Học quản trị khách sạn ra làm trái ngành được không

“3h sáng giật mình tỉnh giấc, chợt thấy mông lung về tương lai nghề nghiệp. Dịch dã tàn phá quá. Có bạn nào sắp tốt nghiệp như mình không? Thật sự là chưa biết xin việc ở đâu… Mình học Quản trị khách sạn, cuối tháng này ra trường rồi đây!”

Một tài khoản có tên đau đáu đăng tus hỏi trên group Nghề Khách Sạn - Tâm sự. Đúng thật là, lứa sinh viên "9X đời cuối" ngành du lịch - khách sạn 2 năm nay chật vật…

Sau tốt nghiệp nên tìm việc gì đây?

Khi mà tụi trẻ cứ truyền tai nhau cái ý nghĩ “học du lịch không bao giờ lo thất nghiệp” và tự tin chọn lấy một ngành để làm nền móng kiến thức cơ bản theo đuổi đam mê, háo hức đợi ngày ra trường chưa được lâu thì dịch ngỡ ở đâu đột nhiên xuất hiện. Ngành du lịch “bệnh” từ đó.

Trên cả nước, hàng triệu lao động ngành dịch vụ bị ảnh hưởng: hàng không, vận chuyển, lữ hành, khách sạn, nhà hàng, quán bar, vũ trường, spa… Từ chỗ bị giảm ngày công, giảm lương đến nghỉ tạm, nghỉ không lương và cho nghỉ hẳn vì cơ sở đóng cửa, ngưng hoạt động do vắng khách, hoặc tuân thủ Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ về phòng chống dịch. Sinh viên năm 3, năm 4 đang theo học các ngành, chuyên ngành về du lịch - khách sạn cũng gặp khó khăn trong việc tìm chỗ xin thực tập và thực tập. Vậy thì coi như, cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế trước khi ra trường bằng 0. Điều này gây bất lợi lớn cho nhiều ứng viên tìm việc khách sạn - nhà hàng non kinh nghiệm trong cuộc đua cạnh tranh suất ứng tuyển với các “lão làng” ngay khi ngành phục hồi, dù trình độ hay vốn ngoại ngữ OK. Tự dưng “có ăn, có học” vậy mà thất thế thì có “ghét con Covid” không cơ chứ?

Hướng đi nào là khả thi cho Sinh viên du lịch yêu nghề?

Không bàn đến những bạn học đại học cho bằng bạn bằng bè, học để an nhàn thêm 4 năm nữa thay vì tự lực nuôi thân; người trẻ có chí hướng, mục tiêu nghề nghiệp và nhất là yêu thích, đam mê với ngành dịch vụ khách sạn - du lịch hầu hết đều đau đáu tương lai công việc sau tốt nghiệp. Vì dịch vẫn còn đang tiếp diễn nặng. Trên cả nước, không nhiều cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa, thậm chí phá sản vì không trụ nỗi nữa. Khả năng ngành hoạt động và phục hồi trở lại trong năm nay không cao; trong khi hết tháng này, lứa 2K đã rục rịch cầm bằng ra trường.

Nên làm gì đây?

Trăn trở với những lo lắng và hoang mang của bạn Toan Nguyen nói riêng, sinh viên ngành du lịch - khách sạn nói chung, phía dưới bài đăng, nhiều anh chị lớn trong ngành đã “mách nước” ngay và luôn 5 hướng đi khả thi nhất có thể chọn để làm và “đợi” ngành:

+ Xin việc ở tỉnh thành dịch ổn

Tại các tỉnh, thành phố kiểm soát dịch tốt, du lịch vẫn được phép “mở cửa” đón khách nội. Không ít đơn vị kinh doanh khách sạn - nhà hàng vẫn đăng tin tuyển nhân viên, như trên Hoteljob.vn. Ngoài ra, trong thời gian tới, nếu tình hình dịch ổn, nhiều địa phương cũng sẽ nới lỏng quy định phòng chống dịch, cho phép nhiều dịch vụ hoạt động trở lại, trong đó có kinh doanh ăn uống và lưu trú. Đây là cơ hội ít ỏi cho những bạn vừa tốt nghiệp có nguyện vọng tìm việc đúng ngành. Tuy nhiên, rõ ràng, cạnh tranh vô cùng cao.

