Kết hôn bao lâu thì được bảo lãnh sang nhật

1 Hộ chiếu  
2 Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu 1 bản
3 Hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại 1 hình
4 Hồ sơ chứng nhận quan hệ hôn nhân [bản gốc kèm 1 bản copy] gồm một trong các hồ sơ dưới đây:
  • Giấy chứng nhận kết hôn của Việt Nam
  • Hộ tịch gia đình của hôn phu hoặc hôn thê [bản gốc, được cấp trong vòng 3 tháng trở lại và phải có ghi rõ quan hệ hôn nhân]
1 bản
5 Giấy lý do mời
Phần ghi người mời phải ghi rõ địa chỉ, họ tên, số điện thoại.
1 bản gốc
6 Chương trình lưu trú
  • Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình họat động phải rõ ràng
  • Phải ghi rõ địa chỉ lưu trú [địa chỉ, số điện thọai]
  • Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các họat động liên tục giống nhau thì có thể ghi: từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm ……
1 bản
7 1. Trường hợp hôn phu, hôn thê người Nhật sống tại Nhật Bản bảo lãnh
[1] Giấy bảo lãnh 1 bản gốc
[2] Hồ sơ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh
  • Giấy nộp thuế [có ghi rõ thu nhập]
  • Giấy chứng nhận tiền gởi tiết kiệm [đối với người không đi làm hoặc người nhận lương hưu]
  • Tờ khai nộp thuế [phải có dấu đóng của cơ quan thuế Nhật Bản]
  • Giấy chứng nhận thu nhập [do cơ quan hành chính của Nhật cấp]
1 bản gốc
[3] Giấy cư trú của người bảo lãnh 1 bản gốc
2. Trường hợp hôn phu, hôn thê người Nhật sống tại Việt Nam bảo lãnh và 2 người đi về chung
Trường hợp người Việt Nam cùng đi và về và lưu trú ngắn hạn tại Nhật [dưới 90 ngày] với hôn phu, hôn thê là người Nhật đang sống tại Việt Nam, thì không cần xuất trình giấy bảo lãnh, giấy chứng nhận thu nhập và giấy cư trú, tuy nhiên phải xuất trình giấy xác nhận đặt chỗ vé máy bay khứ hồi của hai người. Ngoài ra, hôn phu, hôn thê người Nhật đi cùng phải xuất trình Giấy lý do nhập cảnh thay cho Giấy lý do mời.
8 Photocopy hộ chiếu của hôn phu, hôn thê là người Nhật 1 bản
9 Bản sao các giấy tờ chứng nhận hôn phu, hôn thê người Nhật đang sinh sống tại Việt Nam [Thẻ tạm trú, Giấy phép lao động, Giấy miễn thị thực] 1 bản

Các điều cần chú ý khi xin visa:

  1. Trường hợp thiếu hồ sơ sẽ không được nhận hồ sơ xin visa
  2. Thời gian xin visa từ 8:30 giờ đến 11:30 giờ mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu
  3. Hồ sơ khi được nhận sẽ được cấp biên nhận hồ sơ
  4. Việc xét hồ sơ thông thường mất 8 ngày làm việc.
  5. Tùy theo mục đích nhập cảnh và từng trường hợp có thể được yêu cầu bổ sung hồ sơ.
  6. Trường hợp cần thiết Bộ Ngoại Giao Nhật Bản phải điều tra hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản phỏng vấn đương sự xin visa thì thời gian xét visa sẽ lâu hơn 8 ngày làm việc. Đề nghị xin visa sớm để kịp thời gian.
  7. Ngoài trường hợp nhân đạo, các trường hợp xin cấp nhanh visa sẽ không được xét. Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên lạc sớm
  8. Visa ngắn hạn trên nguyên tắc sẽ không được chuyển đổi tư cách lưu trú dài hạn. Trường hợp muốn xin visa định cư với hôn phu, hôn thê là người Nhật thì phải xin trước giấy tư cách lưu trú định cư theo hôn phu, hôn thê là người Nhật. Sau khi có giấy tư cách lưu trú nói trên thì mới tiến hành xin visa.
  9. Đối với các loại giấy tờ cần trả lại bản gốc, xin vui lòng nộp kèm một bản copy.

Địa chỉ liên lạc: Phòng Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM Tel: [84-28] 3933-3510

ĐIỀU KIỆN BẢO LÃNH NGƯỜI THÂN SANG NHẬT.

Nhiều người khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản luôn mong muốn được đưa bố/ mẹ, vợ/ chồng, con cái hoặc người thân, bạn bè qua du lịch, công tác hoặc đoàn tụ.

Nhưng vẫn còn nhiều mơ hồ và chưa biết mình cần có những điều kiện gì để có thể trở thành người bảo lãnh.

