Hút thuốc lá như thế nào là đúng cách

Không có mức độ nào an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc, ngay cả khi bạn tiếp xúc khói thuốc lá trong một thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Các nguy cơ về sức khỏe càng cao hơn khi tiếp xúc với khói thuốc nhiều hơn.

Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì bạn vẫn hít phải khói thuốc. Khói thuốc có thể đến từ:

  • Người khác hút thuốc
  • Từ điếu thuốc lá, xì gà

Nếu bạn không hút thuốc nhưng vẫn hít phải khói thuốc thì được gọi là hút thuốc thụ động hoặc hút thuốc không tự nguyện, ô nhiễm khói thuốc lá. Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại, bao gồm:

  • Hợp chất hữu cơ Benzopyrene
  • Chì
  • Carbon monoxide
  • Asen
  • Amoniac
  • Hợp chất hữu cơ Formaldehyde
  • Xyanua

Một số chất độc hại này từ không khí đi vào phổi và máu, khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh của nhiều người.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30%. Có thể bao gồm một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng và khối u não.

Hút thuốc lá thụ động cũng gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm hen suyễn và bệnh tim. Những đối tượng sau đây có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn từ khói thuốc lá:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Người có bệnh về hô hấp hoặc bệnh tim

Tiếp xúc với khói thuốc lá gây viêm phổi, làm tăng các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ em

Hút thuốc lá thụ động không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể và phổi của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh sau:

  • Nhiễm trùng tai
  • Hen suyễn
  • Nhiễm trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi
  • Ho và khò khè
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS]

Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ khác giữa khói thuốc lá và sức khỏe tinh thần của trẻ em. Ví dụ như: Tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tâm thần và vấn đề học tập ở trẻ; Tăng nguy cơ hút thuốc

Một số người nghĩ rằng việc mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt sẽ ngăn chặn việc tiếp xúc với khói thuốc. Nhưng các nghiên cứu cho thấy các độc tố từ khói thuốc không biến mất. Khói thuốc vẫn còn trong tóc, quần áo, thảm và đồ nội thất. Cách duy nhất để ngăn ngừa nhiễm khói thuốc là tránh những nơi có tình trạng hút thuốc lá. Một số cách giúp bạn và gia đình khỏi khói thuốc:

  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá
  • Không hút thuốc hoặc không cho phép mọi người hút thuốc trong nhà hoặc xe hơi của bạn, nên hút thuốc ở ngoài
  • Tìm nhà hàng cấm hút thuốc
  • Yêu cầu người thân không hút thuốc quanh con bạn

Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá!

Đã có luật nơi làm việc không khói thuốc nhằm giảm bớt việc tiếp xúc với khói thuốc lá và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Hút thuốc lá thụ động gây nguy hiểm hơn so với hút thuốc lá chủ động. Hút thuốc lá thụ động có nhiều gấp 3 đến 4 lần các chất độc hại. Khói thuốc có thể tồn tại ở tất cả các khu vực công cộng và đặc biệt không có mức an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Cách nhận biết khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]

XEM THÊM:

Người đang hút thuốc lá: Làm gì để đỡ hại?

Khói thuốc lá gắn liền với bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], tim mạch và nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Cai đồng thời cả thuốc lá và nicotin là biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe. Nhưng trước tình trạng hơn 90% người hút thuốc vẫn lựa chọn tiếp tục hút thuốc lá dù biết rõ hậu quả có thể là bệnh tật hoặc thậm chí tử vong do khói thuốc gây ra, câu hỏi đặt ra là: giải pháp nào ít ảnh hưởng nhất đến sức khỏe của họ?

Hút thuốc lá dù ít hay nhiều đều tác hại

Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do các bệnh liên quan tới khói thuốc tăng gấp 3 lần so với tai nạn giao thông và HIV. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì "an toàn nhất là không hút, không khói thuốc".

Hút thuốc lá gây nhiều tác hại

Theo báo cáo của Ban Sức khỏe Hoa Kỳ, việc bỏ thuốc lá giúp giảm đi một nửa các biến cố bệnh tim mạch trong năm đầu, sau cai 10 năm thì nguy cơ chỉ còn gần như ở người chưa từng hút thuốc. Khuyến cáo bỏ thuốc lá trước 40 tuổi giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh liên quan đến 90%.

Có đến 8-10% người nghiện thuốc lá có thể cai được, thấp hơn nhiều lần so với tỷ lệ người cai nghiện cocain [ma túy] thành công [khoảng 45%]. Việt Nam hiện vẫn nằm trong nhóm 15 nước hút thuốc lá cao nhất thế giới với tỷ lệ bỏ thuốc lá thành công rất thấp.

Có nhiều người muốn cai hẳn thuốc lá bằng cách hút ít hơn để "giảm hại". Nhưng thực tế, khi hút ít hơn, người hút sẽ có xu hướng rít sâu hơn bình thường, khiến nhiệt độ đốt cháy ở đầu điếu thuốc tăng cao [900-1000oC], dẫn đến độc tính từ phản ứng đốt cháy và sự lệ thuộc thuốc lá cao hơn. Ví dụ, giảm từ 10 điếu xuống còn 3-5 điếu thì họ sẽ càng cảm thấy 3-5 điếu đó "ngon" hơn và lại càng nghiện thuốc lá, hay chính xác là nghiện nicotin hơn.

Nếu chưa bỏ được, ít nhất cần được giảm tác hại

Nicotin gây nghiện và tác động đến tim mạch làm cho tim đập nhanh nhưng chỉ chiếm 5% độc tính, 95% độc tính còn lại là các chất hóa học gây bệnh và gây ung thư có trong khói thuốc lá. Do vậy, thay vì để người hút thuốc hít cùng lúc mùi hương thuốc lá, chất nicotin và các chất độc hại có trong khói thuốc lá, thì cho họ chỉ thu nạp mỗi nicotin - là thứ khiến người ta muốn hút thuốc lá - với mức độc tính ít hơn so với khói của thuốc lá điếu thông thường. Đồng thời, nếu không có khói sản sinh từ quá trình đốt cháy, thì khí thở ra khi sử dụng thuốc lá sẽ chỉ chứa chủ yếu là hơi nước, với hàm lượng chất hóa học gây hại đã được khoa học chứng minh là thấp hơn, dẫn đến tỷ lệ nguy cơ gây ung thư thấp hơn, từ đó việc gây hại do hút thuốc lá thụ động cũng thấp hơn.

Ngày càng có nhiều chuyên gia y tế thừa nhận vai trò của khoa học giảm thiểu tác hại được ứng dụng trong các sản phẩm thuốc lá không khói. Còn được gọi là thuốc lá thế hệ mới hay thuốc lá "công nghệ", các sản phẩm thuốc lá không khói như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng [thuốc lá nung nóng], thuốc lá ngậm snus,… đã được khoa học chứng minh là loại bỏ được khói do phản ứng đốt cháy trong quá trình cung cấp nicotin cho người sử dụng. Do vậy, những sản phẩm này có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn nhiều lần so với thuốc lá điếu.

Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi hàm lượng các chất gây hại thấp hơn thì về mặt logic, khả năng của nguy cơ về các bệnh lý liên quan đến hút thuốc lá, dù không bị loại bỏ hoàn toàn, nhưng cũng thấp hơn. Thuốc lá làm nóng thải ra lượng chất độc giảm đáng kể so với thuốc lá điếu. Các thành phần có hại và có khả năng gây hại được đo bằng khí hơi aerosol [các chất gây ung thư, tác hại đến sức khỏe tim mạch, sức khỏe sinh sản, khả năng phát triển và hệ hô hấp - danh sách do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA công bố 2012], giảm thiểu trung bình hơn 90% so với với mức độ có trong khói của thuốc lá điếu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ ung thư trọn đời đối với loại sản phẩm thuốc lá làm nóng dự kiến sẽ dưới mức 1/100.000 , thấp hơn ba bậc so với thuốc lá điếu thông thường.

Trên Tạp chí Thực hành Tim mạch của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu [ESC], TS. Dimitris Richter - chuyên gia Tim mạch ủng hộ tiếp cận giảm thiểu tác hại cũng dẫn chứng các dữ liệu khoa học cho thấy tất cả các sản phẩm thuốc lá mới ít tác hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã tiến hành đánh giá sơ bộ sự phơi nhiễm với một số đặc tính nguy cơ của nicotin và các hạt vật chất [PM] từ các sản phẩm thuốc lá không khói, trong hai điều kiện khác nhau. Sử dụng kết quả hàm lượng nicotin thu được trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã so sánh nguy cơ và hàm lượng trung bình của chất gây ung thư loại 1 và 2 trong danh sách của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế [IARC] được đo trong khói thuốc lá điếu đốt cháy và các sản phẩm thuốc lá không khói, đồng thời tính toán nguy cơ khi sử dụng các sản phẩm này. Tỷ lệ nguy cơ ước tính đối với khí hơi [aerosol] trực tiếp của thuốc lá không khói so với khói thuốc lá điếu đốt cháy chỉ là 0,024.

Không có thuốc lá nào tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế Việt Nam, thuốc lá làm nóng và các loại thuốc lá không cháy khác chỉ nên được cân nhắc là một trong những biện pháp giảm thiểu tác hại dành cho người hút thuốc lá trưởng thành lựa chọn tiếp tục hút thuốc, chứ không thể so sánh được với việc từ bỏ hoàn toàn thuốc lá. Đồng thời các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới cũng không có tác dụng dùng để cai thuốc lá, do vậy cần xác định rõ điều này để tránh sai mục đích sử dụng.

Thùy Dương

Video liên quan

Chủ Đề