Vì sao không ngồi xổm được

Những du khách quốc tế khi du lịch tới các nước châu Á thường nhận được 2 lời khuyên để sinh tồn: Một là luôn mang theo giấy vệ sinh của riêng mình và hai là tập squat.

Tuy nhiên động tác squat này không giống những gì bạn nhìn thấy ở phòng tập thể dục mà đó là động tác squat sâu với phần mông hạ xuống hết mức có thể nhưng không phải ngồi và giữ thăng bằng trên gót chân. Tư thế này được người châu Á gọi là ngồi xổm còn người phương Tây gọi đó là "Asian squat". 

Và lý do để tập động tác này đó chính là để dùng nhà vệ sinh. Nhiều nhà vệ sinh công cộng hay trong các gia đình sử dụng loại bồn cầu mà bạn phải ngồi xổm mới có thể đi vệ sinh được. 

Khả năng ngồi xổm của người châu Á khiến nhiều người phương Tây "bó chân". 

Cũng vì điều này mà một sự thật thú vị được khám phá: Không phải người Phương Tây nào cũng có thể ngồi xổm và nó gần như chỉ thấy ở người châu Á, do đó không ít người thắc mắc tại sao người châu Á lại có thể thực hiện được điều này một cách dễ dàng, không bị ngã, thậm chí có thể ngồi hàng giờ liền?

Tại sao người châu Á có thể ngồi xổm?

Có một số giả thuyết cho rằng đa số người Châu Á ngồi xổm được là do tập luyện từ bé vì phải sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm. Nhưng điều này có vẻ không đúng, khi ở một số quốc gia Nam Mỹ như Peru, nhà vệ sinh kiểu này cũng phổ biến nhưng không phải người dân nào cũng dễ dàng ngồi xổm được.

Một số người lại lập luận rằng hình dạng cơ thể dường như cũng đóng một vai trò nhất định. Tay chân ngắn, đầu to và thân dài giúp giữ thăng bằng dễ dàng hơn. 

Có quan điểm cho rằng do thói quen đi vệ sinh ngồi xổm của người châu Á nên mới có khả năng như vậy.

Một nghiên cứu năm 2009 ở Nhật Bản lại cho thấy những người không thể ngồi xổm có mắt cá chân không linh hoạt. Các nhà khoa học đã kiểm tra một loạt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng ngồi xổm của người tham gia, bao gồm: tuổi tác, chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, sự linh hoạt của khớp hông, khớp gối, khớp háng…

Kết quả, họ khẳng định khớp mắt cá là yếu tố quyết định đến khả năng ngồi xổm. Nếu khớp mắt cá có thể linh động trên 70 độ, bạn có thể ngồi xổm dễ dàng nhưng đa số người Phương Tây chỉ có khớp mắt cá linh động được 30 độ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng khả năng ngồi xổm cũng có thể tập luyện được để cải thiện nên nó hoàn toàn không phải do bẩm sinh. 

Tóm lại, cho đến nay không có ai thực sự nghiên cứu khả năng ngồi xổm bẩm sinh trong các nhóm dân tộc. Do đó, câu trả lời chính xác cho vấn đề này cũng chưa hoàn toàn rõ ràng. 

Một nghiên cứu của Nhật cho rằng sự linh hoạt của khớp mắt cá chân quyết định khả năng ngồi xổm.

Một số lợi ích của việc ngồi xổm

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Khi ngồi xổm, 2 chân chống xuống đất khiến cho cơ bắp hoạt động. Theo giáo sư David Raichlen, nhà sinh học về tiến hóa tại Đại học Nam California [Mỹ], ngồi xổm đòi hỏi tiêu hao năng lượng nhiều hơn và cơ bắp rút chất béo trung tính triglyceride ra khỏi máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Kéo dài tuổi thọ: Ngồi xổm cũng có thể cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt ở chân, giúp kéo dài tuổi thọ. Một thử nghiệm được đăng tải trên tạp chí Tim mạch phòng ngừa châu Âu năm 2014 cho biết những người ở độ tuổi 51 đến 80, nếu có thể đứng dậy từ tư thế ngồi xổm mà không phải vịn hoặc chống tay, sẽ có nguy cơ tử vong trong vòng 6 năm tiếp theo - thấp hơn so với những người không thể tự đứng dậy, theo Daily Mail.

- Ngồi xổm đi vệ sinh dễ dàng hơn:  Tiến sĩ Megan Rossi, bác sĩ chuyên về đường ruột, từ Đại học King, London [Anh], giải thích ngồi xổm làm thẳng đoạn cuối của ruột và hậu môn, giúp việc đại tiện được trơn tru và không gặp khó khăn nào.

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/kha-nang-dac-biet-cua-nguoi-chau-a-ma-nhieu-nguoi-...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/kha-nang-dac-biet-cua-nguoi-chau-a-ma-nhieu-nguoi-phuong-tay-co-may-cung-chua-chac-lam-duoc-d290683.html

Theo Hoàng Dương [Dịch từ The Atlantic] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

  • 03-03-2022 15:56

    Bộ Y tế khẳng định việc cập nhật hạn dùng đối với vắc xin Spikevax không làm thay đổi chất lượng, an toàn, hiệu quả của vắc xin.

  • 03-03-2022 10:57

    Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các nhà thuốc thực hiện nghiêm các quy định, bán thuốc Molnupiravir theo đơn, tránh lợi dụng dịch bệnh đầu cơ, tăng giá.

  • 03-03-2022 08:01

    Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp cùng Hội Thầy thuốc thuốc trẻ Việt Nam phát hành "Sổ tay chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà".

  • 03-03-2022 06:32

    Điều quan trọng cần làm ngay là sau khi mắc COVID-19 là phải điều dưỡng tốt cơ thể, từ ăn uống, tập luyện đến ngủ nghỉ.

  • 02-03-2022 18:13

    Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận 110.301 bệnh nhân COVID-19, tăng hơn 11.000 ca so với ngày hôm qua.

  • 02-03-2022 16:53

    Trước tình trạng các bà mẹ gặp khó khăn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thai kỳ, nhiều bệnh viện sản nhi đã triển khai phần mềm...

  • 02-03-2022 12:35

    Cùng với số lượng F0 tại nhà ngày một gia tăng, việc quản lý rác thải từ những bệnh nhân này đang trở thành nỗi lo, nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch.

  • 02-03-2022 06:11

    Nổi mẩn, dị ứng, ngứa ngáy không chỉ giảm tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

  • 01-03-2022 18:01

    Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 98.762 bệnh nhân COVID-19, tăng hơn 4.000 trường hợp so với ngày hôm qua.

  • 01-03-2022 12:27

    Bộ Y tế cho phép tiêm vắc xin Pfizer phòng COVID-19 liều 0,2ml chứa 10mcg cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

  • 01-03-2022 10:41

    Cơ sở hạ tầng và nhân lực y tế của thành phố Đà Nẵng đang quá tải do số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao.

  • 01-03-2022 07:59

    Khi trở về với thiên nhiên, được tiếp cận những phong cách ẩm thực, dinh dưỡng khác nhau, nhiều người nhận ra: Họ muốn là một phần của lối sống lành mạnh.

  • 01-03-2022 06:43

    Để phục vụ điều trị COVID-19, Bộ Y tế đã cấp phép cho thuốc Molnupiravir “made in Việt Nam” với mức giá từ 8.675 - 12.500 đồng/viên.

  • 01-03-2022 06:34

    Thời gian qua nhiều người biết “lắng nghe sức khỏe mình” để khám bệnh sớm hơn, từ đó, việc hợp tác điều trị cũng dễ dàng hơn.

  • 01-03-2022 06:32

    Tình trạng người dân xếp hàng mua thuốc, trang thiết bị y tế… trở nên quen thuộc tại TP.Hà Nội những ngày gần đây.

  • 28-02-2022 17:54

    Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận trên 94.000 ca mắc COVID-19 trên cả nước. Hà Nội và Quảng Ninh là hai địa phương dẫn đầu.

  • 28-02-2022 14:45

    Máu cuống rốn được ví như “của để dành” quý hơn vàng mà cha mẹ dành cho con sau này. Nhưng “cuốn sổ” bảo hiểm sinh học đó trở nên vô giá...

  • 28-02-2022 11:42

    Trước tình hình các ca F0 tại nhà gia tăng, Bộ Y tế đề nghị phải quản lý chặt công tác xử lý chất thải liên quan tới các trường hợp này.

Video liên quan

Chủ Đề