Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai năm 2024

Trai ngọc, tên khoa học Pinctada, là một chi trai thuộc, họ Pteriidae, bộ Pterioida, phân lớp Pteriomorphia. Hầu hết các loài trong chi này đều có một đặc tính là vỏ có khả năng tạo ra ngọc khi có dị vật lọt vào như:cát, đá,...và sống ở biển, khi dị vật lọt vào giữa màng áo và vỏ lúc này cơ thể Trai tiết ra chất vôi, xà cừ và chất con-ki-o-lin bao bọc lấy dị vật, qua nhiều năm nó trở thành ngọc trai.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Trai ngọc có đặc điểm chung với các loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ (Bivalvia) khác. Chúng có đầu bị tiêu giảm, chân hình lưỡi rìu có màu hơi vàng có tác dụng giúp nó di chuyển trong cát, vỏ gồm 2 mảnh được gắn lại với nhau bởi dây chằng, có hai cơ khép mở vỏ bám ở mặt trong và hoạt động theo nguyên lý cửa sổ, vỏ có lớp sừng bao bọc ở mặt ngoài, lớp đá vôi ôû giữa và cuối cùng là lớp xà cừ sau vỏ là vạt áo Trai rồi đến hai tấm mang nằm trong khoang áo ở giữa là chân và thân.

Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai năm 2024
Trai

Tập tính[sửa | sửa mã nguồn]

Đến mùa sinh sản trứng non được chuyển vào trong mang của trai cái tinh dịch của con đực chuyển qua ống hút vào gặp trứng non trong mang. ấu trùng sống với trai mẹ một thời gian rồi sống ký sinh trên da cá sau đó lắng xuống bể thành Trai con.

Trai ngọc tập trung chủ yếu ở các vùng có thủy triều lên xuống, chúng bám vào các tảng đá lớn, rạng san hô nằm sâu dưới mặt biển có khi sâu đến 20m tập trung từ 5-10 con trong một vật bám.

Ở Việt Nam Trai ngọc phân bố chủ yếu ở Khánh Hòa, Phan Thiết, Hoàng Sa,... Trai ngọc có giá trị kinh tế cao, vỏ được dùng trong nghề khảm gỗ, khai thác ngọc, thịt.

Hàu, như nhiều sinh vật khác sống dưới nước, tự tạo ra lớp vỏ bảo vệ bằng cách sử dụng Canxi Cacbonat và protein. Quá trình này diễn ra từ giai đoạn ấu trùng và kết thúc với việc tạo thành một vỏ cứng chắc. Hàu không chỉ là một sinh vật thú vị mà còn là một ví dụ về sức mạnh tự nhiên.

Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai năm 2024
Động vật thân mềm không chỉ tạo ra vỏ bảo vệ từ Canxi Cacbonat mà còn kiểm soát tỉ lệ phân tử để tạo ra hai loại cấu trúc tinh thể khác nhau: Calcite và Aragonite. Sự lựa chọn giữa hai loại này phụ thuộc vào điều kiện sống và cơ địa của từng loài động vật. Calcite thường là sự lựa chọn ổn định hơn và ít bị phá hủy theo thời gian, do đó được sử dụng nhiều trong việc xây dựng vỏ bảo vệ của hàu.Aragonite là một chất dễ tan hơn nên nó thích hợp với môi trường axit hoặc kiềm hơn. Vì vậy, hầu hết vỏ của các động vật thân mềm có lớp aragonite bên trong để duy trì mức độ pH. Tuy nhiên, có một loại aragonite mạnh mẽ và linh hoạt hơn được gọi là xà cừ (nguyên liệu tạo nên ngọc trai).Làm thế nào để tạo ra ngọc trai?Các động vật thân mềm tạo ra vật liệu đặc biệt này bằng cách xếp lớp aragonite xen kẽ với các protein. Các lớp này được sắp xếp như những viên gạch hình lục giác, mỗi viên được bao bọc bởi các vật liệu hữu cơ có tác dụng điều hướng. Sự sắp xếp đồng đều của xà cừ là yếu tố quan trọng tạo nên sự lấp lánh của ngọc trai. Khi ánh sáng chiếu vào ngọc trai, nó sẽ phản xạ trong cấu trúc tinh thể nhiều lớp và tạo ra nhiều màu sắc cầu vồng.
Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai năm 2024
Xà cừ không chỉ là vật liệu đẹp mắt mà còn là một trong những vật liệu sinh học bền và nhẹ nhất mà con người biết đến. Không chỉ hàu mà còn có nhiều loài động vật thân mềm khác cũng có thể sản xuất xà cừ. Thực tế, nhiều loài động vật thân mềm sử dụng xà cừ như một cơ chế phòng thủ chính. Khi có ký sinh trùng xâm nhập hoặc thậm chí một hạt cát vô tình lọt vào bên trong, động vật thân mềm sẽ bao phủ kẻ xâm phạm bằng các tế bào và sản xuất xà cừ bao quanh để tạo thành túi ngọc trai.
Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai năm 2024
Những tế bào này bọc kín mối đe dọa bằng các lớp protein và Aragonite cho đến khi bao bọc hoàn toàn kẻ xâm nhập. Kết quả cuối cùng của cơ chế phòng thủ này là tạo ra ngọc trai từ một vật thể xâm nhập vô giá trị, biến chúng từ hàu thành những viên ngọc quý vượt thời gian.Nguồn: TED-Ed

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng.

Giá trị, độ bền của trang sức ngọc trai phụ thuộc vào độ dày của lớp xà cừ và lớp xà cừ phụ thuộc vào tuổi của viên ngọc trai.

Từ xa xưa, ngọc trai đã được các bậc vua chúa, giới quý tộc chọn làm trang sức, cống phẩm bang giao để thể hiện uy quyền của mình, bởi vậy, với sự săn lùng và khai thác triệt để của con người, vào cuối thế kỷ 19, ngọc trai tự nhiên trở nên gần như cạn kiệt. Tuy nhiên, lịch sử ngọc trai đã thay đổi vào năm 1893 khi những viên ngọc trai nuôi đầu tiên "ra đời" bằng phương pháp cấy nhân vào bên trong cơ thể của con trai để làm chất xúc tác tạo nên ngọc của ông Mikimotora.

Theo phương pháp này, con người tạo ra nhân cấy bằng vỏ con sò tại Misibi, nhân cấy được tạo khối tròn và đánh bóng rồi cấy vào cơ thể con trai bằng phương pháp mổ đường dích dắc qua đường sinh dục của con trai. Theo phản xạ tự nhiên của loài nhuyễn thể thì con trai tự tiết ra một dịch (con người gọi là chất xà cừ) bao bọc lấy vật lạ đó để làm lành vết thương và vô tình con trai dâng hiến cho con người những món quà vô giá là những viên ngọc trai đẹp lung linh. Từ quá trình cấy nhân vào cơ thể đến lúc lấy viên ngọc trai ra thường kéo dài khoảng một đến ba năm, tuỳ vào từng loại trai và mong muốn độ dày của lớp xà cừ bao phủ bên ngoài nhân cấy.

Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai năm 2024

Cắt đôi ba viên ngọc trai biển có cùng kích thước nhưng độ dày xà cừ rất khác nhau.

Nghệ nhân quốc gia Hồ Thanh Tuấn –Tổng giám đốc Công ty Ngọc Trai Hoàng Gia, cho biết: “Độ dày lớp xà cừ cho chúng ta biết nhiều yếu tố và rõ nhất là độ tuổi của viên ngọc. Điều này vô cùng quan trọng vì nó quyết định chất lượng, độ bền, ánh sáng sâu từ bên trong của viên ngọc trai và từ đó quyết định giá trị của mỗi viên ngọc, đặc biệt là dòng ngọc trai biển. Ở Tahiti - Pháp, việc này được kiểm soát rất chặt chẽ, người ta quy định mỗi viên ngọc trai của Tahiti phải có độ dày xà cừ tối thiểu từ 0.8 mm và khi xuất khẩu ra khỏi khu vực Tahiti sẽ được hải quan kiểm tra bằng máy quét, nếu độ dày xà cừ của ngọc trai không đạt chuẩn sẽ bị thu hồi để đảm bảo uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, ở Việt Nam và các nước châu Á thì chưa có quy định hay cơ quan nào đứng ra giám sát việc này nên đã tạo kẽ hở cho một số nơi lợi dụng bán ngọc trai biển nhưng chưa đủ chất lượng về độ dày xà cừ”.

Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai năm 2024

Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn đang kiểm tra chất lượng ngọc trai bằng máy X-Ray trước khi đưa vào chế tác trang sức.

Ngọc trai biển là dòng trang sức quý và có giá trị cao bởi nó mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái và tinh tế của người đeo. Bởi vậy người tiêu dùng cần cẩn trọng tìm hiểu và nên chọn mua ở những đơn vị có thương hiệu, uy tín đặc biệt đầu tư chuyên sâu từ nuôi cấy đến chế tác cũng như có chính sách thu đổi sản phẩm tốt. Với hệ thống trại nuôi ngọc trai rộng lớn ở các vùng biển Việt Nam, mỗi năm, Công ty Ngọc Trai Hoàng Gia mang đến cho cộng đồng hàng triệu viên ngọc trai quý, đảm bảo chất lượng tốt cùng hệ thống showroom có mặt ở hầu hết các thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, Nha Trang, Phú Quốc, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho chị em được tận tay lựa chọn từng món đồ trang sức.

Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai năm 2024

Trang sức ngọc trai mang đến vẻ đẹp quý phái, sang trọng cho người đeo.

Nhân dịp xuân về, Ngọc Trai Hoàng Gia gửi tới khách hàng những món quà đầy ý nghĩa cho một năm mới "Vạn sự như ý, mã đáo thành công" thông qua bộ sưu tập Xuân 2015, lấy cảm hứng từ sự hoà quyện của tinh hoa đất trời ban tặng cho nhân loại để tôn vinh vẻ đẹp và trí tuệ của con người. Khách hàng còn được tham gia chương trình “Rước ngọc vui xuân” với quà tặng đặc biệt như: nhẫn ngọc trai giá 15,5 triệu đồng; chuỗi ngọc trai 10,5 triệu đồng và nhiều món quà giá trị khác.