Hợp đồng tương tự là gì

Phản ánh với Báo Đấu thầu, một nhà thầu tại tỉnh Quảng Bình cho biết, hồ sơ mời thầu [HSMT] của Gói thầu Xây lắp thuộc Dự án Ngầm tràn thôn 3 Thanh Long, xã Quy Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, HSMT xuất hiện yêu cầu đánh giá độc, lạ đối với HĐTT mà nhà thầu chưa từng gặp trước đó. Cụ thể, bên cạnh các điều kiện về quy mô, cấp công trình [cấp IV], loại công trình [nông nghiệp và phát triển nông thôn], HSMT “cài” thêm điều kiện về tiến độ thực hiện. Theo đó, đây phải là hợp đồng có thời gian thực hiện không quá 15 tháng, kể từ ngày trao hợp đồng đến ngày nghiệm thu, bàn giao công trình. Theo Nhà thầu, đây là tiêu chí không được pháp luật về đấu thầu quy định bắt buộc khi đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Với các điều kiện đã đưa ra, Chủ đầu tư hoàn toàn có thể chọn được nhà thầu phù hợp, mà không làm giảm đi tính cạnh tranh.

Tại Gói thầu Tư vấn giám sát thi công thuộc Dự án Nâng cấp, mở rộng các trường mầm non trên địa bàn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh [giai đoạn 2021 - 2025], HSMT quy định HĐTT là hợp đồng thỏa mãn điều kiện đã thực hiện công việc giám sát công trình có 2 hạng mục [trong đó: hạng mục cải tạo khối phòng học gồm 1 tầng trệt, 1 tầng lầu; hạng mục xây dựng khối phòng học gồm 1 tầng trệt, 1 tầng lầu].

Tương tự, tại Gói thầu Xây lắp thuộc Dự án Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, HSMT quy định “HĐTT là hợp đồng thi công công trình dân dụng từ cấp III trở lên; loại công trình giáo dục, gồm các hạng mục: nhà học 9 phòng; sân đường nội bộ; hệ thống cấp điện, cấp nước…”.

Điểm chung dễ nhận thấy tại 2 gói thầu này, đó là HSMT nêu yêu cầu về HĐTT quá chi tiết, gây phản ứng từ các nhà thầu. Theo lý giải của nhà thầu, về bản chất, đây đều là công trình dân dụng cơ bản, không bao hàm tiêu chuẩn, quy chuẩn đặc thù, do đó, việc quy định đóng khung chi tiết hạng mục như trên rất dễ dẫn đến cục diện chỉ một nhà thầu đáp ứng điều kiện.

Nhắc đến các biến tướng trong yêu cầu về HĐTT, không thể không kể đến các điều kiện mang tính địa phương, khi đây là một trong những tiêu chí thường xuyên bị nhà thầu phản ứng. Theo đó, các yêu cầu như HĐTT đã được triển khai tại một địa bàn, vùng miền, khu vực giới hạn nào đó là những tiêu chí có thể tạo lợi thế cho nhà thầu đã thực hiện gói thầu tại địa bàn đó.

Bên cạnh đó, các yêu cầu đối với HĐTT như: phải là công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước; hợp đồng được ký kết thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi… cũng không hiếm gặp tại các HSMT.

Chia sẻ với Báo Đấu thầu, nhiều nhà thầu chung quan điểm, mặc dù tiêu chí đánh giá về HĐTT đã được cụ thể hóa bằng những quy định chi tiết tại các thông tư hướng dẫn lập HSMT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, nhưng thực tế áp dụng cho thấy, nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu lại quy định HĐTT theo những cách khác nhau, một mặt xuất phát từ cách hiểu, mặt khác, không loại trừ mục đích “đo ni” cho nhà thầu đã được định hướng.

Trong khi đó, một chuyên gia đấu thầu cho rằng, trên cơ sở các quy định pháp luật, chủ đầu tư/bên mời thầu nên xây dựng yêu cầu về HĐTT phù hợp với yêu cầu thực tế của gói thầu, nhằm tạo điều kiện thu hút tối đa số lượng nhà thầu tham dự tại mỗi cuộc thầu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại mẫu số 03 Mẫu E-HSMT hàng hóa một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu cần kê khai các hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ trong vòng một số năm [tính đến thời điểm đóng thầu].

