Học phí trường dạy nghề hội Phụ nữ

Hội LHPN quận Gò Vấp dạy nghề và hỗ trợ khởi ngiệp cho phụ nữ

Hội LHPN [LHPN] quận Gò Vấp [TPHCM] đang tổ chức nhiều hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp miễn phí cho chị em phụ nữ trên địa bàn, nhằm góp phần đào tạo việc làm, giúp nhiều chị em có công việc, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Khóa học nghề nail, chăm sóc và sơn móng miễn phí dành cho các chị em trên địa bàn, ưu tiên phụ nữ chưa có việc làm, thuộc hộ nghèo hoặc được hội phụ nữ các phường giới thiệu. Toàn bộ học phí khóa học và khâu đào tạo khoảng 5 triệu đồng/học viên, được Công ty TNHH Nguyên Đầm [Paradise Nails Academy] tài trợ. Lớp học đã có 9 học viên tốt nghiệp, được cấp giấy chứng nhận đào tạo nghề, một số chị đã có việc làm và thu nhập ổn định.

Hàng tuần Câu lạc bộ Dạy nghề thuộc Hội LHPN quận Gò Vấp phối hợp với Trung tâm Dạy nghề Hướng Dương tổ chức các lớp học dạy nấu ăn miễn phí; dạy làm bánh, các món tráng miệng, pha chế đồ uống dành cho học viên là cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn, với trang thiết bị, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại.

Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội LHPN quận Gò Vấp, cho biết: Thời gian tới sẽ tiếp tục liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề cho chị em phụ nữ khó khăn trên địa bàn quận. Hội LHPN quận thường xuyên phối hợp các đơn vị tư vấn, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề phù hợp với khả năng, trình độ của từng chị em. Khi phụ nữ bắt đầu có ý định kinh doanh, Hội LHPN sẽ hỗ trợ vốn, tư vấn mặt bằng sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, phát động các phong trào xã hội như đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu phố, hộ gia đình; liên kết với các đơn vị, tổ chức cùng thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giấy tại các trường học”.

Song song với công tác đào tạo nghề, Hội LHPN quận Gò Vấp còn thường xuyên phối hợp các đơn vị tư vấn, tổ chức các lớp học tập huấn dạy các kỹ năng quản lý, kinh doanh, bán hàng, bảo mẫu… nhằm phát huy tối đa ý tưởng khởi nghiệp. Vừa qua, Hội LHPN phường 10 quận Gò Vấp ra mắt Tổ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp với 25 thành viên, để hỗ trợ những chị em có ý định kinh doanh trên địa bàn phường.

Sau mỗi khóa học, không ít phụ nữ tìm được hướng đi mới phù hợp với năng lực, áp dụng vào việc phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều chị em mạnh dạn mở các mô hình kinh doanh nhỏ và trở thành gương phụ nữ điển hình có sức lan tỏa mạnh trong hoạt động khởi nghiệp.

Chị Phan Thị Trung Thủy [35 tuổi, ngụ đường Phạm Văn Chiêu] cho hay: “Qua tham dự lớp học dạy nghề do Hội LHPN quận Gò Vấp tổ chức, tôi đã quyết định mở cửa hàng bán trà sữa. Sau khi lên ý tưởng kinh doanh, tôi được hội và trung tâm dạy nghề hướng dẫn pha chế miễn phí, định hướng phát triển nghề, tư vấn mặt bằng, địa điểm thuận tiện cho việc kinh doanh và hỗ trợ vốn để mở quán. Bước đầu đã có thu nhập khá ổn định”.

Tương tự, chị Phạm Thị Thắm [28 tuổi, ngụ tại đường Số 59] chia sẻ: “Tôi có mở một tiệm làm tóc nhỏ, sau khi được một số chị em ở phường giới thiệu, tôi tham gia học thêm nghề trang điểm do hội phụ nữ tổ chức. Hiện tại, ngoài làm tóc tôi mở thêm dịch vụ trang điểm, vì đã có lượng khách hàng quen sẵn nên thu nhập khá ổn định, đủ để trang trải cuộc sống gia đình”.

Các cấp Hội phụ nữ Nam Định quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm cho hội viên phụ nữ

Để thực hiện đề án, Hội LHPN tỉnh Nam Định đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả trong đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn và phụ nữ nghèo. Hàng năm, Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh tổ chức các lớp dạy nghề cho phụ nữ. Hội LHPN các huyện, thành phố thường xuyên chỉ đạo cơ sở tổ chức tuyên truyền, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nữ tại địa phương; chủ động xây dựng kế hoạch, mở lớp dạy nghề phù hợp với từng đối tượng. Các cấp Hội phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ thông qua các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực quản lý điều hành hợp tác xã, tổ hợp tác cho phụ nữ và xây dựng các mô hình tổ liên kết, tổ sản xuất, kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, kinh doanh dịch vụ…

 

 Hội viên phụ nữ xã Nam Phong [Thành phố Nam Định] phát triển kinh tế gia đình bằng nghề trồng hoa cây cảnh


Hoạt động dạy nghề luôn hướng về cơ sở, hướng tới nhiều đối tượng phụ nữ khác nhau như: lao động nông thôn, lao động thuộc diện hộ nghèo, phụ nữ khuyết tật…, trong đó có nhiều lớp dạy nghề miễn phí, tạo điều kiện cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với kỹ năng nghề nghiệp, từ đó lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân và điều kiện gia đình. Hàng năm, các cấp Hội đã tổ chức hàng trăm lớp dạy nghề truyền thống, dạy nghề mới về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp, đan mây tre xuất khẩu, thêu ren, thêu túi kim sa, móc hộp sợi xuất khẩu… cho hàng nghìn lượt lao động nữ nông thôn. Qua các lớp dạy nghề, học viên được tiếp cận, thực hành kiến thức khoa học, kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, nắm vững các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cách tổ chức mô hình kinh tế hợp lý, từ đó phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn. Để công tác dạy nghề thực sự thiết thực, các cấp Hội Phụ nữ đã đa dạng hóa các hình thức dạy nghề tại cộng đồng phù hợp với khả năng, trình độ và đặc thù phát triển kinh tế ở địa phương, tạo cơ hội cho chị em phát huy khả năng, áp dụng vào mô hình phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập ổn định. Năm 2018, toàn tỉnh có 21.730 lượt hội viên phụ nữ được tham gia các lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật; tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho 2.115 lao động nữ, tạo việc làm cho 1.818 phụ nữ sau đào tạo. 

Cùng với hoạt động dạy nghề, các cấp Hội Phụ nữ còn phối hợp với ngành chức năng tổ chức tư vấn, hỗ trợ thành lập nhiều mô hình hợp tác, tổ phụ nữ liên kết phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho hội viên phụ nữ. Trong năm 2018 đã tư vấn, hỗ trợ và đăng ký thành lập thêm 2 hợp tác xã: chăn nuôi và cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch tại xã Hải Sơn [Hải Hậu]; thủ công mỹ nghệ tại xã Trực Thanh [Trực Ninh]; 4 tổ phụ nữ liên kết: phát triển nghề đan cói xuất khẩu tại xã Mỹ Thuận [Mỹ Lộc], sản xuất rau an toàn tại xã Xuân Ninh [Xuân Trường], thu gom rác thải tại xã Mỹ Tiến [Mỹ Lộc], trồng rau an toàn tại xã Giao Hà [Giao Thủy]. Hoạt động của các tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã đã phát huy tính tự chủ, kết nối sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hội viên phụ nữ. Bên cạnh đó, thông qua việc phát động các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua ‘Phụ nữ làm kinh tế giỏi’, ‘Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình’ đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ, nữ doanh nhân tiêu biểu, tạo việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ tại địa phương. Ngoài ra, Hội Phụ nữ các cấp cũng đã chú trọng khai thác các nguồn vốn cho phụ nữ vay để phát triển kinh tế và tạo việc làm. Tính đến hết năm 2018, tổng dư nợ các nguồn vốn vay do Hội trực tiếp quản lý, điều hành là trên 2.183 tỷ đồng, hỗ trợ 167.580 hộ vay tại 5.113 tổ vay vốn và tiết kiệm, nhóm tín dụng tiết kiệm để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; trong đó, số vốn vay mới trong năm 2018 là 266,255 tỷ đồng. Đặc biệt, nhằm nâng cao nhận thức, năng lực giúp phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, năm 2018, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 11-10-2018 triển khai thực hiện Đề án ‘Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025’ trên địa bàn tỉnh.

Trong năm, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với các đơn vị của Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức 2 lớp khởi sự kinh doanh cho 74 phụ nữ. Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các sở, ngành liên quan tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho Ban quản trị các hợp tác xã về các quy định đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu sản phẩm. Tổ chức thành công ‘Ngày phụ nữ khởi nghiệp năm 2018’ với chủ đề ‘Phụ nữ Nam Định sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới’. Hướng dẫn 2 hợp tác xã: Chăn nuôi và cung cấp thực phẩm nông nghiệp sạch Hải Sơn, sản xuất và kinh doanh dịch vụ sản phẩm nông nghiệp Bình Minh xây dựng ý tượng sáng tạo tham gia hoạt động ‘Ngày phụ nữ khởi nghiệp’ cấp Trung ương; kết quả, cả 2 ý tưởng đã lọt vào vòng sơ khảo của miền Bắc. Hội LHPN tỉnh còn tổ chức hội nghị truyền thông về khởi nghiệp và phát triển kinh doanh cho phụ nữ với chủ đề ‘Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0’ với gần 200 đại biểu tham dự, trong đó có 90 doanh nhân nữ tiêu biểu của tỉnh, các nữ giám đốc các hợp tác xã, Ban quản lý các tổ hợp tác, tổ liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh do Hội hỗ trợ thành lập.

