Vật phẩm được chế tạo bằng phương pháp đúc có hình dạng phụ thuộc vào

Đúc kim loại [ gang, nhôm, ...] là công nghệ chế tạo sản phẩm bằng phương pháp rót vật liệu ở dạng chảy lỏng vào khuôn để tạo ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu mà vật liệu là kim loại. Ngày nay đúc kim loại [ gang, nhôm, ...] được sử dụng để tạo ra hàng ngàn chi tiết khác nhau ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực công ngiệp như chế tạo máy, chế tạo phương tiện giao thông vận tải, dầu khí, hàng hải, xi măng…

Ưu điểm và nhược điểm của đúc kim loại

Ưu điểm:

  • Phương pháp đúc có thể chế tạo sản phẩm từ các loại vật liệu khác nhau: kim loại đen[gang, thép,.. kim loại mày: nhôm, đồng, đúc vật liệu phi kim loại: đúc các tượng từ thạch cao, xi măng]
  • Vật đúc có thể từ vài gam tới vài tấn như các thân máy búa, các bệ máy..
  • Vật đúc có hình dạng, kết cấu phức tạp như thân máy công cụ, vỏ động cơ, .. mà các phương pháp khác khó gia công hoặc không thể chế tạo được
  • Có thể đúc được nhiều lớp kim loại khác nhau trong một vật đúc
  • Giá thành chế tạo vật đúc rẻ vì vốn đầu tư ít, tính chất sản xuất linh hoạt, năng suất tương đối cao. Có khả năng cơ khí hóa và tự động hóa.
  • Đúc cũng được sử dụng trong việc chế tạo các sản phẩm mang tính nghệ thuật, trang trí: chân ốp trụ điện, chuông nhà thờ, đúc tượng đài.

Nhược điểm:

  • Độ chính xác về hình dáng kích thước và đồ bóng không cao
  • Tốn kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót, đậu hơi
  • Tốn kim loại do chiều dày thành vật đúc lớn hơn so với rèn hoặc hàn.
  • Dễ gây ra những khuyết tật như thiếu hụt, rỗ khí, ngậm xỷ, thiên tích, cháy cát
  • Điều kiện làm việc nặng nhọc. Khi đúc trong khuôn cát thường có năng suất không cao.

Công nghệ đúc khuôn cát tươi

Khuôn cát tươi được dùng đầu tiên trong côngnghệ đúc khuôn cát. Vật liệu để làm khuôn là cát sét nước. Khuôn cát tươi có đặc điểm dễ sử dụng, sẽ cho bề mặt vật đúc bóng nếu hạt cát mịn. Tuy nhiên quá trình làm khuôn phải đánh động mẫu để thoát mẫu nên sản phẩm đúc sẽ có độ dôi gia công lớn.

Công nghệ đúc khuôn cát khô 

Trong công nghệ khuôn khô thì nếu như khuôn tươi được đem sấy trong lò sấy khoảng 5h trước khi rót cũng được gọi là một loại khuôn khô. Ở đây xin giới thiệu với các bạn công nghệ khuôn cát nước thuỷ tinh đóng rắn bằng khí cácboníc. Nước thuỷ tinh hay còn gọi là dung dịch silicat natri được trộn vào cát rồi đem giã khuôn. Sau khi khuôn đã giã xong thì xịt khí cácboníc để khuôn rắn lại. Đó là do phản ứng hoá học giữa silicat natri và khí cácboníc và nước [ phản ứng giữa kiềm và axit] Công nghệ khuôn cát nước thuỷ tinh dễ làm, dễ sử dụng, sản phẩm có độ dôi gia công ít hơn, khuôn rắn chắc đã được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các công ty đúc trên toàn quốc. Chỉ có nhược điểm là vấn đề tái sinh cát là phải lưu ý.

Công nghệ đúc khuôn mẫu cháy 

Đây là công nghệ thuộc vào hàng mới hơn so với phương pháp truyền thống. Để đúc một sản phẩm, chúng ta cần chế tạo sản phảm đó bằng polyesteron, sau đó cho vào khuôn và đổ cát khô vào, kết hợp với việc hút chân không, khuôn sẽ cứng vững. Khi rót kim loại vào khuôn, mẫu Polyesteron sẽ cháy và kim loại lỏng điền đầy khuôn. Ngoài ra với công nghệ làm lõi khô và thiêu kết được làm trên máy tự động cho năng suất và hiệu quả cao.

