Hướng dẫn khởi kiện đòi nợ tiền năm 2024

Trả nợ là nghĩa vụ của người mượn nợ, thế nhưng không phải ai cũng nhớ hoặc cố tình không nhớ. Trong trường hợp này, nếu người dân muốn khởi kiện đòi tiền vay nợ thì nên làm gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hướng dẫn khởi kiện đòi nợ tiền năm 2024

Đòi nợ như thế nào là đúng luật?

Để không vi phạm pháp luật, người cho vay không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật để nhằm đòi nợ. Những hành vi này có thể dẫn đến việc bạn bị xử phạt hành chính, hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: Tội đe doạ giết người (Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015), Tội xâm phạm chỗ ở của người khác ( Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS 2015).

Trong trường hợp trên, nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện lên tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo quy định, người dân có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân để đòi tiền vay từ các con nợ chây ỳ. Thủ tục gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như sau:

Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ. Đơn khởi kiện đòi nợ phải có đầy đủ các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của người cho vay, người đi vay; nội dung đòi nợ…Khi đó, người cho vay phải chuẩn bị các giấy tờ: Đơn khởi kiện; Bản sao hợp đồng vay, giấy vay… (nếu có); Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân…

Bước 2: Nộp hồ sơ. Người dân có thể nộp hồ sơ đến Tòa thông qua một trong ba cách: Nộp trực tiếp, gửi theo đường bưu điện, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc.

Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết. Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ là việc xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm.

Khi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015) hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015). Vấn đề đòi nợ cá nhân có thể được giải quyết bằng nhiều cách. Hai bên trong quan hệ đòi nợ có thể thỏa thuận bình đẳng với nhau. Trong trường hợp không thể đạt được mục đích thỏa thuận thì có thể khởi kiện để đòi nợ. Ở bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho các bạn đọc một số thông tin cơ bản về vấn đề đòi nợ cá nhân.

I. Khởi kiện đòi nợ cá nhân là gì?

Nợ cá nhân phát sinh khi các bên thỏa thuận với nhau xác lập một hợp đồng vay tài sản. Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả đã thỏa thuận thì bên vay phải hoàn trả tài sản cho bên cho vay và chỉ trả lãi nếu bao gồm trong thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà bên vay không đủ khả năng chi trả dù đã trễ hạn thanh toán. Nếu không thể giải quyết bằng phương pháp thỏa thuận thì bên cho vay có thể khởi kiện đòi nợ cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Ngoài ra, nợ cá nhân còn có thể phát sinh từ vấn đề vi phạm hợp đồng.

Khởi kiện đòi nợ cá nhân là bên có quyền đòi nợ chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định của pháp luật gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây là Tòa án để đứng ra giải quyết việc đòi nợ của mình..jpg)Khi bên có quyền đã chọn phương thức khởi kiện để đòi nợ cá nhân thì các bên trong quan hệ này phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

II. Căn cứ pháp lý về khởi kiện đòi nợ cá nhân

Vấn đề khởi kiện đòi nợ cá nhân được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 về mặt nội dung và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về mặt hình thức. Cụ thể như sau:

Đối với nợ phát sinh từ hợp đồng vay, mượn tài sản, theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

Đối với nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng, theo Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.”. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác..jpg)Các quy định này đã đề cập đến quyền đòi nợ của bên cho vay, bên bị vi phạm và nghĩa vụ trả nợ của bên vay, bên vi phạm khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụ.

Để thực hiện quyền này thông qua phương thức khởi kiện thì cần căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện và gửi đơn khởi kiện tới Tòa án được thực hiện theo quy định tại Điều 189, 190. Tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Sau khi Tòa án nhận được hồ sơ khởi kiện đòi nợ cá nhân thì sẽ tiến hành xem xét vụ việc theo quy định của pháp luật, nếu đã thỏa mãn các điều kiện thì Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.

Khởi kiện đòi nợ cá nhân tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau, bởi việc này có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể và nợ cũng phát sinh từ nhiều vấn đề.

III. Các loại hình khởi kiện đòi nợ cá nhân

Xét về mặt chủ thể khởi kiện đòi nợ cá nhân thì bao gồm:

  • Cá nhân đòi nợ cá nhân
  • Tổ chức đòi nợ cá nhân
  • Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân

Xét về các loại nợ thì bao gồm:

  • Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán
  • Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng
  • Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng

Bên cạnh những thông tin trên, NPLaw sẽ giải đáp một số vướng mắc thường gặp khi khởi kiện đòi nợ cá nhân để các bạn đọc hiểu rõ hơn và thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

IV. Những thắc mắc thường gặp khi khởi kiện đòi nợ cá nhân

1. Người chưa thành niên có kiện đòi nợ cá nhân được không?

Theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ. Như vậy, người chưa thành niên có thể kiện đòi nợ cá nhân thông qua người đại diện hợp pháp của họ.

2. Thời hạn giải quyết vụ án khởi kiện đòi nợ cá nhân là bao lâu?

Theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4 – 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử. Theo Điều 233 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn hoãn phiên tòa: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

3. Tình huống thực tế

Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam T khởi kiện “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” với ông Nguyễn Ngọc T tại Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Long An. Nguyên đơn và bị đơn đã xác lập hợp đồng vay tài sản theo phương thức vay trả góp, mục đích vay tiêu dùng, thời hạn vay là 36 tháng, lãi suất thỏa thuận là 3,08%/tháng. Ông T phải trả tổng tiền nợ gốc và tiền lãi là 88.951.419đ trong vòng 36 tháng. Đúng thời hạn, ông T chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nên công ty T khởi kiện. Căn cứ theo quy định pháp luật, Tòa án buộc ông Nguyễn Ngọc T trả cho Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam T số tiền nợ gốc và tiền lãi là 82.529.460đ.

V. Dịch vụ khởi kiện đòi nợ cá nhân

Hiện nay có khá nhiều các công ty luật và văn phòng luật sư uy tín hỗ trợ các khách hàng trong việc khởi kiện đòi nợ cá nhân. .jpg)Trong đó, NPLaw cũng cam kết hỗ trợ cho khách hàng về những vấn đề sau:

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến khởi kiện đòi nợ cá nhân;
  • Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thủ tục khởi kiện;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong vụ kiện đòi nợ. Trên đây là những vấn đề liên quan đến khởi kiện đòi nợ cá nhân mà NPLaw đã cung cấp. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc về chủ đề trên có thể liên hệ trực tiếp với NPLaw để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. NPLaw luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn vướng mắc. Vì vậy, hãy liên hệ bất cứ khi nào các bạn cần, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.