Việc dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào việc gì

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới] với những môn học rất mới được Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện từ năm học 2020 - 2021. Năm học 2021 - 2022, việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông [CTGDPT] 2018 và dạy sách giáo khoa [SGK] mới được triển khai ở cấp trung học cơ sở [THCS] với học sinh lớp 6.

Năm học này, trường THCS Tiền An có 258 học sinh lớp 6. Để triển khai dạy học theo chương trình mới đối với lớp 6, nhà trường đã có sự chuẩn bị khá chu đáo về đội ngũ, Ban giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên nghiêm túc tham gia tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về CTGDPT 2018, sử dụng SGK mới lớp 6, xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học trực tuyến, công tác kiểm tra đánh giá… đáp ứng việc giảng dạy chương trình GDPT mới. Các môn học tích hợp được thực hiện đối với lớp 6 đã được nhà trường thống nhất lựa chọn các phương pháp giảng dạy thích hợp giúp các em tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất. Việc dạy học không còn theo hướng truyền thụ kiến thức một chiều, không còn tình trạng học sinh ghi chép và trả lời theo khuôn mẫu, mỗi giáo viên đã chủ động thiết kế bài giảng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động cho học sinh và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, khai thác có hiệu quả học liệu phong phú qua các hình ảnh, video minh họa thêm cho bài học giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu, vận dụng kiến thức lý thuyết với thực tiễn đời sống. Việc dạy và học chương trình, SGK mới lớp 6 đã nhanh chóng được giáo viên, học sinh bắt nhịp ngay từ những ngày đầu, tuần đầu năm học mới. Thông qua với những buổi học đầu tiên cả giáo viên và học sinh đều hào hứng và thích thú đối với chương trình GDPT mới.

Đồng thời nhà trường cũng đã rà soát các trang thiết bị [TTB] dạy học hiện có, đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các môn học của CTGDPT 2018 đối với lớp 6, xây dựng kế hoạch bổ sung các TTB dạy học.

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp nên việc dạy và học chương trình, SGK mới lớp 6 vì thế đã gặp một số khó khăn nhất định. Trên cơ sở đánh giá đúng được điều kiện thực tế, với mục tiêu chủ động, linh hoạt khắc phục khó khăn để bắt nhịp nhanh, hiệu quả với chương trình, nhà trường đã triển khai dạy học lớp 6 theo đúng quy định: xây dựng kế hoạch giáo dục theo công văn 4040 của Bộ GD-ĐT để thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, của địa phương; thực hiện tốt việc triển khai dạy học trực tuyến thay thế cho dạy học trực tiếp trong điều kiện học sinh nghỉ học để phòng dịch Covid-19. Bên cạnh đó, trường cũng đã tích cực sử dụng các phần mềm quản lý học tập như: phần mềm giáo dục để giao, chữa bài tập, thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh.

Tính đến thời điểm hiện tại tháng 12 năm 2021, theo chủ quan đánh giá từ phía Sở GD-DDT Bắc Ninh, Phòng GD&ĐT thành phố, chất lượng dạy và học chương trình SGK mới lớp 6 của nhà trường nhìn chung bảo đảm yêu cầu đặt ra; các bài học đã được giáo viên thực hiện theo đúng kế hoạch, bảo đảm đúng yêu cầu của chương trình giáo dục môn học.

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được áp dụng từ năm học 2020 – 2021, bắt đầu ở khối lớp 1 và sẽ theo phương pháp “cuốn chiếu” đến lớp 12. Đây là một bước ngoặt hoàn toàn mới đối với nền giáo dục của Việt Nam, cả về nội dung lẫn phương pháp dạy và học.

I. Nguyên nhân Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi chương trình giáo dục hiện hành

Nền giáo dục Việt Nam từ sau giải phóng năm 1975 đến thời điểm hiện tại đã trải qua 3 lần cải cách. Tuy nhiên, những lần cải cách thì vẫn chỉ thay đổi nội dung sách giáo khoa, còn kiến thức và phương pháp thì vẫn như vậy.

Trải qua 45 năm, nền kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ đã thay đổi rất nhiều, nhưng chương trình giảng dạy thì không hề thay đổi. Điều này khiến cho chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu cũng như tình hình phát triển kinh tế của đất nước và trên thế giới.

Phương pháp giáo dục cũ chủ yếu tập trung vào lý thuyết, học sinh ít có điều kiện có thực hành vận dụng vào thực tiễn. Thiếu sự gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo, giữa đào tạo và sản xuất.

 Hơn nữa, phương pháp truyền thụ chủ yếu là một chiều, khiến học sinh quen với việc lắng nghe nhưng lại không được bày tỏ quan điểm riêng, không biết cách làm việc theo nhóm, dẫn đến thiếu hụt những kĩ năng mềm cần thiết.

Từ những lý do này bắt buộc Việt Nam cần có một chương trình giáo dục hoàn toàn mới, thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức, phương pháp dạy và học để bắt kịp với thời đại, nhịp độ phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thông qua và chính thức áp dụng từ năm học 2020 -2021, bắt đầu từ khối tiểu học mà cụ thể là từ lớp 1 và “cuốn chiếu” đến lớp 12.

Vậy Chương trình giáo dục phổ thông mới này có thật sự mới, nội dung giáo dục là gì?

II. Nội dung chương trình giáo dục mới

1. Mục tiêu:


Chương trình giáo dục mới khối tiểu học là xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản, hài hòa giữa thể chất và tinh thần, năng lực cá nhân và phẩm chất.

Chương trình giáo dục trung học cơ sở tạo điều kiện để học sinh có điều kiến để phát triển những năng lực, phẩm chất được hình hình thành ở cấp tiểu học, biết cách vận dụng những kiến  thức đã được học để hoàn thiện kĩ năng bản thân. Đồng thời, bước đầu hiểu về các ngành nghề xã hội để xác định được mục tiêu học tập tiếp theo là lên trung học phổ thông, học nghề hay tham gia lao động

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những năng lực, kĩ năng cần có đối với một lao động. Đồng thời giúp các em định hướng được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học đại học hay tham gia lao động.

2. Những điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông mới

- Nội dung giáo dục:

+ Xây dựng nội dung theo hướng khoa học, phù hợp với lứa tuổi và trình độ học sinh. Học tích hợp ở lớp nhỏ và phân hóa dần khi lên các lớp lớn hơn [Ví dụ Lý-Hóa-Sinh khối tiểu học hợp thành môn Khoa học tự nhiên, Sử-Địa hơp thành môn Khoa học xã hội. Lên cấp 3 sẽ phân hóa tự chọn theo năng lực và sở thích]

+ Chương trình xây dựng tổng thể, nhất quán và có sự liên kết từ lớp 1-12, chia thành hai giai đọan. Áp dụng chương trình giáo dục cơ bản đối với khối tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục định hướng nghề nghiệp đối với khối trung học phổ thông.

+ Chương trình học sẽ hướng vào học sinh nhiều hơn, tạo điều kiện để các em phát huy được năng lực, sở trường riêng. Từ đó định hướng được ngành nghề phù hợp

- Phương pháp biên soạn:

+ Một chương trình giáo dục nhưng nhiều bộ sách khác nhau. Các bộ sách này mang tính chất là công cụ, phương pháp để dạy học, để hướng vào giá trị cốt lõi của nội dung học. Có nghĩa nội dung chương trình chỉ có một, nhưng sẽ có nhiều bộ sách khác nhau với cách trình bày khác nhau, chỉ cần đạt được mục tiêu đã đề ra

+ Nhà giáo, nhà khoa học và các tổ chức đều có thể viết sách. Bộ GD&DT sẽ thẩm định, phê duyệt và quyết định có cho phép lưu hành hay không.

3. Một số hạn chế của chương trình giáo dục mới


- Chương trình vừa ban hành theo cách thức mới, nội dung mới, phương pháp mới nên thầy cô phải mất nhiều thời gia thay đổi và làm quen với cách dạy mới

- Việc cách cải chương trình liên tục khiến phụ huynh vừa thích nghi với chương trình này lại phải đổi sang một chương trình mới, gây khó khan rất nhiều trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình

- Có tới 5 bộ sách nên nhà trường và giáo viên phải bỏ thời gian để tìm hiểu thật kĩ ==> tốn rất nhiều thời gian, phải cẩn thận để đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

- Thiếu thốn cơ sở vật chất và giáo viên vì theo nội dung chương trình mới thì học sinh phải học 2 buổi. Đồng thời, chương trình mới áp dụng các phương tiện công nghệ hiện đại nên chi phí cao và đòi hòi giáo viên phải cập nhật cả về kiến thức và kĩ năng sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy.

- Giáo viên có rất nhiều lo lắng vì cho đến hiện tại ‘quyền tự chủ cho tổ bộ môn sắp xếp lại nội dung, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh ở trường mình’ chỉ dừng lại ở mức bố trí tiết học thế nào, kết hợp hay chia tách nội dung của sách giáo khoa mà không phải là định hướng nội dung và tự do chọn lựa chương trình.

4. Chương trình giáo dục phổ thông mới thay đổi cách học như nào? Làm sao để đáp ứng được mục tiêu của chương trình mới?

- Về phía nhà nước:

+ Sẽ lấy công nghệ thông tin làm nền tảng chính trong công tác đào tạo giáo viên.

+ Trường Sư phạm cũng đã có những ngành đào tạo mới để đáp ứng được nhu cầu cải cách hoàn toàn mới

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất đối với các trường

- Về phía giáo viên:

Giáo viên đóng vai trò chủ đạo vô cùng quan trọng trong chương trình giáo mới này. Vì vậy, giáo viên là những người phải không ngừng cập nhật tin tức trên mọi phương diện để truyền thụ cho học sinh. Vừa phải có kiến thức giảng dạy, vừa phải có kiến thức về kinh tế, xã hội, đời sống…, vừa phải nắm bắt được công nghệ để vận dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ giảng dạy.

Chương trình giáo dục phổ thông mới là một sự đổi mới hoàn toàn, là bước đột phá trong phương pháp giáo dục của nền giáo dục Việt Nam. Với chương trình mới này, chúng ta có một niềm tin rằng thế hệ học sinh trong tương lai sẽ được trang bị đầy đủ về kiến thức lẫn kĩ năng mềm; chương trình giáo dục của Việt Nam sẽ thế giới công nhận

Video liên quan

Chủ Đề