Học phí văn bằng 2 Kinh tế Quốc dân

Sau khi tốt nghiệp đại học hệ chính quy, nhiều bạn có nhu cầu học thêm để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ của bản thân nên thường lựa chọn nhiều hình thức học khác nhau.

Tại Đại học Kinh tế Quốc Dân, hình thức học văn bằng 2 được rất nhiều bạn lựa chọn. Vậy học văn bằng 2 kinh tế có những điểm mạnh, điểm yếu gì, liệu hình thức này có tốt hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Đánh giá về thời gian học

Cũng như nhiều hệ văn bằng 2 tại các trường đại học khác, thời gian Học văn bằng 2 kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào bằng cấp mà bạn đã có. Thời gian trung bình của một khóa học văn bằng 2 kinh tế quốc dân là khoảng 2,5 năm. Tuy nhiên bạn có thể học song song văn bằng 2 cùng với lịch học ngành chính quy, từ đó tiết kiệm được khá nhiều thời gian.

Nếu bạn không lựa chọn hình thức học song song, khoảng thời gian 6,5 năm học [bao gồm 4 năm học chính quy và 2,5 năm học văn bằng 2] quả là một thời gian quá dài. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ càng về khả năng tài chính cũng như cơ hội việc làm trước khi theo học. Học văn bằng 2 Đại học hệ vừa học vừa làm là một hình thức mà nhà trường đề xuất để các bạn giải quyết vấn đề trên. 

Đánh giá về bằng cấp

Mẫu văn bằng 2 Kinh Tế Quốc Dân

Bằng đại học văn bằng 2 có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy. Với tấm bằng cử nhân Kinh tế Quốc Dân, giá trị văn bằng 2 của bạn càng được khẳng định. Bên cạnh đó, ưu điểm của việc bản sở hữu tới 2 tấm bằng đại học cũng không hề nhỏ: đó là sự đa dạng về ngành học, mở rộng cơ hội việc làm của bạn với ngành học mới.

Tuy nhiên, nhược điểm của văn bằng 2 đại học cũng xuất phát từ chính việc bạn học "ngành thứ 2". Giả sử bạn học công nghệ thông tin tại đại học Bách Khoa, mà bạn lại chọn học văn bằng 2 kinh tế quốc dân, có thể là do sở thích hoặc do bạn nhận định xu hướng kinh tế phát triển dễ xin việc hơn, thì sự không liên quan giữa 2 ngành học sẽ không giúp bổ trợ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ khi làm việc. 

Lời khuyên: Bạn nên chọn các ngành học có sự liên quan đến nhau ví dụ: Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh, bạn có thể học thêm văn bằng 2 luật kinh tế, ra trường làm tại các công ty thương mại, xuất nhập khẩu.

Đánh giá về cơ hội tương lai

Rõ ràng với việc học thêm văn bằng 2 kinh tế quốc dân với một chuyên ngành mới, bạn sẽ mở rộng hơn kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau, có thêm bằng cấp, giúp các bạn có cái nhìn đa chiều về các ngành nghề trong xã hội. Có kiến thức tổng hợp về nhiều ngành khác nhau, cơ hội thăng tiến trong tương lai của bạn sẽ càng rộng mở

Việc học văn bằng 2 kinh tế quốc dân thích hợp khi bạn muốn đầu tư thời gian cho các ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng… là những ngành có tính ứng dụng thực tiễn cao, giúp hỗ trợ công việc của bạn tốt hơn, khi mà ngành học chính của bạn khó xin việc, có tính thực tiễn không cao và cần có thêm một chuyên ngành mới hỗ trợ, trong khi đó văn bằng 2 quản trị kinh doanh lại phù hợp với những người muốn phát triển bản thân lên vị trí lãnh đạo, phân tích đưa ra định hướng chiến lược và lên kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp. Niềm đam mê và yêu thích ngành học cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành tốt chương trình học văn bằng 2 tại trường kinh tế

Để được tư vấn về các ngành học văn bằng 2 tại trường kinh tế quốc dân, hãy liên hệ với AUM ngay hôm nay nhé. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đù và phù hợp nhất về ngành và chương trình học cho bạn!

ĐH Kinh tế quốc dân tuyển sinh đại học VB2 chính quy khóa 31A năm 2019

-

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo tuyển sinhđại học văn bằng 2 hình thức đào tạo chính quy khóa 31A, cụ thểnhư sau:

1] Đối tượng tuyển sinh

Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau:

a] Có Bằng tốt nghiệp đại học chính quy [không phân biệt thời gian tốt nghiệp và ngành tốt nghiệp]; Nếu bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có công nhận văn bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] xác nhận;

b] Đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT;

c] Không trong thời gian thi hành án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d] Nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ tuyển sinh và thực hiện đúng các quy định của Trường về tuyển sinh.

2] Chuyên ngành, chỉ tiêu tuyển sinh:

TT

Ngành

Chuyên ngành

Chỉtiêu

1

Kế toán

Kếtoán

120

2

Tài chính – Ngân hàng

Tài chính doanh nghiệp

50

3

Quản trị kinh doanh

Quản trịdoanh nghiệp

40

4

Luật kinh tế

Luật kinh doanh

30

5

Ngôn ngữ anh

Tiếng anh thương mại

30

Cộng

270

[Chỉ tiêu trên sẽ được điều chỉnh phù hợp với lượng hồ sơ đăng ký.]

3] Phương thức tuyển sinh và xét tuyển

Trường xét tuyển hồ sơ theo chuyên ngành, căn cứ vào kết quả học tập của bằng đại học thứ nhất để công nhận thí sinh trúng tuyển theo chỉ tiêu đã công bố;

Điểm xét tuyển của thí sinh là điểm trung bình trung tích lũy toàn khóa học theo Bảng điểm kèm theo bằng đại học thứ nhất cộng với điểm ưu tiên theo đối tượng;

Trường sẽ mở lớp nếu có ít nhất 30 sinh viên trúng tuyển vào một chuyên ngành; Những chuyên ngành có ít người học, Trường cho đăng ký chuyển sang lớp chuyên ngành khác.

Những chuyên ngành đặc thù, Hiệu trưởng sẽ quyết định việc mở lớp.

4] Thời gian đào tạo, tổ chức đào tạo và văn bằng tốt nghiệp

- Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạođể cấp bằng đại học thứhai là 2 năm; Sinh viên được bảo lưu điểm học phần củachương trình đại học thứ nhấtsẽ được rút ngắn thời gian học; Sinh viên đã tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hoặc các Trường/ Học viện có chương trình đào tạo tương đương có thể hoàn thành chương trình từ 1,0 - 1,5 năm; Sinh viên có thể đăng ký học phần theo các hệ khác của trường để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình học.

- Tổ chức đào tạo:Đào tạo tập trung, liên tục tại Trường, theo học chế tín chỉ [có thể đăng ký học từ 17h đến 20h hàng ngày, bao gồm cả chủ nhật].

Văn bằng tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp đại học, hình thức đào tạo chính quy.

5] Thời gian nhận hồ sơ, xét tuyển và khai giảng

Thời gian nhận hồ sơ

Thời gian công bố kết quả xét tuyển

Thời gian khai giảng

Từ 24/4 đến 8/6/2019

Tháng 7/2019

Tháng 8/2019

6] Phí tuyển sinh, học phí

- Phí xét tuyển:300.000 đồng/ hồ sơ;

- Học phí: Mức học phí theo tín chỉ như đối với hệ chính quy và có thể thay đổi theo từng kỳ học phù hợp với quy định của Nhà nước.

7] Hồsơtuyển sinh

Hồ sơ tuyển sinh [không trả lại sau khi nộp] theo mẫu chung của Trường, gồm:

TT

Nội dung

Số lượng

1

Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất

2 bản

2

Bản sao công chứng Bảng điểm đại học thứ nhất[toàn khoá học]

2 bản

3

Sơ yếu lý lịch[theo mẫu]

1 bản

4

Phiếu đăng ký học

1 bản

5

Ảnh cỡ 4 x 6, ghi rõ họ, tên, ngày và nơi sinh[Tỉnh,TP]phía sau ảnh

2 chiếc

6

Bản sao các giấy tờưu tiên trong tuyển sinh[nếu có]

1 bản

7

Bản saocông chứngGiấy khai sinh

2 bản

- Đối tượng ưu tiên khi nộp hồ sơ phải mang theo bản chínhgiấy tờưu tiênđể đối chiếu;

- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, thí sinh phải nộp kèm theo bản dịch công chứng và bản công nhận văn bằng do Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD&ĐT] cấp;

- Thông tin về kỳ thi và các tài liệu liên quan cập nhật tại địa chỉ //daotao.neu.edu.vn– Mục Tuyển sinh/ Tuyển sinh hệ ĐH VB2, LTCQ.

8] Địa chỉ liên hệ

PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO: Phòng 211, Tầng 2, Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline: 0888.12.8558 [Từ 8g00 – 20g00; thứ hai - thứ sáu].

Portal Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ://neu.edu.vn/- Mục tuyển sinh

Website Phòng Quản lý đào tạo://daotao.neu.edu.vn/

Facebook://www.facebook.com/vb2ltneu

- Mau_phieu dang ky _final.doc

- Mau_so yeu ly lich_final.doc

Video liên quan

Chủ Đề