Công nghệ đúc khuôn cát nhựa 

Đây là công nghệ mới với cát đã được nhà máy sử lý bao bọc 1 lớp nhựa. Khi sản xuất đem trộn cát với axit formaldehit, sẽ được khuôn cát nhựa đóng rắn nguội, hoặc khuôn cát đem nung nóng sẽ được khuôn cát nhựa đóng rắn nóng.

Công nghệ đúc Furan 

Đây là dây chuyền công nghệ mà các công ty Nhật bản ưa chuộng vì cát sẽ được trộn với nhựa Furan và axit, khuôn sẽ đóng rắn rất tốt, sản phẩm có độ nhẵn bóng bề mặt nhưng vấn đè khó khăn là ô nhiễm môi trường làm việc vì mùi nhựa Furan rất độc.

Nếu quý vị có nhu cầu hợp tác đúc các sản phẩm bằng gang xám, đặc biệt là các sản phẩm đúc gang xám khác người không ở đâu có thẻ đáp ứng chất lượng thì hãy liên hệ Đúc gang Thuận Đức để được giải quyết.

MỌI CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ : 

Hotline : 0984 362 378- Mr Tuấn

CÔNG TY TNHH THUẬN ĐỨC

Địa chỉ : Tổ 6, ấp Phước Hải, xã Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh B-RVT

Hotline : 0984 362 378

Email :

Website: www.ducgangthuanduc.com //beehomes.com.vn/​

Đúc trong khuôn cát là dạng đúc phổ biến. Khuôn cát là loại khuôn đúc một lần [chỉ rót một lần rồi phá khuôn]. Vật đúc tạo hình trong khuôn cát có độ chính xác thấp, độ bóng bề mặt kém, lượng dư gia công lớn, nhưng khuôn cát có ưu điểm là tạo ra vật đúc có kết cấu phức tạp, khối lượng lớn và giá thành khuôn thấp.

1.Sơ đồ sản xuất vật đúc trong khuôn cát.

Quá trình sản xuất vật đúc trong khuôn cát có thể tóm tắt như sau:

- Bộ phận kỹ thuật căn cứ theo bản vẽ chi tiết để lập ra bản vẽ vật đúc, mẫu, hộp lõi.

- Căn cứ vào bản vẽ để chế tạo bộ mẫu gồm: mẫu đúc để tạo ra lòng khuôn mang hình dáng bên ngoài của vật đúc; hộp lõi để chế tạo lõi tạo ra hình dáng bên trong của vật đúc, mẫu hệ thống rót để tạo ra đậu hơi, đậu ngót dùng để dẫn kim loại lỏng và thoát khí cho khuôn.

- Lắp ráp khuôn.

- Bộ phận nấu chảy kim loại lỏng phải phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm khuôn, lắp ráp khuôn để tiến hành rót kim loại lỏng vào khuôn kịp thời.

- Sau khi kim loại đông đặc, vật đúc được hình thành trong khuôn, tiến hành phá khuôn, lõi, làm sạch vật đúc, kiểm tra vật đúc bằng thủ công hoặc bằng máy.

- Kiểm tra vật đúc về hình dáng, kích thước, chất lượng bên trong.

2.Các bộ phận khuôn cát.

3.Thành phần của hỗn hợp làm khuôn

a. Thành phần

Hỗn hợp làm khuôn, thao [lõi] bao gồm: cát, đất sét, chất dính kết và chất phụ.

- Cát: cát là thành phần chủ yếu của hỗn hợp làm khuôn, thao. Thành phần hóa học chủ yếu của cát là SiO2 [thạch anh], ngoài ra còn có một ít đất sét và tạp chất khác.

- Đất sét: thành phần chủ yếu là cao lanh có công thức là mAl2O3.n SiO2.qH2O. Ngoài ra còn có một số tạp chất khác như CaCO3, Fe2O3, Na2CO3. Khi lượng nước thích hợp đất sét dẻo và dính, khi sấy khô độ bền tăng nhưng giòn, dễ vỡ.

- Chất kết dính: là những chất được đưa vào hỗn hợp để tăng độ dẻo, độ bền của nó.

- Những chất kết dính: thường dùng như dầu thực vật [dầu lanh, dầu bông, dầu trẩu], các chất hòa tan trong nước [đường, mật mía, bột hồ, các chất dính kết hóa cứng [nhựa thông, ximăng, bã hắc ín] và nước thủy tinh [là dung dịch silicat Na2O.nSiO2.mH2O hoặc K2O.nSiO2.mH2O].

- Chất phụ: là những chất đưa vào để tăng tính lún, tính thông khí, tăng độ bóng bề mặt khuôn, thao và tăng khả năng tính chịu nhiệt của hỗn hợp. Chất phụ gồm hai dạng sau đây:

- Những chất phụ trộn vào hỗn hợp như mùn cưa, rơm rạ, bột than nhờ nhiệt độ của kim loại lỏng khi rót vào khuôn chúng bị cháy tạo nên các khỏang trống trong hỗn hợp làm tăng độ xốp, độ lún và khả năng thoát khí của hỗn hợp.

- Chất sơn khuôn có thể dùng bột graphit, bột than, nước thủy tinh, bột thạch anh hoặc dung dịch của chúng với đát sét sơn lên bề mặt khuôn, thao để tăng độ bóng, tính chịu nhiệt của chúng.

Đem trộn các vật liệu trên theo tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào vật liệu, khối lượng vật đúc ta được hỗn hợp làm khuôn và thao.


b. Phân loại

Hỗn hợp làm khuôn chia làm hai loại:

- Cát áo dùng để phủ sát mẫu khi làm khuôn nên phải có độ bền, độ dẻo cao và bền nhiệt, vì lớp cát này tiếp xúc trực tiếp với kim loại lỏng. Cát áo thường được làm bằng vật liệu mới và chiếm khỏang 10 - 15% lượng cát làm khuôn.

- Cát đệm dùng để đệm cho phần khuôn còn lại nhằm làm tăng độ bền của khuôn. Cát đệm không yêu cầu cao như cát áo nhưng phải có tính thông khí mạnh. Thường dùng cát cũ để làm cát đệm và chiếm khỏang 55 - 90% tổng lượng cát khuôn.

Tỷ lệ các vật liệu trong hỗn hợp làm khuôn tùy thuộc vật liệu, trọng lượng vật đúc nhưng nói chung cát chiếm khỏang 70 - 80%, đất sét khỏang 8 - 20%. So với hỗn hợp làm khuôn, hỗn hợp làm thao yêu cầu cao hơn, vì thao làm việc ở điều kiện khắc nghiệt hơn, do đó thường tăng lượng thạch anh [SiO2] có khi tới 100%, giảm tỷ lệ đất sét, chất dính kết, chất phụ và phải sấy thao.

4. Kết luận

Đúc khuôn các là phương pháp có từ lâu đời, nhưng vì những ưu điểm của nó mà trong ngành công nghiệp cơ khí vẫn được sử dụng phổ biến rộng rãi.

Được các xưởng đúc, gia công chế tạo ngành cơ khí không ngừng phát triển tối ưu nhất, hiện nay nước ta vẫn còn nhiều xưởng lớn nằm trong những khu công nghiệp, khu chế xuất lớn như: Khu công nghiệp Sóng Thần ơt Tp. HCM, khu công nghiệp Linh Trung,...Các sản phẩm đúc ngày càng đa dạng, yêu cầu kỹ thuật cao, ứng dụng rộng rãi, phổ biến.

Nguồn nhân lực cho ngành đúc khá hạn chế, vì những tính chất độc hại đặc thù của  nó, những phụ gia, hơi thép, kim loại kèm theo rất độc ảnh hưởng đến sức khỏe người thợ, vì lẽ đó khi thực hiện đúc phải trang bị bảo hộ, đảm bảo an toàn lao động cho người thợ.

Video liên quan

Chủ Đề