Qua việc tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm cho phụ nữ đã góp phần quan trọng giúp phụ nữ nông thôn thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, đồng thời tạo cơ hội cho chị em nâng cao vị thế trong gia đình và xã hội.

Thực hiện Đề án 939 của Chính phủ về việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội LHPN quận Gò Vấp đã mở khóa học nghề nail, chăm sóc và sơn móng miễn phí dành cho các chị em trên địa bàn. Ưu tiên phụ nữ chưa có việc làm, thuộc hộ nghèo hoặc được hội phụ nữ các phường giới thiệu. Toàn bộ học phí khóa học và khâu đào tạo khoảng 5 triệu đồng/học viên, được Công ty TNHH Nguyên Đầm [Paradise Nails Academy] tài trợ. Lớp học đã có 9 học viên tốt nghiệp, được cấp giấy chứng nhận đào tạo nghề, một số chị đã có việc làm và thu nhập ổn định.

Bên cạnh đó, hàng tuần Câu lạc bộ Dạy nghề thuộc Hội LHPN quận Gò Vấp phối hợp với Trung tâm Dạy nghề Hướng Dương tổ chức các lớp học dạy nấu ăn miễn phí; dạy làm bánh, các món tráng miệng, pha chế đồ uống dành cho học viên là cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn, với trang thiết bị, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại.

Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội LHPN quận Gò Vấp, cho biết: “Thời gian tới chúng tôi tiếp tục liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề cho chị em phụ nữ khó khăn trên địa bàn quận. Hội LHPN quận thường xuyên phối hợp các đơn vị tư vấn, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề phù hợp với khả năng, trình độ của từng chị em. Khi bắt đầu có ý định kinh doanh, chúng tôi sẽ hỗ trợ vốn, tư vấn mặt bằng sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, phát động các phong trào xã hội như đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu phố, hộ gia đình; liên kết với các đơn vị, tổ chức cùng thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giấy tại các trường học”.

Song song với công tác đào tạo nghề, Hội LHPN quận Gò Vấp còn thường xuyên phối hợp các đơn vị tư vấn, tổ chức các lớp học tập huấn dạy các kỹ năng quản lý, kinh doanh, bán hàng, bảo mẫu… nhằm phát huy tối đa ý tưởng khởi nghiệp. Vừa qua, Hội LHPN phường 10 quận Gò Vấp ra mắt Tổ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp với 25 thành viên, để hỗ trợ những chị em có ý định kinh doanh trên địa bàn phường.

Sau mỗi khóa học, không ít phụ nữ tìm được hướng đi mới phù hợp với năng lực, áp dụng vào việc phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều chị em mạnh dạn mở các mô hình kinh doanh nhỏ và trở thành gương phụ nữ điển hình có sức lan tỏa mạnh trong hoạt động khởi nghiệp.

Chị Phan Thị Trung Thủy [35 tuổi, ngụ đường Phạm Văn Chiêu] cho hay: “Qua tham dự lớp học dạy nghề do Hội LHPN quận Gò Vấp tổ chức, tôi đã quyết định mở cửa hàng bán trà sữa. Sau khi lên ý tưởng kinh doanh, tôi được hội và trung tâm dạy nghề hướng dẫn pha chế miễn phí, định hướng phát triển nghề, tư vấn mặt bằng, địa điểm thuận tiện cho việc kinh doanh và hỗ trợ vốn để mở quán. Bước đầu đã có thu nhập khá ổn định”.

Tương tự, chị Phạm Thị Thắm [28 tuổi, ngụ tại đường Số 59] chia sẻ: “Tôi có mở một tiệm làm tóc nhỏ, sau khi được một số chị em ở phường giới thiệu, tôi tham gia học thêm nghề trang điểm do hội phụ nữ tổ chức. Hiện tại, ngoài làm tóc tôi mở thêm dịch vụ trang điểm, vì đã có lượng khách hàng quen sẵn nên thu nhập khá ổn định, đủ để trang trải cuộc sống gia đình”.

BÙI ANH TUẤN

hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ khởi nghiệp phụ nữ

Video liên quan

Chủ Đề