Kiểm tra 15 phút môn văn lớp 7 Học kì 2

1. TRẮC NGHIỆM. [2 điểm] Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về vẻ đẹp phẩm giá của con người. A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Không thầy đố mày làm nên. C. Người sống, đống vàng. D. Một lời nói ra, ngựa giỏi đuổi không kịp.  

Câu 2: Nối cột A [những câu tục ngữ đồng nghĩa] với cột B [những câu tục ngữ trái nghĩa] cho phù hợp.

Cột A Cột B
1. Uống nước nhớ nguồn 2. Người chết nết còn 3. Không thầy đố mày làm nên

4. Uống nước nhớ kẻ đào giếng

a. Lừa thầy, phản bạn b. Ăn cháo đá bát c. Của trọng hơn người

d. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

 
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm nghệ thuật của những câu tục ngữ nói về con người và xã hội? A. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh. B. Giàu hình ảnh ấn dụ. C. Sử dụng cách nói hàm xúc nhưng đa nghĩa. D. Sử dụng ngôn ngữ bác học.  

Câu 4: Tục ngữ là “trí khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?

A. Sai. B. Đúng.  

2. TỰ LUẬN. [8 điểm]


Câu 1: Phân tích nghệ thuật độc đáo câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu 2: Em rút ra bài học gì từ câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”?
 

----------------------------------

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

  1. TRẮC nghiỆm [Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm]. Câu 1. A Câu 2. 1.b; 2.c; 3.a; 4.d Câu 3. D Câu 4. B  

2. TỰ LUẬN


Câu 1: Nét độc đáo của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là hình thức tiểu đối, đói - sạch - rách - thơm, tạo nên hai vế đối xứng: Đói sạch, rách thơm. Câu tục ngữ có hai vế đối theo quan hệ cùng nghĩa, hợp nghĩa để nhấn mạnh ý là dù nghèo khổ đến đâu, bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ được phẩm giá của mình. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà làm điều xấu xa có hại đến nhân phẩm của mình. Dân gian có câu “Chết trong còn hơn sống đục” cùng nghĩa với câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”. - Dẫn chứng bài ca dao:

“Con cò mà đi ăn đêm


Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.  

Câu 2:

- Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công ơn của người thầy giáo - người có vai trò dạy bảo, cung cấp những tri thức khoa học, đạo đức, lẽ sống cho mỗi con người. Mỗi thành công của chúng ta đều có công ơn và vai trò của người thầy. Không có thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công. - Muốn nên người và thành đạt chúng ta phải biết trọng thầy, quý thầy để được học hỏi từ thầy:

“Muốn sang thì bắt cầu kiều


Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi người không được quên công lao dạy dỗ, chỉ bảo của thầy.

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 15 phút

[Đề 2]

Đề bài:

a. Thế nào là liệt kê?

b. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:

- Miêu tả một số hoạt động trên sân trường em vào giờ ra chơi.

- Trình bày nội dung của truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” mà em vừa học.

Đáp án

a. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

b. Đặt câu:

- Sân trường của chúng em trong giờ ra chơi thật thú vị: nào nhảy dây, đá cầu, kéo co, nào bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền vui biết mấy.

- Truyện ngắn “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc hoạ được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

Bài trước: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 [có đáp án - Đề 1] - Ngữ Văn Lớp 7 Bài tiếp: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 [có đáp án - Đề 3] - Ngữ Văn Lớp 7

                                                                                    ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

                                                                                    Môn: Ngữ văn 7 [tháng điểm 3 / HKII]

ĐỀ 1:

Câu 1: [7 điểm]

            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

            “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”

                                                                                                [Ngữ văn 7, tập hai]

  1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? [2đ]
  2. Nêu xuất xứ của văn bản [1đ]
  3. Phương thức biểu đạt chính là gì? [1đ]
  4. Nêu nội dung chính của văn bản vửa tìm được. [2đ]
  5. Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản là gì? [1đ]

Câu 2: [3 điểm]

  1. Thế nào là câu rút gọn? Cho ví dụ. [1đ]
  2. Thành phân nào trong câu thường được rút gọn? [1đ]
  3. Mục đích của việc rút gọn câu là gì? [1đ]

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                                    ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

                                                                                    Môn: Ngữ văn 7 [tháng điểm 3 / HKII]

ĐỀ 2:

Câu 1: [7 điểm]

            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

            “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.”

                                                                                                [Ngữ văn 7, tập hai]

  1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? [2đ]
  2. Nêu xuất xứ của văn bản [1đ]
  3. Phương thức biểu đạt chính là gì? [1đ]
  4. Nêu nội dung chính của văn bản vửa tìm được. [2đ]
  5. Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản là gì? [1đ]

Câu 2: [3 điểm]

  1. Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ. [1đ]
  2. Câu đặc biệt có những tác dụng gì? [2đ]

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                                    ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

                                                                                    Môn: Ngữ văn 7 [tháng điểm 3 / HKII]

ĐỀ 3:

Câu 1: [5 điểm]

            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

            “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”

                                                                                                [Ngữ văn 7, tập hai]

  1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? [1đ]
  2. Nêu xuất xứ của văn bản [1đ]
  3. Phương thức biểu đạt chính là gì? [1đ]
  4. Nêu nội dung chính của văn bản vửa tìm được. [1đ]
  5. Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản là gì? [1đ]

Câu 2: [5 điểm]

  1. Trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì? Đặt một câu có trạng ngữ chỉ thời gian [2,5đ]
  2. Nêu những công dụng của trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở những  đâu trong câu? [2,5đ] 

Video liên quan

Chủ Đề