Hướng dẫn làm tiểu luận trong word năm 2024

Một bài tiểu luận hoàn chỉnh không thể được trình bày một cách ngẫu hứng mà phải được trình bày theo một quy định chuẩn form nhất định bao gồm các quy chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách các dòng, căn lề, kiểu chữ, font chữ, các trình bày lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo,.....

  1. Bài tiểu luận là gì?

Bài tiểu luận hay còn được gọi là một bài luận nhỏ được viết để trình bày những ý kiến chủ quan của tác giả, những đánh giá phân tích của tác giả về một chủ đề nào đó. Với một bài tiểu luận hoàn chỉnh phải nêu được vấn đề, phân tích và trình bày vấn đề cũng như nêu được quan điểm của tác giả.

  1. Cấu trúc một bài tiểu luận:

Một bài tiểu luận được trình bày đúng Form cần có các mục như lời mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, tài liệu liên quan, phần nội dung cần có 3 chương gồm: Cơ sở lí thuyết, phân tích nội dung và trình bày quan điểm của tác giả.

Cách trình bày tiểu luận trong word hoàn chỉnh

Cách trình bày tiểu luận trong word hoàn chỉnh

  1. Hướng dẫn chung khi trình bày bài tiểu luận:

 Bài tiểu luận nên được đánh máy

 Giãn dòng ½ cỡ chữ (1/2 spacing) (một số giảng viên muốn sinh viên giãn dòng gấp đôi – double spacing)

 Canh lề 2 cm đều cả hai bên hoặc lùi vào thêm 5 cm nữa ở bìa trái. Người chấm cần có chỗ để ghi nhận xét.

 Sử dụng font Times New Roman 12pt.

 Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.

 Đánh số trang.

 Sử dụng tiêu đề trên (heater) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.

 Luôn luôn giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của bạn. Giữ cả file và bản in.

 Quan trọng nhất là sử dụng công cụ kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp nhưng hãy nhớ rằng công cụ này không thể giúp bạn tránh khỏi toàn bộ các lỗi này.

Khổ giấy : A4, in một mặt

Kiểu chữ (font) : Times New Roman, đánh Unicode

Cỡ chữ (font size):

Tiêu đề cấp 1 (heading 1) : 16

Tiêu đề cấp 2 (heading 2) : 16

Tiêu đề cấp 3 (heading 3) : 13

Văn bản (body text) : 13

Tên bảng, biểu, sơ đồ... : 13

Nguồn, đơn vị tính : 11

Font style:

Tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết hoa, in đậm, canh giữa

Từ phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu 1, 2, 3...

Đánh số các chương mục: nên đánh theo số ả rập (1, 2, 3, ...), không đánh theo số La Mã (I, II, III, ...) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo qui định sau:

Tên chương: định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1)

Bạn vẫn phải tự mình biên tập lại bài tiểu luận một cách cẩn thận. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tiểu luận, luận án hãy tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận, làm luận văn thuê của Luận Văn Việt.

  1. Quy cách làm bài:
  2. Trang lời mở đầu
  3. Phần đặt vấn đề khoảng 15% độ dài toàn bài
  4. Phần phân tích vấn đề khoảng 40% độ dài toàn bài
  5. Trình bày cái mới và nêu ý kiến khoảng 30% độ dài toàn bài
  6. Kết luận khoảng 15% độ dài toàn bài

Tham khảo chi tiết Hướng dẫn làm luận văn tại: Hướng dẫn viết tiểu luận

  1. Lập dàn ý của bài tiểu luận:

Một bài tiểu luận thông thường sẽ gồm các phần:

  • Phần 1: Mở đầu

Lý do chọn đề tài nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu.

Kết cấu của chuyên đề.

  • Phần 2 (chương I hay mục I, tùy theo cách đánh dấu): Thường gọi là chương lý luận: nêu lên một số lý luận hoặc giới thiệu tổng quan về vấn đề mình sẽ viết. Nếu có ý định đưa bài học kinh nghiệm cho vấn đề được nêu ở trong đề tài thì vị trí thích hợp nhất là để ở cuối phần này. Sinh viên trình bày cô đọng về cơ sở lý luận liên quan đế đề tài nghiên cứu.
  • Phần 3 ( chương II hay mục II): là phần thực trạng và đánh giá: trình bày thực trạng của vấn đề nêu lên trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.

Sinh viên đánh giá tình hình thực tế về chủ đề nghiên cứu tại một doanh nghiệp, cơ quan hoặc một tổ chức cụ thể. Nêu được những mặt mạnh, mặt hạn chế của vấn đề nghiên cứu, lý giải được nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự hình

Ví dụ:

Tài liệu là sách: Tên, Họ. Đệm. (năm xuất bản). Tên Sách. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản. Việt Anh, B. P. (2010).M&L Administration. Hà Nội: NXB ĐHQG.

Tài liệu là báo: Tên, Họ. Đệm. (năm phát hành). Tên bài báo. Loại Tạp Chí,số phát hành (phiên bản):Trang. Dụng, V. Q. (2002). Phương Pháp Giảng Dạy. Tạp Chí Sư Phạm, 10 (2): 134-

Tài liệu là website: Tên (năm phát hành). Chuyên ngành của website.

Tên website. Được đăng tải ngày tháng năm từ + tên đường link Cục Công Nghệ (2002). Tạp Chí Công Nghệ, Bộ KHCN. Được đăng tải ngày 12 tháng 10 năm 2014:

mot.org/detail‐news‐view‐1‐27‐768_ky‐yeu‐hoi‐ thao‐khoa‐hoc‐dao‐tao‐nhan‐luc‐trong‐giai‐doan‐hoi‐nhap‐ va

Trích dẫn trong bài tiểu luận:

Đối với câu nói trong bài:

Về lý thuyết lãnh đạo và quản lý, Nhà quản trị B. P. Việt Anh (2010) đã nhận định: “Bản chất cuối cùng của quản trị là phân luồng và điều tiết các kênh nhu cầu”.

Đối với một đoạn trích trong bài: “Lãnh đạo và quản lý là khoa học đã được nghiên cứu từ nhiều năm qua tuy nhiên, chúng chưa được hiểu và sử dụng đúng mục đích” (Việt Anh, 2013).

  1. Bố cục của một bài tiểu luận:

Phần Giới thiệu (Mở đầu)

Bài tiểu luận là một phần quan trọng. Nó là phần đầu tiên mà người đọc sẽ đọc. Phần mở đầu nên

  1. Dẫn dắt người đọc đến chủ đề chung
  2. Nhận diện trọng tâm hay mục đích của bài luận.
  3. Tóm tắt phạm vi, có nghĩa là, những điểm cần khai thác, lưu ý bắt kỳ sự giới hạn nào.
  4. Kết thúc bằng việc nhận diện ý chủ đạo/quan điểm chính (thesis)

Phần giới thiệu/ mở đầu thường là một đoạn văn, mặc dù không phải lúc nào cũng vậy, đặc biệt với những bài luận dài.

Tóm tắt lại vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề. Nêu lên ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học, những gì còn tồn tại, chưa được giải quyết, phương hướng phát triển đề tài.