Làm sao để biết mình ở tổ dân phố nào

Làm sao để biết mình ở tổ dân phố nào

UBND quận Cẩm Lệ: Tổ chức cuộc thi “Tuyên truyền nội dung, kiến thức về hoạt động tổ dân phố” 21/10/2014

Nhằm đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua của quận Cẩm Lệ nói chung và phong trào thi đua các tổ dân phố nói riêng

Ngày 6/9, trong chương trình livestream Dân hỏi - Thành phố trả lời, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, từ nay đến 15/9, TP HCM sẽ cho các vùng xanh thí điểm mở một số dịch vụ bán mang về. Hệ thống siêu thị, chuỗi cung ứng được mở đến xã, phường, thị trấn và người dân ở vùng xanh được đi chợ mỗi tuần một lần. Ở vùng đỏ, shipper sẽ đi chợ thay cho người dân.

Thông tin trên khiến nhiều người tìm đến những ứng dụng hỗ trợ tra cứu vùng xanh, đỏ. Để kiểm tra, người dân có thể truy cập trang bando.tphcm.gov.vn/ogis. Trong phần giao diện chính, bản đồ hiển thị các thông tin về điểm xét nghiệm, vùng phong toả, điểm tiêm chủng, các thống kê, báo cáo...

Thông tin về "Bản đồ vùng xanh theo tổ dân phố" được đặt trong Menu mở rộng ở góc phải, bên trên màn hình.

Sau khi nhấn vào bản đồ vùng xanh, người dân chọn khu vực mình đang sống để tra cứu. Bản đồ cung cấp thông tin chi tiết về số ca nhiễm của các hộ gia đình theo từng tổ dân phố, phường, quận/huyện và thành phố Thủ Đức.

Trên bản đồ hiển thị 6 màu tương ứng: vùng xanh, vùng đỏ, vùng cận xanh, vùng vàng, vùng cam và khu vực đang cập nhật. Trong đó, tổ dân phố có 3 hộ trở lên đang là F0 sẽ nằm trong vùng đỏ. Vùng xanh là tổ dân phố không có ca F0 trong vòng 14 ngày. Vùng vàng (vùng nguy cơ) có một hộ F0 không tiếp xúc. Dữ liệu trên bản đồ được cập nhật liên tục.

Ngoài ra, bản đồ Covid-19 của TP HCM cũng cung cấp thông tin về tổng số ca dương tính theo từng tổ dân phố đến phường, quận và toàn thành phố. Thông tin chi tiết về số ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong khu cách ly, bệnh viện, nơi phong toả cũng được hiển thị theo màu sắc, giao diện trực quan, dễ sử dụng.

Trong khi đó, người dân ở Hà Nội cũng có thể kiểm tra bằng cách truy cập bản đồ covidmaps.hanoi.gov.vn. Trên đây, thông tin về mức độ nguy cơ lây nhiễm theo màu của từng phường, quận. Số ca nhiễm cũng được cập nhật liên tục theo ngày.

Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 của Hà Nội.

Tương tự, tại một số tỉnh thành đang có diễn biến phức tạp về dịch bệnh như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ..., người dân cũng có thể truy cập bản đồ Covid-19 theo từng địa phương để xem khu vực mình đang sống nằm trong vùng nào. Tuỳ mỗi địa phương, màu sắc về nguy cơ lây nhiễm có thể được quy định khác nhau.

Khương Nha

Bộ máy tổ chức của Việt Nam hoạt động hiệu quả một phần là nhờ những hoạt động quản lý của thôn, tổ dân phố. Tuy nhiên, không mấy ai hiểu hết tổ dân phố là gì và quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu tổ dân phố.

Để trả lời cho những thắc mắc trên, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Môi Giới Cá Nhân.

I. Những kiến thức cơ bản về tổ dân phố

1. Tổ dân phố là gì?

Tổ dân phố là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư Việt Nam. Một tổ dân phố là một cộng đồng dân cư sống cùng trên một địa bàn, một khu vực thuộc quản lý của một phường.

Tuy cả thôn và tổ dân phố đều không phải là cấp hành chính nhưng lại có vai trò cốt lõi, bởi nó là nơi thực hiện các nhiệm vụ công tác các địa phương. Do vậy, việc phát huy vai trò chi bộ của thôn, tổ dân phố trong lãnh đạo chính quyền, đoàn thể để thực hiện công tác là nhiệm vụ là rất quan trọng.

