Phiếu bài tập Ngữ văn 7 học kì 2

Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Phiếu học tập số 2 [Ôn tập học kì 2] Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Phiếu học tập số 2 [Ôn tập học kì 2]

1. Đọc

a. Đọc văn bản Tự chịu trách nhiệm

b. Chọn phương án đúng [làm vào vở]

Câu 1 [trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

Đáp án: B. Văn bản nghị luận

Câu 2 [trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

Đáp án: A. Từng bước hoàn thiện bản thân

c. Thực hiện bài tập

Câu 1 [trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

[1] Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình → Thay đổi các sai lầm → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân → Thành công.

[2] Khi thất bại: → Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân à không thay đổi được kết quả → không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.

Câu 2 [trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

Cách triển khai lí lẽ của tác giả trong 3 đoạn văn rất mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

- Ở đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại. Theo đó, người thành công thì đi tìm cái sai, cái lỗi của bản thân còn người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh để biện minh. Tác giả đồng quan điểm với người thành công bởi lí lẽ được tác giả đưa ra là dù thành công hay thất bại thì chính mình là người đã quyết định, hành xử trong mọi tình huống do đó mình phải biết chịu trách nhiệm về những hành động đó. Tự chịu trách nhiệm, tự nhìn lại bản thân sau những sai lầm, thất bại mới có cơ hội sửa mình và cũng có thể khoan dung với người khác để mối quan hệ tốt đẹp hơn.

- Ở đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ. Người có tinh thần cầu tiến luôn biết tự chịu trách nhiệm với mọi hành động và kết quả mà mình nhận được. Tác giả dẫn chứng câu nói của cổ nhân “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” và câu nói nổi tiếng của Không Tử: “Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác” để làm minh chứng cho lí lẽ của mình.

- Ở đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân, thì trách nhiệm cá nhân nhân được trút sạch lên bất kỳ ai hay sự việc nào liên quan. Tác giả cũng cho rằng không dám nhìn nhận bản thân là một sự sai lầm khi mà sự thật dù có tệ hại như thế nào thì nó vẫn tồn tại và không có lời biện minh hùng hồn nào có thể thay đổi nó. Do đó, tác giả cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình, hành động của chính mình để kiểm điểm bản thân mình trước thay vì biện minh hay trách cứ người khác. Có như vậy bản thân mình mới tiến bộ không ngừng.

Câu 3 [trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

Tác giả hoàn toàn chính xác với nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.

Câu 4 [trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:

- Dám làm dám chịu

- Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương

- Chân mình thì lầm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

Nó liên quan đến văn bản vì: ở câu Dám làm dám chịu nói đến việc khi đã làm việc gì đó, dù hệ quả có thế nào đi chăng nữa thì cũng dám gánh vác trách nhiệm đối với việc mình làm; ở câu Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương cũng nói đến việc tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm và không oán thán, trách cứ ai; Ở câu Chân mình thì lầm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người cho thấy điển hình của một người không dám chịu trách nhiệm với những hành vi, việc làm của mình, chỉ chăm chăm đi kiếm tìm, chỉ trích lỗi lầm của người khác do đó sẽ bị người khác khinh bỉ, làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi.

Câu 5 [trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

Nghĩa của các từ có yếu tố Hán Việt:

- Cầu tiến

+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu… à Nguyện vọng của một con người

+ Tiến: Tiến bộ, tiến triển, tiến lên, bước tiến… à chỉ sự phát triển, tăng tiến.

Như vậy: Cầu tiến có nghĩa là cầu mong sự tiến bộ.

- Vị thế:

+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị à Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể

+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế à hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.

Như vậy: Vị thế có nghĩa là địa vị, vị trí đang đứng của một người nào đó.

- Viện dẫn:

+ Viện: Viện cớ, viện sức, viện trợ à nhờ đến sự giúp sức

+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn, dẫn đường à nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.

Như vậy: Viện dẫn là dẫn chứng sự việc, sự vật này để chứng minh cho một sự việc nào đó.

2. Viết

Câu hỏi [trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

Viết đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra

Đoạn văn tham khảo

Dũng cảm là một phẩm chất, đức tính đáng quý, cần có ở con người. Nhờ dũng cảm, con người mới có thể làm được những điều to lớn, kì vĩ tưởng chừng không thể. Nhờ dũng cảm, thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Nếu con người không dám thừa nhận sai lầm khi cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, liệu chúng ta có thể phát triển thiên văn học như ngày nay? Dũng cảm tưởng như là phải ở những điều lớn lao, nhưng thực tế nó có thể thực hiện ngay từ những điều nhỏ nhặt. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gấy ra chính là những người dũng cảm đáng khen nhất.

3. Nói và nghe

Câu hỏi [trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: 

Lập đề cương cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.

- Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.

- Thân bài:

+ Nêu điều em muốn chuẩn bị.

+ Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.

+ Trả lời câu hỏi: Em chuẩn bị như thế nào? Có ai giúp sức không?

+ Điều em mong chờ, hy vọng ở tương lai.

- Kết bài:

+ Trả lời câu hỏi: Em hy vọng ở bước đường tương lai như thế nào?

+ Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ văn lớp 7, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 .... Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Ngữ văn lớp 7 hiệu quả.

Tải xuống

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Tục ngữ về con người và xã hội.

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh

- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

- Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn

- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu – Nguyễn Ái Quốc

- Ca Huế trên sông Hương

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Rút gọn câu

2. Câu đặc biệt

3. Thêm trạng ngữ cho câu

4. Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

5. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

6. Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

7. Dấu gạch ngang

Phần III: Tập làm văn

- Đề 1: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công

- Đề 2: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Phần I: Văn bản

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

+ Giá trị nội dung: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy đều đực đúc kết và được truyền lại qua từng thế hệ nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.

• Gieo vần lưng, liệt kê, cách nói ngắn gọn, giàu nhịp điệu…

• Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.

• Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

- Tục ngữ về con người và xã hội.

+ Giá trị nội dung: Tục ngữ về con người và xã hội luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người phải có.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Những câu tục ngữ về con người và xã hội sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh, ẩn dụ làm tăng thêm giá trị biểu đạt.

• Nhiều câu tục ngữ mà có nghĩa đối lập nhưng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh

+ Giá trị nội dung: Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

+ Giá trị nghệ thuật:

• Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...

• Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả

• Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước

- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

+ Giá trị nội dung:

• Qua văn bản chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

• Tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

• Lập luận theo trình tự hợp lí.

• Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ.

• Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết.

- Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn

+ Giá trị nội dung: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của người dân hộ đê và cuộc sống bọn quan lại, đứng đầu là tên quan phụ mẫu thời kì thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX. Qua đó thể hiện niềm cảm thông của tác giả với cuộc sống lầm than cơ cực của người dân, lên án thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Ngôn ngữ sinh động.

• Vận dụng, kết hợp thành công hai phép tương phản và tăng cấp.

- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu – Nguyễn Ái Quốc

+ Giá trị nội dung: Đả kích tên toàn quyền Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Qua đó ca ngợi nhân cách cao quý của nhà yêu nước Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

+ Giá trị nghệ thuật: Truyện sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để khắc họa nhân vật, tưởng tượng, hư cấu phong phú, lời văn sắc sảo, hóm hỉnh, kết truyện hiện đại.

+ Ý nghĩa nhan đề truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phân Bội Châu:

• “Những trò lố” có thể hiểu là những việc làm lố lăng, lố bịch, thừa thãi, vô tác dụng và được phơi bày ra trước mắt mọi người. Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh không thể hiện những nhận xét chủ quan mà thông qua việc miêu tả cách nói năng của Varen đã nói lên chính con người hắn, tự hắn phơi bày về bản chất con người mình.

• Cụm từ '' những trò lố '' xuất phát từ mục đích muốn trực tiếp vạch trần những hành động lố lăng, bản chất xấu xa, thái độ đáng khinh bỉ, ngôn ngữ '' thuyết hàng '' lố bịch của Va - ren. Rồi qua việc Va-ren khuyên cụ Phan Bội Châu ra hàng, cuộc nói chuyện gần như độc thoại bởi cụ Phan Bội Châu chỉ trả lời bằng cái im lặng dửng dưng, cái cười mỉm một cách kín đáo. Đó chính là cái lố bịch của câu chuyện.

- Ca Huế trên sông Hương:

+ Giá trị nội dung: Huế nổi tiếng với những làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Viết theo thể bút kí.

• Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.

• Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Rút gọn câu

- Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là CN – VN, hoặc cả CN và VN.

Ví dụ: - Những ai ngồi đây?

- Ông lý Cựu với ông Chánh hội.

→ Rút gọn vị ngữ

- Tác dụng của câu rút gọn:

+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ đã xuất hiện trong câu trước.

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

- Cách dùng câu rút gọn: Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

2. Câu đặc biệt

- Khái niệm: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C – V.

VD: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng.

- Tác dụng:

+ Bộc lộ cảm xúc

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong đoạn.- Gọi đáp.

- Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn:

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

- Câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN.

- Câu đặc biệt không thể khôi phục CN – VN.

- Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị lược bỏ CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN.

- Có thể khôi phục lại CN, VN.

3. Thêm trạng ngữ cho câu

- Một số trạng ngữ thường gặp: Để xác định: thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Vị trí của trạng ngữ trong câu:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.

+ Giữa trạng ngữ và CN, VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

- Công dụng của trạng ngữ:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các câu, các đoạn văn lại với nhau,góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

- Tách trạng ngữ thành câu riêng: Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiển những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành câu riêng.

4. Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác [chỉ chủ thể của hoạt động]

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào [chỉ đối tượng của hoạt động]

- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động [và ngược lại] ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

- Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động: Có hai cách:

+ Chuyển từ [cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được vào sau từ [cụm từ] ấy.

+ Chuyển từ [cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ [cụm từ] chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

- Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

5. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

- Mục đích của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.

- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

6. Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

- Dấu chấm lửng dùng để:

+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

- Dấu chấm phẩy dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận quan trọng ttrong một phép liệt kê phức tạp.

7. Dấu gạch ngang

- Dấu gạch ngang có công dụng sau:

+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

+ Nối các từ nằm trong một liên danh.

* Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối:

• Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

• Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Phần III: Tập làm văn

- Đề 1: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

- Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thanh công", câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

2. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

- Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

+ Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.

+ Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.

+ Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân [nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại].

- Chứng minh [bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo]: Đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng.

+ Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.

- Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: Sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.

3. Kết bài:

- Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Bài học kinh nghiệm cho bản thân.

- Đề 2: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu lòi khuyên của Lê - Nin “ Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài:

• Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

o Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

o Học nữa: “học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.

o Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

• Ý nghĩa của việc “ Học, học nữa, học mãi”

o Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

o Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

o Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

• Nên học tập ở đâu và phương pháp học

o Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

o Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

o Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

• Nêu những lối học sai lầm

o Học tủ, học vẹt,….

o Học vì lợi ích

o Học vì ép buột

3. Kết bài:

• Khẳng định việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta.

• Chúng ta cần phải “Học, học nữa, học mãi” .

Tải xuống

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề