chủ toạ: ….. [lớp trưởng]

   – Thư ký: …..

   4.Nội dung cuộc họp: Bàn kế hoạch “Giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học và chăm sóc các bồn hoa, cây con trong vườn trường” do nhà trường phát động.

   5. Diễn biến cuộc họp

   a. Bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch “giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học và chăm sóc các bồn hoa, cây con trong vườn trường” do nhà trường phát động và kế hoạch của lớp.

   b. Thảo luận

   – Bạn Nguyễn Văn A: Lớp ta phải quyết tâm giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trang trí lại lớp cho đẹp, cho đúng với quy cách của một lớp học mà nhà trường đã đề ra và đồng thời hàng ngày lớp ta phải phân công tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ các bồn hoa và các cây con theo khu vực đã phân công cho lớp mình để cây mau lớn và tươi đẹp.

   – Bạn Nguyễn Văn B: xung phong mang chổi quét trần nhà và mạng nhện.

   – Bạn C và bạn D nhận dán lại các khẩu hiệu và sửa soạn lại các lọ hoa trên tường.

   – Bạn H  nhận làm lại bảng theo dõi thi đua của lớp.

   – Bạn M yêu cầu các tổ thay phiên nhau trực nhật, lau bàn ghế, cửa sổ, bảng đen.

   – Bạn T yêu cầu cả lớp phân công nhau tưới nước các bồn hoa và vườn cây con của lớp mà trường phân công chăm sóc.

   c. Kết luận của cuộc họp

   – Toàn thể lớp sẽ tham gia làm vệ sinh lớp vào sáng ngày 14 tháng 10.

   – Hàng tuần các tổ phân công trực nhật và tưới nước các bồn hoa, vườn cây.

   – Mua thêm thùng tưới nước, khăn lau, chổi…

   Cuộc họp kết thúc vảo lúc 16 giờ cùng ngày.

Thư ký                                                                       Chủ toạ


* Bài tập 3. Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN

CỦA CHI ĐỘI 9…CHO CHI ĐỘI 9…


I. Thời gian: …h….p, ngày … tháng … năm …

II. Địa điểm: Văn phòng Đoàn, đội trường THCS…

III. Thành phần tham gia:

– Liên đội trưởng trường THCS…

– Chi đội trưởng chi đội … và chi đội…

IV. Nội dung:

1. Liên đội trưởng đánh giá kết quả trực tuần của chi đội 9…

– Ưu điểm: làm trực tuần nhanh và đủ….

– Hạn chế: có nhiều đội viên của chi đội trực tuần còn chưa đúng giờ

– …

2. Bản giao trực tuần cho chi đội…

– Bàn giao công việc tuần tới

– Bàn giao dụng cụ lao động:

           Số lượng:….

                     Chất lượng:….

– Bàn giao sổ trực tuần.

Buổi bàn giqao kết thúc vào lúc … cùng ngày.

Liên đội trưởng                   Chi đội trưởng Lớp 9…   Chi đội trưởng Lớp 9…

 [ Kí và ghi rõ họ tên]           [ Kí và ghi rõ họ tên] [ Kí và ghi rõ họ tên]

 

* Bài tập 4. Hãy viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính [vi phạm quy định về an toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lí xâu dựng…]

Trả lời:

UBND XÃ…            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BIÊN BẢN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH ĐƯỜNG PHỐ

 

– Căn cứ vào điều … Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vệ sinh đường phố.

– Căn cứ Biên bản số … ngày … tháng … năm … do:

Ông [bà]: …

Chức vụ: …

Về việc: xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vệ sinh đường phố đối với ông …

Hôm nay, hồi …h…p, ngày … tháng … năm …

Tại: …

Tôi:…………………………….Chức vụ:………………………

– Tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vệ sinh đường phố đối với ông …

      + Nơi cư trú:

      + Nghề nghiệp:

– Ông … phải viết bản cam kết không tái phạm hành vi vi phạm của mình đồng thời bị phạt tiền với mức là ….đ

Chủ Đề