Khai báo nào sau đây là đúng Tin học 8

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 8 – Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Khoa Tin Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 8

    Bài 1 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số thực, X là biến với kiểu dữ liệu xâu. Các phép gán sau đây có hợp lệ không?

    a] A:=4;

    b] X:=3242;

    c] X:= ‘3242’;

    d]A:=’Ha Noi’.

    Trả lời:

    a] Hợp lệ bởi 4 là số nguyên, mà số nguyên là tập con của số thực.

    b] Không hợp lệ bởi X là kiểu dữ liệu xâu, không thể gán giá trị thuộc kiểu dữ liệu số nguyên.

    c] Hợp lệ.

    d] Không hợp lệ bởi A được khai báo với kiểu dữ liệu số thực, còn ‘Ha Noi’ lại thuộc xâu kí tự.

    Bài 2 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng và cho một vài ví dụ cụ thể về khai báo biến và hằng.

    Trả lời:

    – Biến dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. Để mở đầu khai báo ta dùng cú pháp “const”

    – Hằng cũng dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng dữ liệu được hằng lưu trữ không thể thay đổi – trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Để mở đầu khai báo ta dùng cú pháp “var”.

    – Ví dụ khai báo về hằng và biến:

    Hằng: const pi=3.14; Bankinh = 2; Biến: var m,n: integer; S, dientich: real; thong_bao: string;

    Bài 3 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Giả sử ta đã khai báo một hằng Pi với giá trị 3.14. Có thể gán lại giá trị 3.1415 cho Pi trong phần thân chương trình được không? Tại sao?

    Trả lời:

    Ta không thể gán lại giá trị của Pi bởi tính chất của hằng là “Có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình”.

    Bài 4 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?

    a] var tb: real;

    b] var 4hs: integer;

    c] const x: real;

    d] var R=30;

    Trả lời:

    a] Đúng;

    b] Sai bởi tên biến không tuân theo quy tắc ngôn ngữ lập trình: có chữ số ở đầu.

    c] Sai bởi khai báo hằng cần một giá trị ngay sau khi khai báo, còn “real” là tên kiểu dữ liệu của biến được khai báo.

    d] Sai bởi khai báo tên biến thì phía sau phải có kiểu dữ liệu chứ không phải giá trị.

    Bài 5 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Hãy liệt kê các lỗi có thể có trong chương trình dưới đây và sửa lại cho đúng:

    var a,b:= integer; // Dòng số 1. const c:=3; // Dòng số 2. begin // Dòng số 3. a:= 200; // Dòng số 4. b:= a/c; // Dòng số 5. write[b]; // Dòng số 6. readln // Dòng số 7. end. // Dòng số 8.

    Trả lời:

    – Các lỗi của chương trình:

    Dòng số 1: Thừa dấu = và khai báo kiểu dữ liệu của b phải là số thực.

    Dòng số 2: Thừa dấu:

    Dòng số 3: Đúng.

    Dòng số 4: Đúng.

    Dòng số 5: Đúng.

    Dòng số 6: Đúng.

    Dòng số 7: Thiếu;

    Dòng số 8: Đúng.

    – Chương trình sau khi sửa lại:

    Bài 6 [trang 33 sgk Tin học lớp 8]: Hãy cho biết kiểu dữ liệu của các biến cần khai báo dùng để viết chương trình để giải các bài toán dưới đây:

    a] Tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h [a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím].

    b] Tính kết quả c của phép chia lấy phần nguyên và kết quả d của phép chia lấy phần dư của hai số nguyên a và b.

    Trả lời:

    a] Ta sẽ có các biến cần khai báo: S là diện tích tam giác, a là độ dài cạnh, h là chiều cao tương ứng. Do a, h là các số tự nhiên nên S cũng là số tự nhiên, kiểu dữ liệu chung đều là integer;

    var S, a, h: integer;

    b] Ta sẽ có các biến cần khai báo: c là kết quả chia lấy phần nguyên, d là kết quả chia lấy phần dư; a,b đều là hai số nguyên. Do đó cả a,b,c,d đều là kiểu dữ liệu số nguyên.

    var c, a, b, d: integer;

    Tìm hiểu mở rộng [trang 33 sgk Tin học lớp 8]: Em đã biết để có các kết quả tính toán đúng mục đích của chương trình, cần phải gán các giá trị dữ liệu thích hợp cho các biến. Hãy chạy chương trình dưới đây để tìm hiểu ngay sau khi khai báo biến [trước khi gán giá trị dữ liệu cụ thể], biến có nhận giá trị dữ liệu ban đầu nào không? Nêu nhận xét của em về giá trị dữ liệu của biến ngay sau khi khai báo.

    var A: integer; B: integer; C: integer; D: integer; begin writeln[A]; writeln[B]; writeln[C]; writeln[D]; readln; end.

    Trả lời:

    – Kết quả chạy chương trình:

    – Ta có thể thấy nếu không khai báo giá trị của biến thì chương trình sẽ tự động đặt giá trị của bằng 0. Ở một số ngôn ngữ lập trình khác thì nếu không khai báo biến thì biến sẽ tự động nhận một giá trị ngẫu nhiên.

    Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình – Câu 4 trang 33 SGK Tin học lớp 8. Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng? a. Var tb : real ; b. Var 4hs: integer ; c. Const x : real ;

    d. Var R = 30 ;

    Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng?

    a. Var tb : real ;

    b. Var 4hs: integer ;

    c. Const x : real ;

    Advertisements [Quảng cáo]

    d. Var R = 30 ;

    Lời giải :

    Đáp án đúng là đáp án a.  Var tb : real ; vì  cách khai báo biến:  Var:;

    Mã câu hỏi: 8110

    Loại bài: Bài tập

    Chủ đề :

    Môn học:

    Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

    CÂU HỎI KHÁC

    Cấu trúc khai báo biến có dạng : var : < kiểu dữ liệu> ;

       Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.

