Không có cảm giác đói là bệnh gì

Nhiều thời điểm bạn không thấy đói nhưng lại vẫn rất thèm ăn một thứ gì đó. Điều này có thể là do bạn đang mệt mỏi, căng thẳng hay buồn chán, bạn tìm đến đồ ăn để giải tỏa tâm lý và cải thiện tinh thần.

Mệt mỏi

Theo Reader's Digest, cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ có thể khiến cơ thể yêu cầu ăn một cái gì đó để tăng cường năng lượng và tỉnh táo hơn. Nó kích hoạt hệ thống tiêu hóa phải làm việc và giữ tỉnh táo. Giải pháp tốt nhất là có một giấc ngủ ngắn ngay lúc đó hoặc đứng lên, nói chuyện với đồng nghiệp trong một vài phút nếu ở văn phòng.

Căng thẳng

Khi bị căng thẳng, cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol và adrenaline làm tăng lượng đường trong máu, gây cảm giác thèm ăn. Điều này xảy ra thường xuyên sẽ khiến bạn ăn nhiều, gây tăng cân.

Thèm ăn một thứ gì đó dù không thấy đói là vấn đề phổ biến xảy ra hàng ngày. Ảnh: Ajil.

Khát nước

Tín hiệu khát nước của cơ thể tương tự như tín hiệu đói, có nghĩa là bạn sẽ chọn ăn nhẹ trong khi đáng nhẽ ra bạn nên uống nước. Hãy uống 1-2 ly nước, hoặc trà, nếu sau 5 phút bạn vẫn còn đói, đó thực sự là tín hiệu cơ thể cần nạp năng lượng.

Buồn chán

Khi cảm thấy buồn chán, cô đơn, bạn thường tìm đến thực phẩm để giải tỏa. Trong thực tế, 62% người Mỹ ăn để thỏa mãn ham muốn chứ không phải chống đói.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc như hormone hoặc điều trị thần kinh hay co giật có thể làm tăng sự thèm ăn của bạn. Nếu bạn tăng cân sau khi sử dụng một đơn thuốc mới, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Cơ thể con người cần nguồn năng lượng thông qua chất dinh dưỡng trong thực phẩm chúng ta ăn. Nếu bạn không cảm thấy đói, điều đó có nghĩa là cơ chế ngon miệng không hoạt động tốt. Bỗng nhiên, một buổi sáng thức dậy, mặc dù bụng trống rỗng, nhưng bạn lại không muốn ăn và cảm giác này kéo dài suốt cả ngày. Đôi khi, không cảm thấy đói là do ăn quá nhiều. Nhưng đôi khi, chán ăn còn là một triệu chứng của nhiều bệnh lý.

Hội chứng ruột kích thích

Một lý do làm mất cảm giác thèm ăn có thể là hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn cảm thấy đau ở bụng hoặc bị các vấn đề về đường ruột, bạn sẽ không muốn ăn gì. Chướng bụng và đầy hơi cũng ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Vì vậy, bạn nên tránh xa chất kích thích và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vấn đề về gan

Mất cảm giác ngon miệng trong nhiều ngày cùng với các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn và tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về gan. Hãy đến các cơ sở y tế kiểm tra để loại trừ khả năng bị suy gan.

Nhiễm nấm

Nhiễm nấm miệng có thể “giết chết” cảm giác thèm ăn bất cứ thứ gì. Khi bạn bị nhiễm trùng nấm miệng, bạn không thể ăn hoặc cảm nhận hương vị thức ăn và điều này khiến bạn mất cảm giác thèm ăn.

Thiếu vitamin và khoáng chất

Thiếu vitamin và khoáng chất cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Thiếu sắt hoặc vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, táo bón, chảy máu nướu.

Lo lắng, trầm cảm

Nếu bạn đang lo lắng về điều gì đó, nó có thể “giết chết” sự thèm ăn. Thư giãn hoặc cải thiện tâm trạng của bạn thông qua tập thể dục có thể làm giảm lo lắng và lấy lại cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, khi bạn cảm thấy chán nản, stress cũng làm mất cảm giác thèm ăn với bất cứ thứ gì.