+ Học nghề và học tiếng

Nghe có vẻ điên rồ, vì vừa bỏ thời gian và tài chính không ít để hoàn thành 4 năm học chính quy, sao giờ lại phải học nghề và học tiếng? Nhiều người thậm chí mang tư duy Đại học là nhất, chỉ những ai thất học mới đi học nghề.

Thực tế, việc học trên trường đa phần nghiêng về lý thuyết, đại cương trong khi học nghề ưu tiên thực hành thực tế. Do đó, việc chuẩn bị nền tảng hoàn thiện cả về kiến thức ngành lẫn kỹ năng và nghiệp vụ nghề giúp ứng viên tự tin ứng tuyển, có thể bắt tay ngay vào công việc và bỏ qua bước training [điều này doanh nghiệp đánh giá cao], làm việc hiệu quả và chính xác hơn trong tương lai.

Còn về học tiếng - rõ ràng là luôn cần thiết, đúng không? Đặc thù ngành dịch vụ khách sạn - nhà hàng luôn ưu tiên ứng viên giỏi ngoại ngữ để giao tiếp và phục vụ khách. Nhiều nhân sự ngành tận dụng thời gian rảnh trước và sau ca để bổ sung vốn từ vựng, rèn khả năng nói, tập nhấn nhá, phát âm hay, chuẩn… Họ đang làm nghề mà vẫn học, sao bạn lại không?

Học nghề giúp thạo kỹ năng và nghiệp vụ ngành

Lựa chọn này phù hợp với ai có điều kiện tài chính và quyết tâm “đổi đời” cao. Bởi du học tốn nhiều chi phí, lại đối mặt không ít khó khăn tại đất khách. Tuy nhiên, nếu đi được thì đây là gợi ý không tồi để phát triển bản thân và nghề nghiệp. Tại các nước du học ngành khách sạn - du lịch nổi tiếng và có tình hình dịch ổn, bạn không chỉ được học nâng cao kiến thức ngành mà còn được thực hành trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp, được vừa học vừa làm tạo thu nhập, tìm kiếm cơ hội ở lại sau tốt nghiệp để “kiếm thêm” [cả kiến thức và tiền]. Chưa kể, ngày về nước, với tấm bằng quốc tế trong tay, hồ sơ xin việc của bạn dĩ nhiên nổi bật.

+ Xin việc ở ngành tương tự

Học HDVDL thì xin làm MC hay nhân viên Sales, chuyên viên bất động sản - học Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì xin làm Quản lý tòa nhà, Điều phối vé, lễ tân tòa nhà, chăm sóc khách hàng… Những công việc này tuy trái ngành nhưng hoàn toàn có thể vận dụng kỹ năng và nghiệp vụ đã được học do tương tự nhau, ở một số khâu [như cùng là ngành dịch vụ phục vụ khách hàng]. Như vậy, xin việc thế này vừa có việc làm, tạo thu nhập - vừa củng cố kiến thức đã học vào môi trường thực tế, rèn dũa để chuẩn bị cho mục tiêu ứng tuyển đúng ngành trong tương lai.

+ Tìm việc làm tạm, việc trái ngành

Không ít bạn trẻ đăng ký làm shipper giao hàng hay lái xe công nghệ hoặc công nhân nhà máy, phụ việc tay chân cho các cơ sở kinh doanh tư nhân đăng tuyển. Sinh viên tốt nghiệp giỏi tiếng thì xin làm Trợ giảng, Giáo viên đứng lớp cho các trung tâm ngoại ngữ hoặc tìm việc biên/ phiên dịch, cộng tác viết bài, thiết kế hay bất kỳ công việc nào khác mà bản thân bạn có kiến thức và kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc.

Tìm việc trái ngành để có thu nhập sống tiếp đợi dịch

Thế mới thấy, dịch căng ảnh hưởng đến lao động ngành thế nào. Tuy nhiên, xâu chuỗi lời khuyên từ nhiều anh, chị lớn, Ms. Smile mạnh dạn gợi ý hướng đi chung cho bạn lúc này:

- Nếu trong hoặc gần địa phương vẫn hoạt động du lịch, các doanh nghiệp vẫn mở cửa đón khách và đăng tin tuyển người thì tốt quá, cứ nộp hồ sơ ứng tuyển và hy vọng.

- Trường hợp dịch chỗ bạn phức tạp, quanh đó cũng không khả thi, thôi thì “bẻ lái” tìm tạm công việc trái ngành giờ hành chính để “nuôi thân”, thời gian rảnh thì bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng nghề, rèn ngoại ngữ; đồng thời không quên cập nhật thông tin, hoàn chỉnh CV để ứng tuyển ngay khi có cơ hội.