       Đáp án: A

    CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

    Các bước truy cập trang web [Tin học - Lớp 6]

    3 trả lời

    Chọn đáp án đúng [Tin học - Lớp 7]

    2 trả lời

    Hãy giải thích phát biểu câu [Tin học - Lớp 9]

    2 trả lời

    Trong pascal khai báo nào sau đây là đúng? Các câu hỏi trắc nghiệm liên quan và cách khai báo và sử dụng biến trong pascal sẽ được studytienganh đề cập ngay trong bài viết dưới đây.

    1. Trắc nghiệm câu hỏi

    Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?

    A. var tbc: byte;

    B. Var 50: integer;

    C. Const y: real;

    D. Var x =70;

    Đáp án đúng là A.

    Giải thích sẽ nằm trong phần lý thuyết khai báo biến trong Pascal.

    Mỗi biến trong Pascal có một kiểu dữ liệu duy nhất quy định kích thước và cách bố trí bộ nhớ của nó.

    2. Lý thuyết khai báo & sử dụng biến trong Pascal

    Một số kiểu dữ liệu chuẩn dùng để khai báo biến trong Pascal

    Mỗi biến trong chương trình Pascal là tên của một vùng nhớ RAM mà Pascal sẽ thay đổi để lưu trữ và xử lý dữ liệu. 

    Khai báo biến

    Trước khi chúng ta có thể sử dụng các biến trong chương trình Pascal, tất cả chúng phải được khai báo. Khai báo biến được đặt sau từ khóa Var. Một khai báo biến chỉ định một danh sách các biến, theo sau là dấu hai chấm : và kiểu dữ liệu của biến. 

    Cú pháp để xác định các biến như sau:

    Var < Danh sách biến> : < Kiểu dữ liệu >;

    Trong đó:

    < Kiểu dữ liệu >: bao gồm các ký tự, số nguyên, số thực, logic, hoặc bất kỳ kiểu dữ liệu do người dùng tự định nghĩa.

    < Danh sách biến >: có thể bao gồm một hoặc nhiều tên biến được phân cách với nhau bằng dấu phẩy.

    Ví dụ một số khai báo biến:

    • Var tuoi, ngay : Integer;
    •        thu nhap, diem trung binh : Real;
    •        lua chon, san sang : Boolean;
    •        so thu tu, lop : Char;
    •        ho ten, truong : String;

    Ngoài ra, Pascal cho phép người dùng khai báo biến kiểu với từ khóa là Type. 

    Ví dụ:

    • Type ngay, tuoi = Integer;
    •          yes, ok = Boolean;
    •          ten, thanh pho = String;
    •          thue, tien dien = Real;

    Sau đó các bạn có thể dùng những kiểu định nghĩa mình vừa tạo ra để khai báo biến:

    • Var ngay nghi, ngay le : ngay;
    •        lua chon : yes;
    •        ho ten hoc sinh, biet danh : ten;
    •        thu do : thanh pho;
    •        thue VAT : thue;

    Sự khác biệt Type và Var

    Khai báo biến cho biết kiểu giá trị của một biến, trong khi khai báo kiểu cho biết kiểu dữ liệu, chẳng hạn như số nguyên, thực, v.v. Đáng chú ý nhất, tên biến liên quan đến địa chỉ bộ nhớ nơi giá trị của biến sẽ được giữ, còn khai báo kiểu thì không.

    Vị trí của khai báo biến

    Giải thích

    Cấu trúc chương trình Pascal

    Phần khai báo

    Program ;

    uses < tên các thư viện >;

    const < lên hằng > = < giá trị của hằng >;

    var < tên biến >: < kiếu dữ liệu >;

    • - Sau khi khai báo, sẽ có một vùng nhớ cho biến này với kích thước chính xác bằng kích thước kiểu của nó để lưu giá trị của biến. Địa chỉ của biến là địa chỉ bắt đầu của phần bộ nhớ này. Khai báo biến cũng nhằm đưa tên biến vào danh sách các đối tượng mà chương trình sẽ xử lý.
    •  
    • - Kiểu của một biến cho trình biên dịch biết cách tổ chức lưu trữ, truy xuất giá trị của biến và thực hiện các hành động thích hợp trên nó.

    Ví dụ về cách khai báo biến

    Ví dụ khai báo biến đúng: 

    • Var       x,y,z: integer;
    • m,n: real;

    Ví dụ khai báo biến sai:

    • Var       q,p: byte;
    • q: boolean;

    Sai vì biến q được khai báo 2 lần.

    Chú ý khi khai báo biến

    • + Biến phải được đặt tên sao cho gợi được ý nghĩa của nó. Điều này khá hữu ích cho việc đọc, hiểu và thay đổi chương trình theo yêu cầu.
    •  
    • + Không nên đặt tên biến quá ngắn hoặc quá dài; rất dễ mắc lỗi khi viết tên biến nhiều lần.
    •  
    • + Khai báo một biến phải lưu ý đến phạm vi giá trị của nó.

    Qua bài viết này, studytienganh đã giải đáp thắc mắc của các bạn liên quan tới câu hỏi “Trong pascal khai báo nào sau đây là đúng?” Chúc các bạn học tập thật tốt và đừng quên theo dõi studytienganh để biết thêm nhiều điều thú vị. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của studytienanh!

    Video liên quan

    Chủ Đề