Khó khăn trong xây dựng thư viện số

Please use this identifier to cite or link to this item: //thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/50400

Title: Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng thư viện tư nhân - Giải pháp và gợi mở
Authors: Phạm Thế Cường
Keywords: Thư việnThư viện tư nhânGiải phápPhục vụ cộng đồngHoạt động thư viện

Chính sách của nhà nước

Abstract: Tình hình thư viện tư nhân trên toàn quốc hiện nay, những đặc điểm của thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng. Thuận lợi và khó khăn khi mở Thư viện tư nhân. Đề xuất một số giải pháp và gợi mở để phát triển Thư viện tư nhân.
Issue Date: 2019-04-19
Type: Chuyên đề nghiên cứu
Method: Hội thảo "Một số vấn đề góp ý dự thảo Luật Thư viện" [Văn phòng Quốc hội - Viện Hanns, TP.HCM, 18-19/4/2019]
Language: vi
Appears in Collections:Phân quyền - Văn hóa, thể thao, du lịch

NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNGVÀ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ VIỆT NAMTS. Nguyễn Thị Việt Bắc *Tóm tắt: Trong bối cảnh thế giới đang chuyển dần sang thời đại số, Internet vànền kinh tế tri thức, để xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam, cần giải quyếtmột số vấn đề về: Phát triển nguồn tài nguyên số, Xây dựng cơ sở vật chất vữngmạnh, với điển nhấn đầu tư công nghệ phát triển hạ tầng mạng lưới, đặc biệt làtập trung xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng. Giải quyết các vấn đề trên vớinhững giải pháp như: Xây dựng chiến lược phát triển thư viện số; có cơ chế,chính sách đặc thù để phát triển mọi nguồn lực. Chủ động, tích cực hội nhập, tìmkiếm cơ hội đầu tư, phát triển thư viện số. Một vài giải pháp khác và những đềxuất , kiến nghị.Từ khóa: Thư viện số; Chiến lược; Tài nguyên số; Cơ chế; Chính sách1. Đặt vấn đềGần ba thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự bứt phá và phát triển thần tốccủa công nghệ thông tin, truyền thông và viễn thông với sự ra đời của hàng loạtcác sản phẩm, công cụ, dịch vụ, nội dung số, Internet, mạng xã hội,... đã lan tỏavà tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, giáodục trên một bình diện rộng tồn cầu, trong đó có lĩnh vực thư viện.Áp dụng và triển khai mạnh mẽ công nghệ thông tin và tin học vào hoạt độngthư viện, đã tạo nên một sự đổi mới lớn lao từ nhận thức nghề nghiệp đến cácphương thức, phương pháp làm việc trong môi trường hiện đại với nguồn tài liệuđiện tử, nguồn tài liệu số, các nguồn tài liệu in được số hóa ngày càng chiếm ưuthế, đó là một trong những nguyên nhân để thư viện số Việt Nam ra đời, định hìnhvà phát triển, trong bối cảnh thế giới đang chuyển dần sang thời đại số, Internet vànền kinh tế tri thức.Theo quan điểm của ngành khoa học thư viện:”thư viện số là một bước tiếp tục[tiếp theo] trong quá trình tự động hóa thư viện“, và theo định nghĩa của Hiệp hộithư viện số Hoa Kỳ [Digital Library Federation]: ”Thư viện số là các tổ chức cungcấp tài nguyên, gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấpkhả năng truy xuất thông minh, chỉ dẫn , phân phối, bảo quản tính tồn vẹn và sựthống nhất của các bộ suu tập theo thời gian để đảm bảo sao cho chúng ln sẵncó để truy xuất một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng người*Nguyên chuyên viên chính Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng“ [5] Trong bài viết này tôi đồng ý vớicác quan điểm và định nghĩa trên.Cịn có những quan điểm và định nghĩa khác vẫn tiếp tục được các nhà khoahọc đưa ra, song mục tiêu lớn nhất của thư viện dù với bất cứ tên gọi gì thì đíchhướng tới ln là: làm thế nào để đưa tri thức đến người cộng đồng người dùngmột cách nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả và chính xác nhất.Với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, trong “Quy hoạch phát triển NgànhThư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã đề ra mụctiêu: “... Ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tự động hóa, hiện đại hóa trongcác khâu hoạt động của thư viện, phát triển thư viện điện tử, t hư viện số...” [3],với định hướng phát triển này đã khẳng định tầm nhìn đúng, xác định đúng hướngphát triển với xu hướng chung của thời đại của ngành Thư viện Việt Nam.Hội thảo hôm nay với chủ đề “Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam:Quá khứ - Hiện tại - Tương lai “một lần nữa khẳng định xu hướng mới được coinhư là tất yếu.Qua thực tiễn hoạt động thư viện chúng ta đều nhận thấy rằng:- Thư viện truyền thống tốn kém nhiều về thời gian, không gian phục vụ, tiêu haonhiều nguồn lực, giới hạn việc phục vụ và khả năng chia sẻ nguồn tài liệu, trong khinguồn tài liệu in và điện tử ngày càng phát triển theo cấp số nhân, hàm số mũ.Những hạn chế trên của thư viện truyền thống đã được thư viện số giải quyết vớiưu thế nổi trội:- Tốn ít không gian, hiệu quả sử dụng cao, khả năng lưu trữ lớn, giảm tối đanguồn nhân lực và bảo quản lưu trữ.Với những ưu thế nổi trội trên thì thư viện số cũng có những u cầu, địi hỏinghiêm ngặt về:- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị công nghệ.- Nguồn tài nguyên, tài liệu số.- Nguồn nhân lực cho thư viện số.Ba vấn đề mấu chốt trên khơng mới, song gắn bó chặt chẽ với nhau như nhữngđiều kiện “cần và đủ“, luôn là cốt lõi của những vấn đề cần thực hiện trong q trìnhhiện đại hóa thư viện, giải quyết tốt ba vấn đề trên là điều kiện để thư viện số ViệtNam phát triển.2. Giải quyết vấn đề2.1 Vài nét về thực trạng Việc hiện đại hóa cơng tác thư viện là một nhu cầu tất yếu trong xu thế chungcủa thời đại. Hầu hết thư viện đều mong muốn hiện đại hóa từ cơ sở vật chất,nguồn tài liệu đến phương thức phục vụ. Nhiều thư viện đã và đang đã tiến hànhxây dựng thư viện số - xác định tầm nhìn hướng về kỹ thuật số, trong q trìnhthực hiện cịn gặp những khó khăn vướng mắc như : nguồn tài chính, nguồn tàiliệu số, nhất là nguồn nhân lực, đó là một thực trạng tương đối phổ biến ở nhiềuthư viện [ngoại trừ một số thư viện lớn tiêu biểu, đầu ngành, hệ thống].Có thể thấy nguyên nhân của thực trạng trên là:- Các cơ chế chính sách về tài chính, đầu tư cho thư viện nhằm phát triển mọinguồn lực [nhân lực, vật lực, tài lực] còn bất cập, chưa tương xứng với vai trò vànhiệm vụ đặt ra cho thư viện trong giai đoạn đổi mới hiện nay là góp phần “nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” [1], với quan điểm đầu tư chothư viện đã được xác định: ”Đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, cho pháttriển nguồn nhân lực “ [2], song những khó khăn về tài chính và nguồn nhân lựcchất lượng cao ln là những khó khăn và thách thức đầu tiên trong quá trình hiệnđại hóa thư viện.Mặc dù rất cố gắng thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, nhưng các thưviện vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn và kỳ vọng. Cần có những giảipháp tích cực, sáng tạo để tìm ra hướng đi và phát triển cho thư viện số Việt Nam.2.2 Một số gợi ý về giải phápĐể giải quyết các vấn đề trên cần có những giải pháp và biện pháp như sau:Một là, Xây dựng chính sách phát triển nguồn tài liệu sốXây dựng chính sách phát triển nguồn tài liệu số được xem như là vấn đề thenchốt cơ bản, như một yếu tố “kích – cầu“ cho hoạt động của thư viện số. Trong lộtrình xây dựng, việc cần làm trước tiên là rà soát thực trạng về mọi mặt từ cơ sởvật chất, hạ tầng công nghệ, các nguồn lực thơng