- Du học cũng tốt nhưng ở thời điểm hiện tại, tài chính chắc đang khó khăn; thêm nữa, tình hình dịch bệnh phức tạp, việc di chuyển lúc này nguy cơ mất an toàn cao.

Cuộc đời là của bạn nên lựa chọn là ở bạn. Nhưng dân ngành ai cũng tin du lịch rồi sẽ phục hồi. Các bạn còn trẻ, cơ hội còn nhiều nếu thực sự đam mê với nghề và còn cố gắng thì hiện tại hãy chấp nhận khó một tí, đi nhưng chắc chắn sẽ quay về. Mọi thứ với các bạn giờ chỉ mới là bắt đầu thôi…

​Ms. Smile

Có nên học ngành quản trị khách sạn? Học quản trị khách sạn có dễ xin việc? Ngành quản trị khách sạn nên học trường nào?....Mọi thông tin cần thiết về ngành quản trị khách sạn các bạn hãy xem tại bài viết này.

Có rất nhiều bạn đã lựa chọn ngành Quản trị khách sạn là nghề nghiệp cho tương lai của mình, bởi đây là ngành thuộc top có thu nhập cao nhất hiện nay. Tại bài viết này chúng ta sẽ cùng review ngành quản trị khách sạn để biết thêm những thông tin cần thiết về ngành này.

Ngành quản trị khách sạn là gì

Thuộc nhóm ngành du lịch có tên tiếng Anh: Hotel Management. Đây là chuyên ngành đào tạo những kiến thức về tổ chức và quản lý những hoạt động của khách sạn. Người làm công việc này thường được gọi với chức danh “ Quản lý khách sạn” công việc thường làm đó là quản lý và điều hành dịch vụ cho thuê phòng, báo cáo kết quả tài chính định kỳ, quản lý nhân viên và lập ra quy tắc quản lý nhân sự, quản lý khu vực nhà hàng, lĩnh vực kỹ thuật...đảm bảo cho khách sạn hoạt động thông suốt.

Mã ngành quản trị khách sạn là 7810201

Có nên học ngành quản trị khách sạn

Năm 2020 dịch bệnh Covid 19 đã làm cho ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, quan trị khách sạn là một chuyên ngành thuộc nhóm ngành du lịch nên nên rất nhiều bạn trẻ đều có chung một băn khoăn rằng “ có nên học ngành quản trị khách sạn”. Hiện nay các quốc gia trên thế giới và ngay cả Việt Nam cũng đang tìm cách khống chế bệnh dịch và điều chế vắc xin phòng bệnh, ngành du lịch lại là một trong ba ngành mũi nhọn được chính phủ lựa chọn đầu tư phát triển, chính vì vậy trong tương lai gần ngành du lịch nói chung và ngành quản trị khách sạn nói riêng chắc chắn sẽ có những bước phát triển trở lại.

Quản trị khách sạn học những kiến thức gì

Sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức về kinh doanh lưu trú, luật lưu trú và các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn như: quản trị lễ tân, quản trị nhân sự,  kỹ thuật buồng phòng, kỹ thuật nhà hàng, kỹ năng tổ chức hội nghị, kiến thức về marketing trong kinh doanh khách sạn…và những kỹ năng cần thiết khác phục vụ cho công việc trong ngành quản trị khách sạn.

Học quản trị khách sạn ra làm gì

Trong vài năm trở lại đây ngành du lịch nước ta đã có những sự phát triển mạnh mẽ, thu hút rất nhiều các nhà đầu tư du lịch nghỉ dưỡng nối tiếng thế giới như: Marriot, intercontinental, Hillton…và sự phát triển mạnh mẽ các khu du lịch nghỉ dưỡng trong nước của các nhà đầu tư như: Vingroup, FLC, Sungroup…cùng với đó là có rất nhiều khách sạn 3 – 5 sao được mở ra tại các khu du lịch nổi tiếng chính vì vậy ngành quản trị khách sạn có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở.

Sinh viên học ngành quản trị có sạn ra trường có thể làm các công việc sau:

-Nhân viên kinh doanh, nhân viên phòng tour, vé tàu, máy bay….