Chứng biếng ăn

Chứng biếng ăn cũng có thể là một nguyên nhân làm mất cảm giác thèm ăn. Nếu giảm cân nhanh, chán ăn kèm theo cảm giác đau có thể bạn đang mắc chứng biếng ăn.

Phản ứng phụ của thuốc

Nếu bạn đang dùng thuốc thì chán ăn có thể là phản ứng phụ của thuốc. Kháng sinh, morphine và hóa trị có thể làm thay đổi sự thèm ăn. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị ung thư cũng ảnh hưởng đến vị giác của bạn và điều này có thể khiến bạn không muốn ăn bất cứ thứ gì. Khi khối u phát triển, chúng có thể cản trở việc ăn uống. Điều này thường xảy ra với bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy và ung thư buồng trứng.

Bệnh tật

Bệnh Alzheimer và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và sự thèm ăn. Thậm chí suy tim cũng có thể làm mất cảm giác thèm ăn. Nếu bạn trên 65 tuổi và không muốn ăn bất cứ thứ gì thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh kịp thời.

Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp những năng lượng cần thiết cho nhiều hoạt động trong ngày.

Điều gì khiến chúng ta không đói vào buổi sáng đến mức không muốn ăn sáng? Dưới đây là 6 lý do có thể khiến chúng ta không cảm thấy đói vào buổi sáng:

Ăn nhiều chất béo hoặc protein vào buổi tối hôm trước

Một trong những lý do chính khiến chúng ta không cảm thấy đói khi thức dậy là do chúng ta đã ăn một bữa tối giàu chất béo hoặc protein hoặc đồ ăn nhẹ vào đêm hôm trước. Những chất dinh dưỡng đa lượng này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày và giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, ngay cả vào sáng hôm sau.

Đặc biệt, protein cũng có thể làm thay đổi đáng kể mức độ hormone điều chỉnh cảm giác đói và thèm ăn.

Tương tự, các bữa ăn nhiều chất béo có thể làm thay đổi mức độ của một số hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn và cảm giác no, dẫn đến giảm cảm giác đói.

Mức độ hormone của bạn thay đổi qua đêm

Qua đêm và trong khi ngủ, mức độ của một số hormone trong cơ thể bạn dao động. Điều này có thể thay đổi cảm giác thèm ăn của bạn.

Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy mức epinephrine, còn được gọi là adrenaline, có xu hướng cao hơn vào buổi sáng.

Người ta tin rằng hormone này ngăn chặn sự thèm ăn bằng cách làm chậm tốc độ dạ dày của bạn trống rỗng và tăng sự phân hủy carbohydrate được lưu trữ trong gan và cơ bắp của bạn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Hơn nữa, một nghiên cứu đã quan sát thấy rằng mức độ ghrelin, hormone đói, thấp hơn vào buổi sáng so với đêm hôm trước. Điều này cũng có thể giải thích tại sao bạn cảm thấy ít đói hơn khi thức dậy

Lưu ý rằng những biến động hormone hàng ngày này là hoàn toàn tự nhiên và thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đói hoặc thèm ăn thay đổi đột ngột hoặc cực độ, hãy cân nhắc trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Tâm trạng lo lắng hoặc chán nản

Lo lắng và trầm cảm đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức độ đói của chúng ta. Ngoài các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và mất hứng thú cũng có thể gây ra thay đổi cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, lo lắng và trầm cảm ảnh hưởng đến chúng ta theo cách khác nhau. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những tình trạng này có liên quan đến sự gia tăng cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn của một số người.

Nếu chúng ta đang trải qua lo lắng hoặc trầm cảm và nghi ngờ nó ảnh hưởng đến sự thèm ăn hoặc các khía cạnh khác của sức khỏe, hãy nói chuyện với chuyên gia để xác định liệu trình điều trị tốt nhất.

