Like stars on earth review phim

Recommended for You

  • All
  • Anime

Like stars on earth review phim

1:40

Like stars on earth review phim

20:48

Like stars on earth review phim

2:30:12

Like stars on earth review phim

14:59

Like stars on earth review phim

44:35

Like stars on earth review phim

40:33

Like stars on earth review phim

45:05

Like stars on earth review phim

1:29:10

Like stars on earth review phim

23:27

Like stars on earth review phim

1:09:34

Like stars on earth review phim

0:53

Like stars on earth review phim

16:11

Like stars on earth review phim

6:50

Like stars on earth review phim

0:15

Like stars on earth review phim

0:42

Like stars on earth review phim

0:36

Like stars on earth review phim

13:30

Like stars on earth review phim

1:52

Like stars on earth review phim

8:03

Home>Review Phim | Cậu Bé Đặc Biệt | Like Stars on Earth | Cậu bé ngốc bị chê cười trở thành thiên tài\>

Bắt đầu với bối cảnh cậu bé nhỏ Ishaan tại trường học, trong khi chúng bạn đạt điểm tốt trong mọi kỳ thi thì ngược lại cậu luôn chỉ dành số điểm lớn hơn 0 chả đáng bao nhiêu. Ishaan có thể dành cả buổi chiều ngồi ngắm nghía những con cá nhỏ trong bồn nước mặc cho tiếng chuông kéo inh ỏi của chiếc xe bus trường học. Ai cũng nghĩ cậu ta hẳn là một học sinh cá biệt…

Và mọi chuyện dần trở nên tồi tệ hơn khi cậu bé đưa ra một quyết định táo bạo đó là trốn học để không phải kiểm tra toán và dành thời gian dạo lòng vòng trên các con đường, ngắm nghía que kem bông xốp xốp mềm mềm, nhìn nụ cười của đứa trẻ được bố cõng trên vai, quệt giọt sơn rơi từ trên cao xuống mặt hay ngồi ngẩn ngơ nhìn mặt biển trải dài trước mắt. Nhưng khổ nỗi thay, cậu không thể đạt nổi số điểm tối thiểu tại trường học, cậu không thể ném quả bóng cho chúng bạn theo đúng hướng mà cậu muốn, càng không thể hiểu được những lời dạy bảo của thầy cô ở trường.

Cha mẹ của cậu, như bao bậc phụ huynh khác đã phải đi đến một quyết định – gửi cậu vào một trường nội trú. Họ tách cậu khỏi gia đình, họ nghĩ rằng ngôi trường đó sẽ dạy cho cậu biết cách cư xử, rèn giũa lại thái độ của cậu, khiến cậu buộc phải tiến bộ. Nhưng họ chẳng hề hay biết họ đã tách cậu khỏi người mẹ đã kề cận cậu hằng đêm, họ tách cậu khỏi người anh trai mà cậu tin tưởng nhất, và cũng tách cậu khỏi cái nôi bảo vệ cuối cùng của cậu bé nhỏ.

Ánh mắt của Ishaan khi nhìn gia đình rời đi, bỏ lại cậu ở một môi trường xa lạ có biết bao hoang mang, bao tuyệt vọng, bao hụt hẫng, bao sợ hãi. Và hơn hết nó khiến cậu hiểu ra cậu đã bị bỏ lại.

Ngôi trường mới không tuyệt vời như cha mẹ cậu bé đã nghĩ, cậu vẫn phải đối diện với những ông thầy coi cậu bé như con ngựa hoang cần thuần hóa, gò cậu vào những khuôn khổ, luật lệ và nội quy, đòn roi giáng xuống người cậu bé mà chính cậu cũng không hiểu tại sao. Tại chính nơi ấy, cậu ngồi hàng giờ trong đêm trắng, bật khóc một cách bất lực, chẳng thể tìm nổi lối ra cho chính mình. Và chính cậu cũng bắt đầu hoài nghi “Là do tôi hư đúng không?”

Chẳng ai chỉ cho Ishaan biết cậu nên làm gì, không ai dắt cậu ra khỏi vùng tối ấy. Họ chỉ đứng trên miệng hố mà la hét, chẳng để ý cũng chẳng chìa tay ra với cậu. Dần dần, cậu bé ấy ngày càng thu mình lại, cậu cảm thấy cả thế giới đều đang tấn công cậu bằng cách này hay cách khác. Cậu không còn chờ mong những cuộc tới thăm của gia đình, cậu không còn có nhu cầu giao tiếp với mẹ, cũng chẳng hứng thú với món quà của anh trai, thế giới của cậu đã gần như hoàn toàn đóng kín lại…

Mọi chuyện rẽ sang một chương mới khi Nikumbh – một thầy giáo mỹ thuật xuất hiện. Người thầy ấy đã nhận ra đôi mắt cậu đang gào lên kêu cứu, thầy ấy nhận ra cậu đang gặp khó khăn, thầy ấy tận lực tìm ra nguyên nhân và một mực kéo Ishaan ra khỏi thế giới một mình của cậu.

Ishaan khác biệt với những người bạn cùng trang lứa, cậu luôn viết sai chính tả, cậu không thể đọc nổi một đoạn thơ, cậu gặp khó khăn trong việc phân biệt trái-phải trong giờ thể dục. Đó không phải là vấn đề. Đó là triệu chứng. Triệu chứng của hội chứng khó đọc-viết.

Chẳng ai giải thích được nguyên nhân tại sao Ishaan lại gặp phải vấn đề ấy. Chẳng ai biết được và cũng chẳng ai quan tâm cậu đang phải chiến đấu với nó mỗi ngày. Bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, vậy nhìn lần 1, nhìn lần 2 bạn có thể sẽ nhớ, nếu không thể hãy lặp lại lần 3, lần 4, lần thứ n chắc chắn bạn sẽ thành công. Nhưng sẽ ra sao đây nếu lần 1 bạn nhìn thấy chữ b nhưng sang lần 2 nó lại chữ d rồi tiếp đến là chữ q hay chữ p gì đó. Ishaan bé nhỏ phải chiến đấu với việc nhận diện chữ cái mỗi ngày và như cậu bé đã nói “Các chữ cái đều đang nhảy múa”

Cha mẹ của Ishaan gần như không thể chấp nhận sự thật cậu con trai của mình mắc một hội chứng khó hiểu như vậy, họ không muốn thừa nhận cậu đang có vấn đề về thần kinh và cậu sẽ cần sự trợ giúp từ những người lớn, từ cả xã hội đang bao quanh cậu.

Vẫn còn may bên cạnh Ishaan còn có Rajan, còn có thầy Nikumhb. Họ kéo cậu hòa nhập với mọi người, trao cho cậu tự tin rằng cậu chỉ là khác biệt chứ không hề lập dị. Họ cho cậu biết rằng cậu vẫn có khả năng phát triển thành một người bình thường khác.

“Mỗi đứa trẻ đều có khả năng riêng của nó. Sớm hay muộn rồi nó cũng sẽ học được. Mỗi đứa sẽ có những cách tiếp thu của riêng mình, đến 5 ngón tay trên một bàn tay còn chẳng bằng nhau cơ mà.”

Từ một cậu bé sống trong thế giới riêng của mình, Ishaan được dẫn đến một cánh cửa mới. Nơi cậu được trao cho sự tự tin, nơi thầy Nikumbh cố gắng thuyết phục hệ thống giáo dục của nhà trường trao cho cậu những đặc quyền, những sự hỗ trợ. Kiến thức vẫn là kiến thức, thay vì việc bắt cầu phải viết ra đáp án, thầy cô nhận lời giải của cậu qua quá trình vấn đáp, còn thầy Nikumbh cố gắng phụ đạo cho cậu cách nhận biết và ghi nhớ các con chữ.

“Nền giáo dục lấy học sinh làm trung tâm” phải chăng chính là hoạt động theo cách như vậy?

Ishaan có thể đã rơi vào hố sâu trầm cảm và thậm chí chết mòn nếu không có sự hỗ trợ kịp thời như vậy. Đến cuối bộ phim hình ảnh cậu bé cười tươi cùng anh chơi đá bóng hay khi cậu ràn rụa nước mắt ôm lấy thầy Nikumbh – tất cả đều là những hình ảnh đẹp đẽ vô cùng.

Trong bộ phim thầy Nikumbh có kể ra câu truyện về hòn đảo Solomon – nơi những người dân cần phát quang khu rừng để lấy được ánh năng mặt trời. Họ không cần dùng đến búa rìu để chặt hạ từng cái cây một. Mà hằng ngày họ nắm tay nhau quanh gốc cây và liên tục dùng lời nói thóa mạ, mắng nhiếc nó. Cái cây sẽ héo mòn dần dần và cuối cùng chết khô theo ý muốn của dân làng.

Bộ phim này không chỉ muốn chia sẻ câu truyện về cậu bé Ishaan, mà nó còn truyền tải đi một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu thương giữa con người sẽ có khả năng cảm hóa mạnh mẽ đến nhường nào. “Every child is special” – các cô bé, cậu bé đều mang trong mình những điều đẹp đẽ đặc biệt mà người lớn chúng ta có thể chẳng hề hay biết. Hãy trân trọng nó, hãy yêu thương nó và quan tâm nó. Bởi vì: