Không tăng sinh mạch máu là gì

Tân sinh mạch [tiếng Anh: angiogenesis] là quá trình sinh lý hình thành các mạch máu mới từ những mạch máu có trước đó. Sự tân sinh mạch tiếp tục sự phát triển của hệ mạch bằng các quá trình nảy mạch và tách mạch, trong khi quá trình hình thành mạch máu [vasculogenesis] bắt nguồn từ sự hình thành phôi thai của các tế bào nội mô từ các tế bào trung bì đầu dòng và từ quá trình tân mạch hóa [neovascularization], được xem như giai đoạn đầu trong quá trình hình thành hệ mạch. Do đó, tân sinh mạch là sự tiếp diễn của quá trình hình thành mạch máu, chịu trách nhiệm phần lớn cho sự sinh trưởng của mạch máu trong quá trình phát triển và trong bệnh tật.

Tân sinh mạch là một quá trình sinh lý thiết yếu trong sự sinh trưởng và phát triển, cũng như trong quá trình lành vết thương và sự hình thành mô hạt. Tuy nhiên, nó cũng diễn ra trong sự chuyển tiếp các khối u từ lành tính sang ác tính. Vì thế, các chất ức chế tân sinh mạch [angiostatin, endostatin, arrestin...] cũng được dùng trong điều trị ung thư. Vai trò cần thiết của tân sinh mạch trong sự phát triển khối u đã được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1971 bởi Judah Folkman, người đã miêu tả khối u là "hot and bloody" [nóng và đầy máu]. Điều này cho thấy rằng, ít nhất đối với nhiều loại khối u, điều đặc trưng là sự lưu thông tốt và thậm chí là sự sung huyết [hyperaemia].

Các dạng tân sinh mạch[sửa | sửa mã nguồn]

Tân sinh mạch máu nảy chồi[sửa | sửa mã nguồn]

Tân sinh mạch máu nảy chồi [sprouting angiogenesis]thuật ngữ lấy từ: là dạng tân sinh mạch đầu tiên được xác định, và do đó những hiểu biết về dạng tân sinh mạch này cũng nhiều hơn dạng tân sinh tách mạch. Nó xảy ra trong một số giai đoạn đặc trưng rõ ràng. Tín hiệu ban đầu truyền đến từ các vùng mô không có mạch máu. Sự giảm oxy huyết [hypoxia] được ghi nhận ở những khu vực này khiến các mô đòi hỏi sự hiện diện của các dưỡng chất và oxy nhằm thực hiện các hoạt động chuyển hóa. Do đó, các tế bào nhu mô sẽ tiết ra yếu tố tăng trưởng nội mạch [VEGF-A], một yếu tố tăng trưởng tiền sinh mạch, kích hoạt các thụ thể trên tế bào nội mô hiện diện trong các mạch máu tồn tại trước đó. Các tế bào nội mô sau khi được kích hoạt được gọi là tế bào ngọn [tip cell], bắt đầu giải phóng các enzyme protease phá vỡ lớp màng đáy [basement membrane] tạo điều kiện cho các tế bào nội mô thoát ra khỏi thành mạch ban đầu. Các tế bào nội mô sau đó tăng sinh trong vùng cơ chất xung quanh và hình thành các mầm cứng kết nối các mạch máu lân cận. Các tế bào đang tăng sinh nằm bên dưới tế bào ngọn được gọi là tế bào thân [stalk cell]. Sự tăng sinh của những tế bào này cho phép mầm mao mạch phát triển đồng thời theo chiều dài.

Khi các mầm mao mạch vươn dài về phía nguồn kích thích tân sinh mạch, các tế bào nội mô cũng di chuyển song hành nhờ các protein kết dính integrin. Những mầm này sau đó tạo ra các vòng để trở thành một lòng mạch chính thức khi các tế bào di chuyển đến điểm tân sinh mạch. Sự nảy mạch xảy ra với tốc độ vài milimét mỗi ngày, cho phép các mạch mới lan tỏa ra các khoảng trống trong hệ mạch. Tân sinh mạch máu nảy chồi khác hẳn với tân sinh tách mạch vì nó tạo ra mạch máu mới hoàn toàn trong khi tân sinh tách mạch, các mạch máu được tách ra từ mạch máu có trước.

Tân sinh tách mạch[sửa | sửa mã nguồn]

Tân sinh tách mạch [Splitting angiogenesis] hay tân sinh kiểu lồng ruột [intussusceptive angiogenesis] là quá trình hình thành mạch máu mới bằng cách chia một mạch máu hiện có thành hai. Trong dạng tân sinh mạch này, thành mao mạch kéo dài vào trong lòng mạch để tách một mạch ra làm đôi. Quá trình này được chia làm 4 pha. Pha đầu, hai thành mao mạch đối diện thiết lập một vùng tiếp xúc chung. Pha thứ hai, các điểm liên kết tế bào nội mô được tổ chức lại và lớp màng kép nơi tiếp xúc giữa hai thành mạch được đục lổ để cho phép các yếu tố tăng trưởng và tế bào thâm nhập vào lòng mạch. Pha thứ ba, khoảng không được hình thành giữa hai mạch mới tại vùng tiếp xúc được lấp đầy bởi các tế bào ngoại biên [pericyte] và nguyên bào cơ sợi [myofibroblast]. Những tế bào này bắt đầu sản sinh ra các sợi collagen vào lõi để hình thành nên mạng lưới ngoại bào cho sự phát triển của lòng mạch. Pha cuối, lõi được xử lý mà không làm thay đổi cấu trúc cơ bản. Sự quan trọng của tân sinh tách mạch liên quan đến sự tái tổ chức lại các tế bào hiện có, làm tăng số lượng mao mạch nhưng không làm tăng số lượng tế bào nội mô tương ứng. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển phôi thai do chưa đủ điều kiện để tạo ra một hệ vi tuần hoàn [microcirculation] phong phú với các tế bào mới mỗi khi một mạch mới phát triển.

Khi nhắc tới khối u thì nhiều người sợ hãi và bi quan vì nghĩ rằng khối u là cảnh báo của căn bệnh ung thư.

Ảnh minh họa. Nguồn: steemit.com

U lành và u ác ở đây là chỉ khối u không phải ung thư và khối u ung thư

Khi nhắc tới khối u thì nhiều người sợ hãi và bi quan vì nghĩ rằng khối u là cảnh báo của căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, khối u cũng có hai loại. Một là khối u lành tính và hai là khối u ác tính. Để hiểu rõ về hai loại khối u này, bạn nên tham khảo bài viết sau:

Khác nhau

U lành tính

U ác tính

Là khối u không có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan hay tổ chức lân cận và không có khả năng thả tế bào của nó vào dòng máu tuần hoàn hay dòng bạch huyết để đi đến phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể [di căn] là khối u lành hay u lành.

Ngược lại khối u có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan hay tổ chức lân cận và có khả năng "thả" tế bào của nó vào dòng máu tuần hoàn hay dòng bạch huyết để đi đến phát triển ở một hay nhiều cơ quan hay tổ chức khác trong cơ thể [di căn] là khối u ác hay khối u ung thư.

Như vậy, u lành là u xuất phát từ cơ quan nào [da, gan, não, phổi, xương...] thì chỉ phát triển ở cơ quan đó, bị "vỏ" của cơ quan đó ngăn chặn không cho phép tế bào của khối u đó vượt ra ngoài xâm nhập sang cơ quan lân cận.

Giống nhau

Về quá trình hình thành u lành và u ác có những điểm giống nhau. Bình thường tế bào cũng có một tuổi thọ nhất định. Sau một số chu kỳ sinh sản [sinh sản vô tính/tự phân đôi], một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi vào quy trình chết định sẵn [chết theo chương trình]. Khi một tế bào "già" chết đi, một tế bào "non" ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.

Trong một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó [biệt hóa] khi đó khối u lành xuất hiện. Đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành. Nếu quá trình đột biến không chỉ vậy mà kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản [nhân đôi] không kiểm soát, tế bào "non" cũng sinh sản, không có chức năng [không hoặc kém biệt hóa] mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy "vỏ" khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu "chui" vào các mạch máu mới hay mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể [di căn] thì đó là khối u ác.

Như vậy, nơi nào u ác có thể xuất hiện thì nơi đó u lành cũng có thể xuất hiện. U lành có thể mang tên "cơ quan" mà nó sinh ra như: U xương lành, u buồng trứng lành, u nang tuyến giáp trạng lành, u xơ tử cung, u nang gan lành... U lành cũng có thể mang tên tế bào, tổ chức sinh ra nó như: u mỡ [lipoma], u xơ [fibroma], u xơ thần kinh [neurofibroma], u cơ vân [rhabdomioma], u cơ trơn [leiomyoma], u sụn [chondroma]...

Như trên đã phân tích, như vậy, u lành thường phát triển chậm hơn u ác; triệu chứng u lành thường mang tính tại chỗ hơn u ác. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào vị trí khối u và nguồn gốc tế bào. Nói chung u ác luôn luôn đe dọa tính mạng người bệnh thì u lành phần lớn "lành" hơn.

Tăng sinh nhiều mạch máu là gì?

Tăng sinh mạch máu là tình trạng vùng tổn thương xuất hiện nhiều mạch máu hơn so với những mô xung quanh. Nguyên nhân là do sự phát triển bất thường của các mạch tân sinh trong các tổn thương. Tăng sinh mạch máu chính là dấu hiệu lâm sàng báo hiệu sự xuất hiện và phát triển của những khối u ác tính.

Tăng sinh mạch máu tiếng Anh là gì?

Tăng sinh mạch máu cơ tử cung [enhanced myometrial vascualarity- EMV] là thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng các mạch máu tăng sinh ngoằn ngoèo trong cơ tử cung [4].

Tăng sinh có nghĩa là gì?

Nội mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển, đáp ứng với lượng estrogen trong cơ thể. Các tế bào tạo nên lớp lót sẽ ngày càng chen chúc nhau và trở nên bất thường. Tình trạng này được gọi là tăng sinh, có thể dẫn đến ung thư ở một số phụ nữ.

Các loại mạch máu khác nhau như thế nào?

Có ba loại mạch máu chính: động mạch mang máu đi từ trái tim, các mao mạch [Capillary] giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch trở về tim. Hệ tuần hoàn của người. Màu đỏ là động mạch, màu lam là tĩnh mạch.

Chủ Đề