Kết bài nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

Hai đứa trẻ là tác phẩm của nhà thơ Thạch Lam, được rút từ tập “Nắng trong vườn”. Thạch Lam là nhà thơ nổi tiếng trong biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc. Nhân vật Liên trong tác phẩm được miêu tả như bức tranh tâm hồn rộng lớn, đi vào lòng người. Đây là nhân vật góp phần làm tăng sự đa dạng, đặc sắc đến từng chi tiết cho tác phẩm. Hãy cùngphân tích nhân vật Liênđể thấy rõ được nét đẹp tâm hồn, khát khao về cuộc sống.

Phân tích chi tiết nhân vật Liên

Nhân vật Liên trong Hai Đứa Trẻ được tác giả Thạch Lam điểm qua như sau:

  • Luận điểm 1: Nhân vật Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm

Mở đầu tác phẩm, nhân vật Liên được nhắc đến với trạng thái ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen. Cái buồn của không gian, buổi chiều tàn thấm dầm vào tâm hồn trong sáng của chị. Tuy nhiên, chị cũng không rõ lý sao cứ mỗi lúc chiều tàn thì lại buồn man mác. Chỉ với mùi ẩm kết hợp với cát bụi mà Liên vẫn có thể liên tưởng đây là mùi vị riêng của quê hương. Liên nhạy cảm trước mọi cảm xúc, công việc, hành động, nỗi đau của con người xung quanh.

Kết bài nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
Liên là cô gái giàu tình thương với mọi người

Trong bóng tối, Liên hướng về phía ánh sáng tại nhà bác Phở Mỹ, Ông Cửu, hiệu sách. Từng vệt sáng len lỏi trong một không gian tối mù, nhiều muỗi, nơi Liên và em ruột đang ở. Liên cảm nhận được cái tối tăm, nơi mà gia đình và nhiều người khác sinh sống. Tuy nhiên, cô luôn mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn, có nhiều ánh sáng và tiếng còi tàu. Cô luôn tưởng tượng về Hà Nội giàu có, nhiều đèn điện, đông đúc người.

  • Luận điểm 2: Nhân vật Liên là cô bé giàu tình thương

Phân tích nhân vật Liênchi tiết hơn, bạn sẽ thấy được cô rất giàu tình thương với mọi người. Đầu tiên là sự quan tâm với em An, nhắc cô ấy ra ngồi cùng chị kẻo muỗi. Luôn canh giờ, đánh thức An dậy mỗi khi tài đến, niềm vui mỗi ngày của 2 chị em. Tiếp theo là sự động lòng trước những đứa trẻ tội nghiệp, lam lũ với cuộc sống. Trẻ con chỉ tìm nhặt những gì còn sót lại sau buổi chợ tàn. Tuy nhiên, Liên vẫn không có vật chất, hay tiền bạc để cho chúng.

Kết bài nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
Liên luôn đảm đang, chu đáo, ân cần chăm sóc An

Đối với mọi người, Liên luôn biết quan tâm, hỏi han, trò chuyện cùng. Cô luôn nói chuyện ân cần, lễ phép, với cụ Thy, chị Tí, bác Xẩm. Liên quan tâm họ từ giờ giấc, công việc, cực nhọc ra sao, cố gắng như thế nào.

  • Luận điểm 3: Liên vô cùng đảm đang, chu đáo

Liên là cô bé sinh ra từ nghèo khó, không sống chung với bố mẹ. Chỉ có Liên và An luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau tại căn nhà thuê nhỏ hẹp. Liên trông coi chõng hàng nhỏ mỗi ngày, mẹ dặn phải bán cho đến khuya. Thời điểm khuya muộn là lúc đoàn tàu đi qua, sẽ bán được hàng hơn. Vì vậy, 2 chị em Liên và An đều mong đến lúc tàu đến. Liên có trách nhiệm bán hàng và ghi nhớ sổ nợ, tính tiền rõ ràng.