Theo hướng dẫn tại ghi chú số 09 Mẫu số 03 nêu trên, hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét và đã hoàn thành, bao gồm:

- Tương tự về chủng loại, tính chất: Có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét;

- Tương tự về quy mô: Có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét.

Theo đó, việc quy định về hợp đồng tương tự và đánh giá E-HSDT thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Trường hợp nhà thầu xuất trình được hợp đồng tương tự với gói thầu đang xét về quy mô, chủng loại, tính chất theo yêu cầu của E-HSMT mà nhà thầu đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ thì được coi là đáp ứng yêu cầu về hợp đồng tương tự mà không bắt buộc hợp đồng trước được ký kết thông qua đấu thầu rộng rãi.

Trong thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, tại ghi chú số [10], Khoản 2.1, mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp đã hướng dẫn rõ:

“Hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét và đã hoàn thành.”

Số lượng hợp đồng và giá trị tối thiểu trong hợp đồng tương tự

Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 2.1, Mục 2, Chương III mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp như sau:

“Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự theo mô tả dưới đây mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ hoặc nhà thầu quản lý trong vòng {thông thường 3-5 năm} năm trở lại đây [tính đến thời điểm đóng thầu]:

  • Số lượng hợp đồng là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V [N x V = X] hoặc
  • Số lượng hợp đồng ít hơn hoặc bằng N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V và tổng giá trị tất cả các hợp đồng ≥ X.”

Các hợp đồng tương tự như thế nào thì đạt yêu cầu?

Cũng trong khoản 2.1, thông tư 03/2015/TT-BKHĐT, các hợp đồng tương tự được xem là “hợp lệ” khi thỏa mãn các tiêu chí: 

  • Tương tự về bản chất và độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu;
  • Tương tự về quy mô công việc: có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét; [Hai công trình có cấp thấp hơn liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là một hợp đồng xây lắp tương tự].
  • Trường hợp trong HSMT yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.
  • Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50% - 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng tương tự trong đấu thầu mà DauThau.Net chia sẻ đến bạn. Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

XEM THÊM:
1. Xác định hợp đồng tương tự của gói thầu xây lắp như thế nào?
2. Có được bổ sung hợp đồng tương tự để chứng minh năng lực kinh nghiệm không?

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tương tự về bản chất: Có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng tương tự về bản chất với các hạng mục chính của gói thầu.

Tương tự về quy mô công việc: Có giá trị công việc bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc của gói thầu đang xét [hai công trình có cấp thấp hơn liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là một hợp đồng tương tự].

Tham khảo Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập hồ sơ mời thầu [HSMT] Dịch vụ phi tư vấn qua mạng có định nghĩa về hợp đồng hoàn thành phần lớn như sau:“Hoàn thành phần lớn nghĩa là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng. Đối với gói thầu phi tư vấn có tính chất công việc lặp lại theo chu kỳ qua các năm dẫn đến thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài thì việc xác định hợp đồng hoàn thành phần lớn trên cơ sở theo từng chu kỳ [từng năm] và tính theo khối lượng công việc trong một chu kỳ [một năm] của hợp đồng đó mà không tính theo tổng giá trị của hợp đồng qua các năm”.

Vì vậy việc xác định "khối lượng công việc của hợp đồng hoàn thành phần lớn hay hoàn thành toàn bộ của hợp đồng phi tư vấn” ở đây được hiểu như thế nào?

Hợp đồng hoàn thành toàn bộ trong khoảng thời gian yêu cầu HSMT là hợp đồng được thực hiện và hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng nằm trong khoảng thời gian yêu cầu của HSMT. Còn hợp đồng hoàn thành phần lớn là hợp đồng được thực hiện, ký hợp đồng trước thời điểm HSMT yêu cầu, Hợp đồng này vẫn được xem xét đánh giá, tuy nhiên cần phải làm rõ phần khối lượng công việc thực hiện từ mốc thời gian Hồ sơ yêu cầu đến thời điểm đóng thầu đảm bảo đạt từ 80% trở lên hay không mới thỏa mãn yêu cầu HSMT.

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Tin liên quan

Thanh Thanh

Video liên quan

Chủ Đề