-Giám đốc điều hành khách sạn, quản lý khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, trường phòng điều phối nhân sự…

-Vị trí quản lý nhân sự, hành chính, marketing tại các khách sạn, resort, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí…

-Quản lý trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới…

-Làm quản lý hoặc nhân viên tại các bộ phận như: Buồng phòng, Bếp, lễ tân, phòng hội nghị, phòng marketing…tại các khách sạn 3 – 5 sao hoặc khách sạn quốc tế.

-Nhân viên tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.

-Công tác tại Bộ VH-TT-DL hoặc Sở VH_TT_DL các tỉnh thành phố trong cả nước.

-Giảng viên tại các trường Cao đẳng - Đại học có ngành quản trị du lịch.

Mặt trái ngành quản trị khách sạn

-Mặc dù công việc ngành quản trị khách sạn có thu nhập rất tốt thế những cũng có mặt trái đó là khi làm công việc ngành quản trị khách sạn bạn sẽ phải làm việc vào những ngày nghỉ, lễ, tết...bởi với du lịch nghỉ dưỡng thì những ngày này thường rất đông khách.

-Bạn sẽ có lợi thế nhiều hơn nếu như có một ngoại hình đẹp đây đây là công việc sẽ phải tiếp xúc và trò chuyện với khách hàng rất nhiều.

-Con gái có nên học quản trị du lịch cũng là câu hỏi được rất nhiều bạn nữ quan tâm, bởi đây là ngành đòi hỏi rất nhiều về sức khỏe cũng như ngoại hình, thế nhưng trong ngành này có những công việc rất nhẹ nhàng phù hợp với các bạn nữ như: lễ tân, quản lý bộ phận buồng phòng, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phòng tour... 

Mức lương của ngành quản trị khách sạn

Ngành quản trị khách sạn có thu nhập khá cao, sinh viên khi mới ra trường sẽ có mức lương trung bình khoảng 8 – 10 triệu, với cấp quản lý thì mức lương sẽ từ 20 – 35 triệu hoặc cao hơn tùy vị trí và môi trường làm việc.

Quản trị khách sạn học trường nào

Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành quản trị du lịch được phân chia thành các vùng miền cụ thể để các bạn dễ tìm kiếm hơn.

Miền Bắc và Hà Nội:

-Đại học Kinh tế Quốc dân

-Đại học Công nghiệp Hà Nội

-Đại học Thủ đô Hà Nội

-ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội

-Đại học Thương mại

-Đại học FPT 

-Đại học Thành Đô

-Trường Đại Học Hạ Long

Miền Trung:

-Khoa Du lịch - ĐH Huế

-Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng

-Trường Đại học Phan Thiết

-Trường Đại học Quy Nhơn

-Đại Học Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa

-Trường Đại học Đông Á

-Trường Đại học Phan Thiết

-Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân

Miền Nam và Tp. Hồ Chí Minh:

-Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

-Đại học Văn Lang

-Đại học Công nghệ TP.HCM

-ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

-Đại học Quốc tế Hồng Bàng

-Đại học Hoa Sen

-Đại học Công nghiệp TP.HCM

-Đại học Tài chính - Marketing

-Đại học Nguyễn Tất Thành

-Đại học Văn Hiến

-Đại học Văn Lang

-Đại học Kinh tế TP.HCM

Quản trị khách sạn thi khối nào

Nhắc đến khối thi của ngành quản trị khách sạn thì người ta nhường nhắc nhiều đến khối C những ngành còn sử dụng các khối thi đại học sau:

-Khối A: Toán - Lý – Hóa.

-Khối A1: Toán - Lý - tiếng Anh.

-Khối C: Văn - Sử - Địa.

-Khối C1: Toán - Văn – Lý.

-Khối D1: Toán - Văn - tiếng Anh.

-Khối D3: Toán –  Pháp - Văn.

-Khối D4: Toán – Trung – Văn.

Ngành quản trị khách sạn lấy bao nhiêu điểm

Điểm chuẩn ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ tùy thuộc vào hình thức tuyển sinh và tổ hợp môn xét tuyển của các trường Đại học. Năm 2020 điểm chuẩn của ngành dao động từ 18 – 27 điểm.

Để xem chi tiết điểm chuẩn của các trường các bạn hãy xem tại chuyên mục điểm chuẩn Đại học.

Các môn học của ngành quản trị khách sạn

Dưới đây là các môn học ngành quản trị khách sạn được lấy nguồn từ chương trình đào tạo của trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM các bạn hãy tham khảo

Tên Môn Học

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đại cương pháp luật Việt Nam

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Học phần tự chọn [chọn 1]

Tâm lý học kinh doanh

Quan hệ quốc tế và lễ tân

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Lịch sử văn minh thế giới

Học phần tự chọn [chọn 1]

Văn hóa và nghệ thuật ẩm thực

Di sản văn hóa Việt Nam và thế giới

Nghe tiếng Anh 1

Nói tiếng Anh 1

Đọc tiếng Anh 1

Viết tiếng Anh 1

Nghe tiếng Anh 2

Nói tiếng Anh 2

Đọc tiếng Anh 2

Viết tiếng Anh 2

Nghe tiếng Anh khách sạn và nhà hàng 1

Nói tiếng Anh khách sạn và nhà hàng 1

Viết tiếng Anh khách sạn và nhà hàng 1

Đọc tiếng Anh khách sạn và nhà hàng 1

Nghe tiếng Anh khách sạn và nhà hàng 2

Nói tiếng Anh khách sạn và nhà hàng 2

Viết tiếng Anh khách sạn và nhà hàng 2

Đọc tiếng Anh khách sạn và nhà hàng 2

Nghe và ghi chú tiếng Anh du lịch

Tiếng Anh giao tiếp xuyên văn hóa

Học phần bắt buộc

Toán thống kê thương mại

Tin học đại cương

Tin học ứng dụng trong khách sạn, nhà hàng

Học phần tự chọn [chọn 1]

Du lịch sinh thái và bền vững

Bảo vệ môi trường

Giáo dục quốc phòng

Giáo dục thể chất 1

Giáo dục thể chất 2

 Khối kiến thức cơ sở

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Học phần bắt buộc

Nhập môn khoa học du lịch

Tâm lý du lịch

Giao tiếp kinh doanh

Kỹ năng giới thiệu sản phẩm du lịch

Học phần tự chọn [chọn 2 ]

Luật thương mại du lịch    

Đạo đức kinh doanh

Kế toán doanh nghiệp du lịch

Học phần bắt buộc

Tổng quan du lịch và khách sạn

Quản trị du lịch nhập môn

Thực tế, thực tập nhận thức

Tiếp thị du lịch

Học phần tự chọn [chọn 2]

Quản trị nguồn nhân lực

Thanh toán quốc tế

Thương mại điện tử

Nghiệp vụ lễ tân

Nghiệp vụ pha chế thức uống

Nghiệp vụ nhà hàng

Học phần bắt buộc

Quản trị khách sạn và khu nghỉ dưỡng

Quản trị tiền sảnh

Quản trị sự kiện

Quản trị buồng phòng

Quản trị ẩm thực

Quản trị dịch vụ khách sạn, nhà hàng

Học phần tự chọn [chọn 2 trong 4 học phần]

Hành vi tổ chức

An toàn và vệ sinh trong khách sạn, nhà hàng

Thiết kế và điều hành nhà hàng

Quản trị dự án du lịch

Học phần bắt buộc

Nói trước công chúng

Viết báo cáo khoa học

Học phần tự chọn

Chăm sóc khách hàng

Soạn thảo văn bản giao dịch

Quan hệ công chúng và truyền thông sự kiện

Thương lượng đàm phán trong kinh doanh

Tốt Nghiệp

Thực tập tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành quản trị khách sạn yêu cầu những tố chất gì

-Có đam mê với ngành, tận tâm vì công việc.

-Có tố chất lãnh đạo, có khả năng làm việc nhóm tốt, có khả năng điều hành và tổ chức sắp xếp công việc.

-Có khả năng giáo tiếp tốt, biết thuyết trình, tính tình vui vẻ hòa đồng sáng tạo.

-Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên và khách hàng, luôn chủ động xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra. trong công việc.

-Có sức khỏe tốt, tính nết chăm chỉ, siêng năng coi trọng giờ giấc.

-Chịu được áp lực cao trong công việc, có khả năng quan sát và dự đoán các vấn đề trong công việc.

-Trình độ ngoại ngữ tốt, ít nhất là thông thạo tiếng Anh [biết nhiều ngoại ngữ là lợi tế rất lớn].

-Ham học hỏi, không ngững trau dồi những kiến thức mới về công việc và văn hóa các dân tộc

Như vậy chúng ta đã vừa tìm hiểu hết mọi thông tin cần thiết về ngành quản trị khách sạn, qua nội dung bài viết này diễn đàn tuyển sinh 24h mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về ngành học này và có thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp. Chúc các bạn thành công.

PL.

Video liên quan

Chủ Đề