Bị ốm

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm và viêm phổi sẽ khiến chúng ta ít cảm thấy đói hơn. Trong một số trường hợp, những bệnh nhiễm trùng này cũng hạn chế vị giác và khứu giác của chúng ta, điều này có thể làm giảm sự thèm ăn.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, cũng có thể gây ra các triệu chứng làm giảm cảm giác đói và thèm ăn, bao gồm buồn nôn và nôn.

Điều đặc biệt quan trọng là phải cung cấp đủ nước và cung cấp năng lượng cho cơ thể khi chúng ta bị ốm, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy đói. Súp, trà nóng, chuối, bánh quy giòn, và táo là những thực phẩm tốt cho dạ dày lúc bấy giờ.

Phụ nữ đang mang thai

Ốm nghén là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 80% số người trong thời kỳ mang thai. Mặc dù ốm nghén có thể ảnh hưởng bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng nó thường xảy ra vào buổi sáng. Hiện tượng này sẽ được cải thiện hoặc biến mất sau 14 tuần của thai kỳ.

Ốm nghén có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Trên thực tế, trong một nghiên cứu ở 2.270 phụ nữ mang thai, 34% cho biết ăn ít hơn trong thời kỳ đầu mang thai.

Ngoài ốm nghén, mang thai có thể gây ra các triệu chứng giảm đói khác như khó tiêu, đầy bụng và chậm làm rỗng dạ dày.

Uống đủ nước, ăn nhiều bữa nhỏ, thử các công thức nấu ăn nhất định, ngủ đủ giấc và giữ nhà thông thoáng để tránh mùi hương gây buồn nôn là các biện pháp có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện sự thèm ăn.

Những nguyên nhân khác

Ngoài các yếu tố phổ biến được liệt kê ở trên, có một số lý do khác khiến bạn không cảm thấy đói khi thức dậy:

  • Đang dùng một số loại thuốc. Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc kháng sinh, có thể làm giảm cảm giác đói và thèm ăn.
  • Đang già đi, giảm cảm giác thèm ăn là phổ biến ở người lớn tuổi và có thể do thay đổi nhu cầu năng lượng, kích thích tố, vị giác hoặc khứu giác và hoàn cảnh xã hội.
  • Đang có vấn đề về tuyến giáp. Mất cảm giác thèm ăn có thể là dấu hiệu của suy giáp hoặc giảm chức năng tuyến giáp.
  • Đang trong thời kỳ rụng trứng. Estrogen, một hormone sinh dục nữ tăng trong thời kỳ rụng trứng, có thể ngăn chặn sự thèm ăn.

Nên làm gì khi không cảm thấy đói ngay khi thức dậy?

Nếu chúng ta không cảm thấy đói sau khi thức dậy, chúng ta có thể dành một chút thời gian để chuẩn bị cho ngày mới như đi tắm, mặc quần áo, tập vài động tác thể dục,… trước khi ăn sáng.

Đôi khi, những hoạt động đó sẽ giúp chúng ta có thể cảm thấy đói và sẵn sàng ăn. Nếu vẫn không cảm thấy đói, chúng có thể thử ăn một thứ gì đó để kích thích sự thèm ăn. Chọn những món ăn yêu thích quen thuộc hoặc thử nghiệm các nguyên liệu mới cũng có thể khiến chúng ta hào hứng với việc ăn sáng và khơi dậy cảm giác thèm ăn.

Sữa chua với quả các loại quả mọng là một trong những món ăn sáng lành mạnh.

Dưới đây là một số ý tưởng ăn sáng lành mạnh:

  • Sữa chua với quả các loại quả mọng
  • Bột yến mạch với chuối cắt lát và một chút mật ong
  • Sinh tố rau bina, trái cây tươi và bột protein
  • Trứng tráng với nấm, cà chua, ớt chuông và pho mát
  • Bánh mì nướng bơ với trứng

Nếu chúng ta cảm thấy khó ăn sáng vì lo lắng hoặc chán nản, hãy xây dựng cho mình những thói quen buổi sáng có lợi nhất.

Cuối cùng, nếu có nghi ngờ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể góp phần khiến chúng ta chán ăn, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định liệu trình điều trị tốt nhất.

Chủ Đề