tin, nguồn tài liệu số hiện cótrong các thư viện [trong từng hệ thống thư viện], trên cơ sở đó có xây dựng chiếnlược phát triển phù hợp khả năng, yêu cầu và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.Hai là, Xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên phát triển hạ tầng mạng lưới công nghệ,tạo điều kiện để phát triển và hội nhập. Với những công việc như:- Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hạ tầng mạng lưới,các cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập số có chọn lọc; kiểm tra và giám sát chặt chẽ cácnguồn dữ liệu với các quy trình, các chuẩn dữ liệu trong nước và quốc tế.- Việc lựa chọn xây dựng phần mền ứng dụng tiện ích sao cho người dùng truycập hệ thống nguồn tài liệu số được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. -Việc truyền tải các dạng xuất bản phẩm, số hóa tài liệu chuyển từ sách in sangsách điện tử khi đưa lên mạng để sử dụng và khai thác, cần chú ý đến Luật Bảnquyền. Vấn đề bản quyền cũng là một vấn đề không thể bỏ qua khi xây dựng vàphát triển thư viện số.Ba là, Tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thích ứng với mơitrường làm việc hiện đại. Đó là những người đặt nền móng xây dựng hệ thống lưugiữ, chia sẻ và quản lý mạng, đội ngũ nhân lực này vô cùng quan trọng tạo nên sựthành công cho thư viện số.-Với nguồn nhân lực thư viện số cần có những yêu cầu ngồi những kiến thứcvề thư viện, phải có kiến thức về công nghệ và tin học vững vàng kể cả trình độngoại ngữ [tiếng Anh].- Chú trọng đào tạo sâu về khả năng tư vấn, kỹ năng khai thác các nguồn tàinguyên điện tử, tài nguyên số cho cán bộ thư viện số ở mỗi cấp độ công việc khácnhau.- Cần có cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm thu hút các chuyên gia, người giỏi vềcông nghệ thông tin và tin học làm việc lâu dài, hoặc hợp tác gắn bó chặt chẽ đểxây dựng và phát triển thư viện số, đội ngũ này hiện nay còn rất thiếu và “hiếm”trong các thư viện. Với nguồn nhân lực giỏi, có tính sáng tạo cao khơng chỉ tạo ragiá trị kinh tế mà còn tạo dựng nên thương hiệu cho thư viện số trong bối cảnh nềnkinh tế thị trường và nền kinh tế tri thức.Bốn là, Chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng các hoạt động bên trong và bênngồi thư viện, đó là một hoạt động thiết thực khơng thể thiếu trong điều kiệnnguồn tài chính, nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Việc chủ động hội nhậpmột cách toàn diện sẽ mang đến nhiều cơ hội để phát triển về mọi nguồn lực chothư viện số, có thể ví dụ như:- Trao đổi nguồn tài nguyên, liên kết với các cơ quan và doanh nghiệp truyềnthông xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thư viện trên nền thư viện số, với cộngđồng người dùng ở cấp độ cao.Việc hợp tác, liên kết này là lợi ích “hai trong một”, thơng qua hoạt động thưviện các công ty công nghệ và truyền thông quảng bá và giới thiệu các dịch vụcung ứng, thiết bị công nghệ của doanh nghiệp đến thư viện và cộng đồng ngườidùng; ngược lại, những hợp tác này đem lại cơ hội cho thư viện trao đổi các nguồnlực thông tin, marketing sản phẩm và dịch vụ thư viện với các cơ quan truyềnthông và doanh nghiệp, đồng thời là điều kiện để cán bộ thư viện học hỏi, bổ sung,cập nhật thêm kiến thức về tin học, công nghệ mới.Năm là, Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn cho thưviện số phát triển. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thư viện ln là mục tiêu, xác định đây lànhiệm vụ không kém phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thưviện hiện đại.Năng động tìm kiếm nguồn kinh phí từ các dự án quốc tế, đồng thời chủ độngsáng tạo lập ra các dự án, đề án có tính khả thi cao, huy động sự tham gia đónggóp của nhiều đơn vị tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhất là các doanh nghiệp côngnghệ thông tin, truyền thông và cả viễn thơng.3. Đề xuấtTrong chính sách đầu tư của nhà nước nhằm xây dựng và phát triển thư việnsố Việt Nam cần đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư có kế hoạch phát triển trongtừng giai đoạn cụ thể.Trước tiên, nên tập trung đầu tư cho một số thư viện trọng điểm [đứng đầu hệthống, khu vực, vùng, miền] có tầm ảnh hưởng trong nước và quốc tế, lựa chọntrong số những thư viện này [với những tiêu chí rõ ràng, cụ thể] để xây dựng mộtvài thư viện số Việt Nam điển hình có tầm khu vực, có uy tín và thương hiệu, cácthư viện này như là những “thư viện hạt nhân” để mở rộng mô hình hoạt độngtriển khai ở các thư viện số khác có quy mơ vừa và nhỏ hơn tại Việt Nam.Trong đầu tư xây dựng thư viện số Việt Nam cần chú ý đến tính đặc thù vàmức độ phát triển của các hệ thống thư viện khác nhau đảm bảo sự công bằng,không không “cào bằng“ trong đầu tư phát triển.4. Kiến nghịTrong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khoá XIII đã phêduyệt Dự án Luật Thư viện, nhưng đến nay Luật Thư viện vẫn chưa được thông qua.Kiến nghị các cơ quan chức năng, Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch [cơ quan chủtrì soạn thảo Luật Thư viện] tiếp tục trình Quốc hội Khố XIV để được thơng qua vàsớm ban hành Luật Thư viện, tạo hành lang pháp lý cao nhất cho ngành thư viện pháttriển.5. Kết luậnNếu như vào những năm đầu của thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước, chúng ta cònbỡ ngỡ với các khái niệm, thuật ngữ về: “thư viện ảo“, “thư viện không tường“ , “thưviện không biên giới” , “thư viện điện tử” , “thư viện số” , ngày nay khoa học côngnghệ, công nghệ thông tin, truyền thông và cả viễn thông đã “ phủ sóng” ngày càngrộng rãi trong hầu hết hoạt động của thư viện đã tạo nên một diện mạo mới – hình ảnhmới của một thư viện hiện đại, các khái niệm, thuật ngữ trên đã dần trở nên quenthuộc và trở thành hiện thực. Cuộc cách mạng công nghệ và kỹ thuật số đã đem đến những đổi thay lớn laocho thư viện - “nghề thư viện”. Các thư viện hiện đại, thư viện số ra đời với nhữngthành công và thành tựu đáng kể, song trong q trình thực hiện vẫn cịn rất nhiềukhó khăn về tài chính, về cơ sở vật chất , về các nguồn lực. Trên một bình diện chungcác thư viện chưa đủ sức, đủ mạnh cả về chất cũng như về lượng [ngoại trừ một sốthư viện lớn] để xây dựng và phát triển một thư viện hiện đại, thư viện số, những khókhăn này ln là những thách thức trong triển vọng phát triển, song nên coi đây là cơhội, là động lực để thư viện bứt phá vươn lên trong thời đại số và nền kinh tế tri thức.Với quyết tâm đổi mới toàn diện cùng những giải pháp tích cực, sáng tạo kể cảnhững giải pháp quyết định có tính đột phá táo bạo sẽ mở đường cho thư viện số ViệtNam phát triển trong một thế giới phẳng và hội nhập toàn cầu. /.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Pháp lệnh Thư viện [2001], Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2. Nghị định 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 của Chính phủ.3. Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm2020. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04/5/2007.4. Waters, D.J. What are digital libraries? CLIR Issues, July/August. 1998 URL:/www.clir.org/pubs/issues/issues04.html5. Vũ Thị Ngọc Liên, Tổng quan tình hình phát triển thư viện số các trường đại họcAustralia và Việt Nam ; tạp chí Thư việt Nam số 1[ 27] – 2011[tr. 24-28]6. //www.nlv.gov.vn7. //www.vista.gov.vn8. //lic.vnu.edu.vn9. //www.ted.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề