Hiện tượng thoái hóa là gì nguyên nhân?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính xảy ra ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ có xu hướng gia tăng và để lại nhiều biến chứng khó lường. Vì thế, cần phát hiện và điều trị đúng cách để ngăn ngừa những nguy hại cho sức khỏe.

  • 1. Thoái hoá cột sống là gì?
  • 2. Ai có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống?
  • 3. Nguyên nhân thoái hóa cột sống
    • 3.1. Nguyên nhân nguyên phát
    • 3.2. Nguyên nhân thứ phát
  • 4. Triệu chứng thoái hóa cột sống phổ biến
    • 4.1. Triệu chứng chung
    • 4.2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
    • 4.3. Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng
  • 5. Biến chứng của thoái hóa cột sống
    • 5.1. Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ
    • 5.2. Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 6. Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng cách nào?
  • 7. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống
    • 7.1. Tập luyện một số bài tập tăng cường sức khỏe cột sống
    • 7.2. Chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc
    • 7.3. Phẫu thuật cột sống
    • 7.4. Châm cứu hỗ trợ giảm đau
    • 7.5. Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu
  • 8. Những lưu ý khi điều trị thoái hóa đốt sống
  • 9. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống
    • 9.1. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa thoái hóa cột sống
    • 9.2. Thói quen sinh hoạt và luyện tập lành mạnh

1. Thoái hoá cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực [trên và giữa lưng] hoặc cột sống thắt lưng [phần lưng dưới]. Trong đó, thoái hóa đốt sống cổthoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất.

Nói không với thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi > Nỗi lo thoái hóa cột sống ở người già > Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

3. Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân, đó là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

3.1. Nguyên nhân nguyên phát

Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Theo đó, tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống càng suy yếu, với các biểu hiện như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa hoặc các mô sụn bị hao mòn.

Thông thường, bệnh diễn tiến nhanh hay chậm phụ thuộc vào lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người.

Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.

Ăn uống không lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II khiến cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Song song đó, thoái hóa đốt sống còn xuất phát từ thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đó cũng là lý do vì sao một số người từ 30 – 35 tuổi đã bị thoái hóa cột sống trong khi người già 50 – 60 tuổi xương khớp còn chắc chắn và khỏe mạnh.

3.2. Nguyên nhân thứ phát

Ngoài nguyên nhân lão hóa thì còn nhiều nguyên nhân thứ phát khiến cột sống bị ảnh hưởng, bao gồm:

Đặc thù của công việc: Làm việc văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.

Thoái hóa cột sống do chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc té ngã do tai nạn nếu không được điều trị dứt điểm, có thể khiến cột sống bị thoái hóa.

Những biểu hiện cảnh báo bệnh thoái hóa cột sống cổ > Nhận biết dấu hiệu bệnh thoái hoá đốt sống cổ gây đau đầu > Thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay

4.3. Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng

  • Xuất hiện cơn đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài trong nhiều tuần.
  • Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động, thực hiện tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.
  • Khi tình trạng chuyển biến nghiêm trọng, các cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân, gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.
  • Thoái hóa đốt sống lưng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo cơn đau co thắt cơ bắp.
Các thực phẩm phòng ngừa thoái hóa cột sống > Phòng ngừa thoái hóa cột sống từ những thói quen đơn giản > Người bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? > Thoái hóa cột sống có tập yoga được không?

Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp mãn tính phổ biến hiện nay. Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng song các đốt sống bị tổn hại khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và vận động hằng ngày. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Xem thêm video để hiểu rõ hơn về tình trạng thoái hoá cột sống và phương pháp điều trị hiện đại không dùng thuốc – không phẫu thuật:

Chủ Đề