Hôm nay, U.I.H sẽ giải đáp thắc mắc cũng như các điều kiện để các bạn có thể bảo lãnh người thân của mình sang Nhật nhé!

Bảo lãnh người thân được chia thành 2 loại:

  • Visa thăm thân.
  • Visa đoàn tụ.

1] Visa thăm thân:

a] Thời hạn visa:

  • Thời hạn visa: 90 ngày
  • Thời gian lưu trú lưu trú tối đa: 90 ngày

b] Những đối tượng có thể bảo lãnh:

  • Chính phủ Nhật Bản chỉ cấp phép bảo lãnh thăm thân cho những đối tượng có visa giáo sư, nghệ thuật, tôn giáo, truyền thông báo chí, đầu tư – kinh doanh, nghiệp vụ luật – kế toán, y tế, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, quốc tế – nhân văn, chuyển trụ sở công tác, kỹ năng, văn hóa nghệ thuật và du học.
  • Nếu như người bảo lãnh có quốc tịch Nhật Bản hoặc visa vĩnh trú rồi thì việc mời người thân từ Việt Nam sang du lịch là vô cùng dễ dàng, thậm chí có thể mời vợ/chồng và con là người Việt sang Nhật cư trú nhưng sẽ cần nhiều thủ tục hơn nữa.

c] Những đối tượng được bảo lãnh: 

  • Những người có quan hệ huyết thống 3 đời.
  • Bạn bè hoặc người thân [có chứng minh quan hệ].
  • Được mời nhiều người cùng lúc.

d] Điều kiện: 

  • Người bảo lãnh cần có năng lực kinh tế, thu nhập từ 18 vạn yên/ năm. 
  • Du học sinh muốn bảo lãnh người thân thì cần số dư tài khoản đủ chi trả chi phí sinh hoạt ít nhất 6 tháng và phải có thời gian lưu trú tại Nhật tối thiểu 1 năm.
  • Khi được bảo lãnh sang Nhật với mục đích du lịch, người được bảo lãnh không được làm việc, mọi chi phí du lịch do tự mình hoặc người bảo lãnh chi trả.

2] Visa đoàn tụ gia đình:

a] Thời hạn visa: Có thời hạn bằng với thời hạn visa người bảo lãnh.

b] Những đối tượng có thể bảo lãnh: Những người đang có tư cách lưu trú tại Nhật [visa lao động, du học].

c] Những đối tượng được bảo lãnh: Vợ/ chồng đã đăng ký kết hôn và con cái [bao gồm cả con ruột và con nuôi có giấy tờ hợp pháp] là những đối tượng có thể được bảo lãnh theo diện này.

d] Điều kiện:

  • Quan trọng nhất là năng lực kinh tế của người bảo lãnh: Người bảo lãnh phải chứng minh được mình đủ điều kiện kinh tế để nuôi được người mình sẽ bảo lãnh sang. Vì thế các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của người bảo lãnh có vai trò rất quan trọng trong bộ hồ sơ.
  • Nếu người bảo lãnh có visa lao động nhưng Chậm đóng thuế hoặc có thu nhập hằng tháng dưới 18 vạn yên thì khả năng xin visa rất thấp.
  • Nếu người bảo lãnh có visa du học, thì nên chuẩn bị sẵn số dư trong tài khoản ngân hàng đủ để trang trải những chi phí tối thiểu của sinh hoạt của gia đình trong vòng ít nhất 6 tháng. Đối với các du học sinh có học bổng, giấy tờ chứng minh khoảng học bổng được nhận định kỳ hằng tháng cũng có thể chứng minh tài chính của người bảo lãnh.

Lưu ý: 

  • Người có visa đoàn tụ gia đình ngoài các hoạt động sinh hoạt thường ngày, còn có thể tự do đi học tại các trường tiếng, trường senmon, trường đại học… nhưng không được phép lao động kiếm tiền khi chưa đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương.
  • Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, visa của người được bảo lãnh sẽ được đóng một con dấu cho phép đi làm thêm dưới 28h/ tuần vào sau thẻ lưu trú và có thể đi làm thêm hợp pháp với giấy phép này nhưng phải tuân thủ số giờ làm quy định. Vì nếu làm quá giờ trúng đợt truy quét của cảnh sát/ cục xuất nhập cảnh thì có thể phải chịu hình thức xử lí nặng nhất là trục xuất khỏi Nhật Bản.
  • Nếu người bảo lãnh là người có visa vĩnh trú hoặc người có quốc tịch Nhật thì vợ/ chồng có thể đi làm không giới hạn số tiếng và cũng không cần đăng ký với cục xuất nhập cảnh.

Chủ Đề