Lên chùa Hương bao nhiêu bậc?

Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức – Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan thế âm Bồ tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội, Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Nhẹ nhàng thả hồn mình trôi nhẹ theo mái chèo qua dòng Suối Yến trong xanh, hai bên bờ cây cối xanh tươi, đầu hạ thì hoa gạo nở đỏ rực như những đốm lửa, mùa thu suối Yến ngập tràn sắc tím của hoa súng, mùa xuân thì hoa ban, hoa mận nở trắng trên các triền núi. Cảm giác đó thật tuyệt vời mà chỉ đến với chùa Hương bạn mới cảm nhận được.

Lễ hội Chùa hương kéo dài khoảng 3 tháng từ mùng 6 tháng riêng cho đến hết tháng 3. Đây cũng được coi là lễ hội dài nhất của nước ta. Hành trình thăm quan châu Hương gồm 3 tuyến chính: tuyến Hương Tích, Tuyết Sơn và Long Vân. Trong đó tuyến chính là Hương Tích nơi có chùa Hương Tích trên đỉnh núi. Sau quãng thời gian khoảng 2 tiếng ngồi trên thuyền bạn sẽ bắt đầu hành trình leo núi để đến với chùa Trò [ Chùa Thiên Trù ]. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.

Chùa chính là chùa Hương Tích, có thể coi đây là một ngôi chùa Thiên tạo vì vốn dĩ chùa là một hang động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán “ Nam thiên đệ nhất động do chúa Trịnh Sâm khắc vào năm 1770 trong dịp đến thăm nơi đây. Trong hang động có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù rất gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Chùa nổi tiếng linh thiêng, người ta tin rằng đầu năm lên được động Hương tích thắp nén nhang thành tâm cầu khấn chắc chắn mọi ước nguyện của mình đều trở thành hiện thực. Tiếng lành đòn xa chẳng thế mà mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu phật tử về đây chiêm bái, du xuân thưởng ngoạn phong cảnh.

Chùa Hương trở thành một hành trình về với cõi Phật của phật tử và du khách bốn phương, trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Mùa xuân sắp đến bạn hãy một lần đến với chùa Hương biết đâu sau chuyến đi bạn cũng sẽ tìm thấy cho mình những cảm hứng mới, nguồn sinh khí và năng lượng mới để bắt đầu một năm với nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam, trung tâm của khu du lịch Hương Sơn; Động Hương Tích gây ấn tượng với vẻ kỳ thú của hàng vạn nhũ đá, không chỉ là điểm đến tham quan mà còn là nơi du khách luôn muốn được tìm về thành tâm chiêm bái.

Du lịch động Hương Tích nên đi tháng mấy?

Động là một trong những điểm đến quan trọng của quần thể thắng cảnh Hương Sơn vì là nơi thờ Phật lớn nhất. Mỗi năm từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch mùa khai hội, du khách khắp nơi đổ về đông đúc. Nhất là từ rằm tháng 1 đến tháng 2, nếu không muốn chen lấn thì bạn nên tránh đi thời gian này. Nên đi các tháng cuối năm hay cuối tháng 3 hoa gạo nở nên trên đường ngồi thuyền lên động được ngắm cảnh sắc rực rỡ 2 bên suối Yến. 

Gợi ý phương tiện di chuyển đến Hương Tích - chùa Hương

Động Hương Tích thuộc quần thể chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 55km, đi theo tour du lịch chùa Hương, để đến đây bạn có thể lựa chọn các loại phương tiện như:

  • Đi xe máy: từ trung tâm đi theo hướng về Nguyễn Trãi sang Hà Đông, đến ngã 3 Ba La thì rẽ trái vào đi theo hướng về Vân Đình -> chùa Hương.
  • Đi ô tô: có thể di chuyển theo cung đường của xe máy, nhưng nếu muốn nhanh hơn bạn nên đi theo hướng ra cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ đến Đồng Văn. Tiếp tục đi trên Quốc lộ 38 qua chợ Dầu là đến chùa Hương. 
  • Đi bằng xe buýt: Một số tuyến xe buýt đi chùa Hương các bạn có thể tham khảo: số 78 và 211 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình, xe 75 xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa, xe buýt 103 Mỹ Đình - Hương Sơn. Giá vé trung bình 9,000vnđ/lượt, tần suất từ 20 - 30 phút/lượt, hoạt động từ 5h - 20h mỗi ngày.

Giá vé động Hương Tích bao nhiêu?

Giá vé tham quan động Hương Tích [thuộc khu du lịch chùa Hương] nằm trong tuyến tham quan Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Hương Tích có giá là 130,000vnđ, đã bao gồm cả vé đò thuyền 2 lượt.

>> Tham Khảo: Chùm Tour Tâm Linh từ Hà Nội - Du Xuân Lễ Phật

Tham quan, tìm hiểu Động Hương Tích

Tọa lạc trên núi Hương Tích ở độ cao 900m và nằm về phía Tây của núi Tuyết Sơn; động Hương Tích là trung tâm của quần thể thắng cảnh tâm linh, văn hóa Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ở đây có nhiều đền thờ và chùa nhưng mọi người thường nói với nhau rằng chưa đặt chân đến động này thì chưa phải là đi chùa Hương. Để hành hương lên Hương Tích du khách phải di chuyển ngược theo con suối, leo qua nhiều tầng bậc dù quanh co và uốn lượn nhưng cũng không quá khó đi.

Trong sách dư địa chí có viết: “Tương truyền thời xưa Quan Âm Bồ Tát cầm tích trượng sang phương Nam trụ trì ở đây”. Do vậy, mỗi mùa xuân về khách thập hương lại đổ về động để thành kính dâng hương kính Phật. Quãng đường từ bến suối Yến đi lên động khoảng 2.000m, không quá cao hay dốc nhưng người đi lần đầu cũng cảm thấy thấm mệt. Nhiều người cho rằng như vậy mới thể hiện được sự chân tâm hướng Phật của người đi hành hương.

Du lịch chùa Hương lên đến cửa động sẽ thấy khung cảnh bao quanh toàn là núi, nhìn xuống bên dưới thung lũng sâu hun hút. Cửa động được tạc bằng đá xanh, ai nhìn vào cũng có cảm giác như bước đến chốn thâm nghiêm. Đứng từ đây nhìn xuống thấy miệng động tựa như miệng con rồng, tảng đá được gọi là Núi Đụn Gạo bên trong động chính là lưỡi rồng. 

Đi vào sâu trong động Hương Tích, nhìn lên trên vách đá cao thấy khắc dòng chữ “Nam thiên đệ nhất động” được chúa Trịnh Sâm đề bút năm Canh Dần [1770]. Trên trần động còn có nhiều loại nhũ đá với hình thù kỳ lạ, tựa như cả một kỳ quan sinh động hiện ra trước mắt bạn. Chúng được người dân đặt theo nhiều tên gọi khác nhau, trong đó nổi bật là núi Cô và núi Cậu thiêng cho những người tới cầu tự.

Ngoài vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên ban tặng, từ xưa người dân đã cúng tiến cho nơi đây nhiều bức tượng làm đẹp thêm cho căn động. Điển hình như:

  • Chiếc bệ đá hình hoa sen được công đúc bởi 2 vị phi tần thời Lê - Trịnh.
  • Bức tượng bằng đồng tọa trên tam bảo được đúc từ năm 1705, công đức bởi gia đình bà Trịnh Thị Ngọc Du.
  • Án ngự ở giữa ban tam bảo động là tượng Phật Bà Quan Thế Âm ngàn tay, do gia đình quan Tả Đô đốc Vũ Đình Trác công đức.

Đi động Hương Tích ăn gì, mua gì?

Một lời khuyên là du khách nên mang đồ ăn trưa theo từ nhà để tiết kiệm chi phí. Nếu không thì trong chuyến tham quan, hai bên đường tại khu danh thắng chùa Hương cũng có rất nhiều hàng quán phục vụ ăn uống với thực đơn đa dạng. Đừng quên hỏi giá trước khi gọi một mâm cơm đầy ắp để tránh bị chặt chém, đặc biệt trong mùa lễ hội. Một số món đặc sản bạn có thể thưởng thức hay mua về là rau sắng, chè lam, bánh củ mài, củ mã thầy, hạt dẻ…

Hoặc nếu muốn mua các món đồ lưu niệm làm quà thì đủ các mặt hàng từ đồ chơi, đồ trang sức, quần áo… đều có rất sẵn. Cùng các loại thảo dược và thuốc chữa bệnh chẳng thiếu bất cứ món nào.

Lưu ý khi đi lễ động Hương Tích

  • Sau khi ngồi thuyền để đi lên động có thể chọn đi bộ hoặc cáp treo. Nếu đi bộ thì tốt nhất là nên mang giày thể thao để tiện di chuyển.
  • Ăn mặc lịch sự, kín đáo khi tham quan và đi lễ.
  • Ở chùa có nhiều gian hàng bán đồ lễ nhưng tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước ở nhà để chủ động và tránh bị ép giá.
  • Đi lễ vào mùa lễ hội đông đúc bảo quản đồ cẩn thận, đề phòng móc túi. Trước khi ngồi vào quán nào uống nước nên hỏi giá trước, tránh bị “chặt chém”. Tốt nhất nên chuẩn bị trước đồ ăn, nước gọn nhẹ tại nhà mang đi cho đảm bảo. 
  • Mua quà bánh thì để ý kiểm tra hạn sử dụng, mua đồ lưu niệm đừng quên trả giá.

Vẻ đẹp ấn tượng từ thiên nhiên cùng công sức của con người tạo nên tại động Hương Tích trải qua bao phong ba vẫn luôn được lưu giữ, bảo tồn. Tâm đức hành hương chiêm bái Phật của người dân khắp mọi nơi đổ về Hương Sơn, cùng với lễ hội chùa Hương mang đậm bản sắc văn hóa Việt diễn ra bao đời nay cũng khiến cho nơi đây vẫn luôn là nơi vãn cảnh và đi lễ được nhiều người yêu mến dịp đầu xuân năm mới.

chùa Hương dài bao nhiêu mét?

Đường lên chùa Hương Tích Hà Tĩnh dài khoảng 3km, vừa đi bạn có thể vừa vãng cảnh. Tuy nhiên, bạn cần có nền tảng thể lực tốt nếu chọn cách di chuyển này. Bạn vẫn di chuyển đến miếu Cô. Sau đó mua vé cáp từ ga miếu Cô lên thẳng đền Thượng.

Leo bộ lên chùa Hương bao nhiêu km?

Nếu du khách muốn lên tham chùa Hương Tích thượng quý khách tiếp tục leo bộ khoảng 260m. Cách 3: Bạn có thể đi xe điện để lên Ga cáp treo với quảng đường dài 4,5km, từ đây bạn có thể tiếp tục đi bộ leo núi thêm 1,1km để lên chùa Hương Tích cổ hoặc di chuyển bằng cáp treo như cách thứ hai.

Suối Yến chùa Hương sâu bao nhiêu?

Khi được hỏi về áo phao, chủ đò cho biết, suối Yến chỉ sâu khoảng 1,7m, chỗ sâu nhất cũng chỉ 1,9m nên không quá lo lắng về nguy hiểm xảy ra cho khách.

chùa Hương rộng bao nhiêu hả?

Theo đại diện Ban Quản lý danh thắng Hương Sơn, trung bình mỗi ngày chùa Hương đón khoảng 400 đến 500 khách, trong đó có nhiều khách nước ngoài. Quần thể danh thắng Hương Sơn trải trên một diện tích rộng gần 4.000 ha.

Chủ Đề