2. Điều kiện để thành lập tổ dân phố mới

  • Nếu thành lập mới ở đồng bằng thì tổ dân phố phải có từ 250 hộ gia đình trở lên. Đối với vùng thuộc miền núi, biên giới hay hải đảo, tổ dân phố phải có từ 150 hộ trở lên. 
  • Để lập tổ dân phố, điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng trong phạm vi thành lập phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Làm sao để biết mình ở tổ dân phố nào
Tổ dân phố là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư Việt Nam

II. Những điều cần biết về tổ trưởng tổ dân phố

Sau khi nắm được tổ dân phố là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về người đứng đầu tổ chức này.

1. Tiêu chuẩn tổ trưởng tổ dân phố

Để trở thành tổ trưởng tổ dân phố thì người đó phải có hộ khẩu và cư trú thường xuyên ở tổ dân phố. Người này phải đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Làm sao để biết mình ở tổ dân phố nào
Tổ trưởng tổ dân phố phải là người có hộ khẩu và cư trú thường xuyên ở tổ dân phố

Đặc biệt, tổ trưởng tổ dân phố phải có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được đa số nhân dân tín nhiệm. Bản thân và gia đình tổ trưởng tổ dân phố cũng phải gương mẫu, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Bên cạnh đó, tổ trưởng tổ dân phố phải có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động. Họ phải biết tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố

2.1. Nhiệm vụ

  • Triệu tập và chủ trì hội nghị tổ dân phố.
  • Tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định.
  • Bảo đảm các nội dung hoạt động của tổ dân phố theo quy định.
  • Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong tổ dân phố. 
  • Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong tổ dân phố.
  • Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của tổ dân phố.
  • Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã.
  • Báo cáo kết quả cho chủ tịch UBND cấp xã.
  • Phối hợp với ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động.
  • Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị tổ dân phố.

2. Quyền hạn

  • Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư.
  • Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho phó tổ trưởng tổ dân phố.
  • Được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của tổ dân phố.
  • Được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của tổ dân phố.

Làm sao để biết mình ở tổ dân phố nào
Tổ trưởng tổ dân phố có chức năng và quyền hạn nằm trong phạm vi tổ dân phố mình quản lý

III. Lương của tổ trưởng tổ dân phố là bao nhiêu?

Người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP bao gồm: Bí thư Chi bộ; Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.

1. Lương của tổ trưởng tổ dân phố dưới 350 hộ gia đình

Ngân sách Nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi tổ dân phố.

Mức khoán phụ cấp cụ thể như sau:

Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng => Mức khoán quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 3 = 4.470.000 đồng/tháng.

2. Lương của tổ trưởng tổ dân phố từ 350 hộ gia đình trở lên

Riêng với tổ dân phố có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo, mức khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở. 

Mức khoán phụ cấp cụ thể như sau:

Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng => Mức khoán quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 5 = 7.450.000 đồng/tháng.

Làm sao để biết mình ở tổ dân phố nào
Người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP

Lưu ý: Tại mỗi địa phương, mức khoán quỹ phụ cấp nêu trên có thể được chia đều hoặc không chia đều cho từng người.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ được tổ dân phố là gì cùng những vấn đề liên quan đến người đứng đầu tổ chức này. 

Câu hỏi thường gặp về tổ dân phố, tổ trưởng tổ dân phố

Tiêu chuẩn thành tổ trưởng tổ dân phố là gì?

Để trở thành tổ trưởng tổ dân phố thì người đó phải có hộ khẩu và cư trú thường xuyên ở tổ dân phố. Người này phải đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức văn hóa quản lý và được sự tín nhiệm của người dân trên địa bàn tổ dân phố.

Lương của tổ trưởng tổ dân phố là bao nhiêu?

Với tổ dân phố dưới 350 hộ gia đình, mức khoán quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 3 = 4.470.000 đồng/tháng.
Với tổ dân phố từ 350 hộ gia đình trở lên, mức khoán quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 5 = 7.450.000 đồng/tháng.

Nguồn: moigioicanhan.com