Thông qua việcphân tích nhân vật Liên, chúng ta thấy được cô rất đảm đang. Đối với em An, Liên luôn làm tròn vai trò của một người chị, bảo vệ, chăm, sóc, lo lắng cho em ruột. Em An nói chỏng hư, Liên hứa rằng sẽ xin mẹ đổi chõng mới tốt hơn. Liên mạnh mẽ và sống quen trong bóng tối, không còn biết sợ nữa. Đêm nào Liên cũng canh tàu đến và đánh thức An dậy chỉ để nhìn chiếc tàu chạy thoáng qua. Thể hiện được Liên là chị gái lớn, luôn đảm đang, dìu dắt em.

Kết bài nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
Liên là cô gái mạnh mẽ, luôn có ước mơ trong cuộc sống
  • Luận điểm 4: Liên có ước mơ về một tương lai tốt đẹp

Trong cuộc sống tẻ nhạt cùng gánh hàng bán rất ít khách mua mỗi ngày. Cái nghèo của chốn làng quê không có điện, ếch nhái kêu râm ran. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này không hoãn được ước mơ về Hà Nội của Liên. Cùng sự kiên trì của Liên mỗi khuya muộn đón đoàn tàu đông đúc. Đoàn tàu đến mang theo ánh sáng, con người đô thị, sự giàu sang. Khiến cho Liên luôn mơ về những điều tốt đẹp trong mỗi chuyến tàu đêm.

Cô luôn nghĩ về trong tương lai, cuộc sống sẽ tốt, đẹp hơn, ngập tràn ánh sáng. Thông qua nhân vật Liên, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc những ý nghĩa sâu sắc. Trong cái nghèo, con người luôn có ước mơ, khát khao, tìm kiếm động lực sống mỗi ngày. Dù khó khăn, họ vẫn luôn quan tâm đến nhau, từ người thân cho đến hàng xóm láng giềng. Họ luôn nhìn về phía có ánh sáng, nơi mang lại những hy vọng, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Kết bài

Tác phẩm “Hai đứa trẻ” cùng với hình tượng nhân vật Liên giúp người đọc có những bài học hay.Phân tích nhân vật Liên, chúng ta thấy được những niềm hy vọng rất mong manh. Sau khi thấu hiểu được tinh thần vượt khó của nhân vật Liên, chúng ta sẽ có động lực hơn trong cuộc sống. Bất kỳ chúng ta ở trong hoàn cảnh nào, hãy luôn xây dựng niềm tin vững chắc. Luôn hy vọng rằng, rồi một ngày chúng ta sẽ có cuộc sống như mơ ước, tốt đẹp hơn.

Hãy đón đọc những phân tích hay về tác phẩm văn học tại Yeutre.vn mỗi ngày quý vị nhé!

Đề bài: Mở bài và Kết bài Hai đứa trẻ

Mục lục bài viết:
I. Mở bài Hai đứa trẻ
  1. Bài mẫu số 1
  2. Bài mẫu số 2
  3. Bài mẫu số 3
II. Kết bài Hai đứa trẻ
  1. Bài mẫu số 1
  2. Bài mẫu số 2

Mở bài và Kết bài Hai đứa trẻ

I. Những mẫu Mở bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay nhất (Chuẩn)

1. Mẫu số 1:

Thạch Lam đã từng nói: "Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người khổ cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ phí phạm cái sống, coi thường sự sống". Bởi vậy mà viết Hai đứa trẻ, viết về những kiếp người nghèo khổ cùng cuộc sống quẩn quanh, tẻ nhạt nơi phố huyện, điều cuối cùng Thạch Lam để lại trong trái tim người đọc không phải cảm giác ngột ngạt, bế tắc mà là niềm hi vọng nhỏ nhoi về một điều gì đó tươi sáng, mới mẻ hơn trong tương lai cho con người nơi đây. Có lẽ giây phút háo hức đợi tàu đến của hai chị em Liên trong truyện cũng là hi vọng nhỏ nhoi của những con người cùng khổ nơi phố huyện về một sự thay đổi phía trước.

2. Mẫu số 2:

Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn tài năng khác nhưng Thạch Lam vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ tài năng và phong cách sáng tác đặc biệt. Văn của Thạch Lam nhẹ nhàng mà tinh tế, khơi gợi được những cảm xúc sâu lắng trong tâm hồn người đọc. Văn của ông không trào phúng sâu cay như Vũ Trọng Phụng, không triết lí như Nam Cao mà "nhẹ nhõm, thơm tho, mát dịu" (Nguyễn Tuân). "Hai đứa trẻ" được coi là truyện ngắn tiêu biểu nhất cho ngòi bút và cá tính sáng tạo của Thạch Lam. Truyện viết về những con người nghèo khổ nơi phố huyện, thể hiện nhẹ nhàng mà vô cùng thấm thía tình yêu thương, sự đồng cảm của nhà văn với cuộc sống cơ cực, tù túng với những con người trong phố huyện nghèo đồng thời bộc lộ sự trân trọng với ước mơ và hi vọng đổi đời của họ.

3. Mẫu số 3:

Hai đứa trẻ là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam, truyện viết về những con người nghèo khổ, đáng thương cùng cuộc sống tẻ nhạt, lay lắt nơi phố huyện nghèo. Thông qua điểm nhìn của nhân vật Liên, truyện đã mở ra trước mắt người đọc những cảnh ngộ éo le và một bầu không khí tù đọng, ngột ngạt cùng nhịp sống lặp đi lặp lại đầy vô nghĩa nơi phố huyện nghèo.
 

II. Những mẫu Kết bài Hai đứa trẻ ấn tượng nhất (Chuẩn)

1. Mẫu số 1:

Bằng tất cả tình yêu và sự trân trọng dành cho con người, Thạch Lam đã dùng trái tim để cảm nhận từng "ngõ ngách" trong tâm hồn con người và sau đó dùng ngòi bút để phác họa lên bức tranh sống động về cuộc sống, con người. Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã rất thành công khi dựng lên bức tranh về cuộc sống ở phố huyện nghèo, nơi có những kiếp người nghèo khổ, lay lắt đang phải "vật lộn" với cuộc sống cùng cực, quẩn quanh. Qua truyện ngắn, nhà văn cũng thể hiện sự trân trọng với hi vọng thay đổi cuộc sống của những con người nơi đây.

2. Mẫu số 2:

"Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là một truyện ngắn nhẹ nhàng mà sâu lắng, bằng giọng kể tự nhiên, cuộc sống lay lắt của những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện mở ra trước mắt người đọc tự nhiên, chân thực như đang diễn ra trước mắt. Tuy không có cốt truyện rõ ràng, cũng không có tình huống truyện đặc biệt nhưng Hai đứa trẻ của Thạch Lam vẫn khơi dậy một điều gì đó thật sâu sắc về cuộc đời và những kiếp người nghèo khổ. Đóng lại trang sách của Thạch Lam, đọng lại trong lòng mỗi độc giả là một nỗi buồn man mác và niềm hi vọng le lói về một tương lai tốt đẹp hơn sẽ đến với những con người nơi phố huyện.

----------------HẾT------------------

Sau khi tham khảo xong những mẫu Mở bài và Kết bài truyện Hai đứa trẻ, các em có thể tìm hiểu chi tiết những đặc sắc nội dung, nghệ thuật của tác phẩm qua: Phân tích nhân vật An trong Hai đứa trẻ, Phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu chuyện Hai đứa trẻ, Cảm nhận khát vọng sống của Liên trong Hai đứa trẻ, Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Những mẫu Mở bài và Kết bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam dưới đây sẽ gợi ý cho các em những cách viết mở bài, kết bài hay cho bài văn phân tích, cảm nhận truyện Hai đứa trẻ đơn giản, ngắn gọn mà vẫn tạo được ấn tượng với người đọc, người nghe.

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định Chất thơ trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