Học viện Chính sách và Phát triển tên Tiếng Anh

ADP là trường gì? Đây là tên viết tắt của Học viện Chính sách và Phát triển [Tên Tiếng Anh: Academy of Policy and Development] được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục đại học quốc dân. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi đến Qúy độc giả một số thông tin về trường ADP.

Giới thiệu về Học viện Chính sách và Phát triển [ADP]

Học viện Chính sách và Phát triển [ADP] được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục đại học quốc dân.

Về tổ chức, ADP trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế [bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác]; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo và 03 ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng.

Về sứ mệnh, ADP có sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về chính sách công, kinh tế và quản lý, có tư duy năng động, sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong nước và quốc tế; nghiên cứu, bồi dưỡng, tư vấn và phản biện chính sách.

Ngành, chuyên ngành đào tạo của Học viện Chính sách và Phát triển 

Đối với trình độ Đại học, hiện tại, Học viện có 9 ngành và 18 chuyên ngành đào tạo hệ đại trà. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Ngành Kinh tế, gồm có: Chuyên ngành Đầu tư; Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công; Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án.

Thứ hai: Ngành Kinh tế số, gồm: Chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh số; Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh [Big Data].

Thứ ba: Ngành Kinh tế quốc tế, gồm: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics.

Thứ tư: Ngành Kinh tế phát triển, gồm: Chuyên ngành Kinh tế phát triển; Chuyên ngành Kế hoạch phát triển.

Thứ năm: Ngành Quản trị kinh doanh, gồm: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp; Chuyên ngành Quản trị Marketing; Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch.

Thứ sáu: Ngành Tài chính – Ngân hàng, gồm: Chuyên ngành Tài chính; Chuyên ngành Ngân hàng; Chuyên ngành Thẩm định giá.

Thứ bảy: Ngành Quản lý Nhà nước, gồm: Chuyên ngành Quản lý công.

Thứ tám: Ngành Luật Kinh tế, gồm: Chuyên ngành Luật Đầu tư – Kinh doanh.

Thứ chín: Ngành Kế toán gồm: Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán.

Đối với hệ đào tạo sau Đại học trình độ Thạc sỹ có 06 chuyên ngành:

1/ Chính sách công.

2/ Tài chính – Ngân hàng.

3/ Kinh tế quốc tế.

4/ Kinh tế phát triển.

5/ Quản trị kinh doanh.

6/ Kinh tế quản lý công [Chương trình liên kết đào tạo với trường Đại học Rennes 1 – Pháp].

Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của Học viện Chính sách và Phát triển

Hiện nay, Học viện có tổng cộng 143 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 90 giảng viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của Học viên bao gồm các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ được đào tạo tại các trường Đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài. Để nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo, Học viện đã mời các chuyên gia từ các Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, giảng viên từ các Trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sơ vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu được trang bị đầy đủ và hiện đại.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, Học viện đang triển khai nhiều chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Đại học Indiana, Đại học Purdure, Đại học Portland, Đại học tổng hợp bang California [Hoa Kỳ], Đại học Middlesex, Đại học Loughborough, Học viện ngoại giao London [Vương quốc Anh]; Đại học Quốc tế Nhật Bản – IUJ, Viện Nghiên cứu chính sách công GRIPS [Nhật Bản]; Đại học Nantes, Đại học Rennes 1; Đại học Rouen, Đại học Paris 1 Pantheon – Sorbonne, Trường Hành chính công quốc gia – ENA [Pháp]; Đại học Southern Cross [Úc]; Đại học tổng hợp Rome 2 [Ý], Học viện Anh ngữ EV [Philippines]; Đại học Lausanse [Thụy Sỹ]; Đại học MESSI [Nga], Đại học UTA [Phần Lan]; Đại học Quốc gia Seoul [Hàn Quốc]; Trường Chính sách công Lý Quang Diệu [Singapore]…các tổ chức quốc tế như: KOICA, USAID, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, v.v.

Với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, học liệu và những điều kiện vật chất, thiết bị khác đảm bảo chất lượng sẽ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về môi trường học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của giảng viên và sinh viên.

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viện Học viện Chính sách và Phát triển

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển được trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng làm việc và khả năng thích ứng khá tốt với yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp hay tại cơ quan nhà nước. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên Học viện Chính sách và Phát vô cùng rộng mở. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp từ Học viện Chính sách và Phát triển có thể làm các công việc sau:

Thứ nhất: Giảng dạy tại các đơn vị giáo dục

Sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển có thể trở thành giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo chuyên sâu cho lĩnh vực liên quan đến hành chính, kinh tế, kiểm toán,v.v. Đó có thể là các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc viện nghiên cứu, trung tâm bồi dưỡng chính trị,v.v.

Thứ hai: Cán bộ hành chính, văn phòng

Với ngành Quản lý Nhà nước, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành, những phẩm chất và kỹ năng để đảm nhận vị trí cán bộ chuyên trách như hành chính văn phòng, văn thư…

Nếu muốn đi sâu hơn về Quản lý, bạn có thể phấn đấu trở thành chuyên viên hành chính, trợ lý lãnh đạo. Tùy thuộc vào nơi bạn làm việc, mức lương sẽ được chi trả theo cấp bậc, kinh nghiệm, trình độ học vấn.

Thứ ba: Chuyên viên phân tích tài chính, tín dụng

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí chuyên viên phân tích tài chính, nhân viên tín dụng tại các doanh nghiệp là rất lớn. Nhiệm vụ của vị trí này là phân tích, đánh giá tình hình tài chính để đưa ra báo cáo sao cho mang đến kết quả đầu tư cao. Mức lương của các vị trí này tương đối cao, phụ thuộc vào năng lực thực tế, dao động từ 13-30 triệu/tháng.

Thứ tư: Làm việc tại các tổ chức tài chính, tổ chức phi chính phủ

Với chuyên ngành Kinh tế phát triển, các cử nhân ngành Kinh tế Phát triển có thể làm việc tại các tổ chức tài chính; bộ phận nguồn vốn. Các cơ quan nhà nước quản lý về kinh tế, các sở ban ngành…

Ngoài ra, làm việc tại các tổ chức phi chính phủ cũng là xu hướng của giới trẻ hiện nay. Cử nhân Kinh tế Phát triển có cơ hội làm việc tại bộ phận điều phối chương trình; bộ phận nghiên cứu, xây dựng kế hoạch. uy nhiên, điều kiện để làm việc tại các tổ chức phi chính phủ rất cao, như phải có khả năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm cần thiết.

Thứ năm: Chuyên gia tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp

Cử nhân ngành Luật Kinh tế – Học viện Chính sách và Phát triển có thể dễ dàng tìm được công việc với mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến rộng mở. Theo đó, cử nhân Luật Kinh tế có thể đảm nhận các vị trí: Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, giải quyết các vấn đề xảy ra trong doanh nghiệp; chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý, chuyên viên lập pháp,v.v. Để làm được công việc này, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt.

Trên đây là nội dung bài viết ADP là trường gì mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên đây thật sự hữu ích đối với Qúy độc giả.

Video liên quan

Chủ Đề