Hệ thống thông tin là gì? mục đích của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp?

Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.[1][2][3]

Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển.

Các đặc điểm của Hệ thống

  • Thành phần [component].
  • Liên hệ giữa các thành phần
  • Ranh giới [boundary].
  • Mục đích [purpose].
  • Môi trường [environment].
  • Giao diện [interface].
  • Đầu vào [input].
  • Đầu ra [output].
  • Ràng buộc [constraints].

Ví dụ

Cửa hàng bán sỉ và lẻ các loại nước ngọt, nước suối, rượu, bia... Đối tượng mà cửa hàng giao tiếp là khách hàng mua các loại nước giải khát, nhà cung cấp [các công ty sản xuất nước giải khát]cung cấp các loại nước giải khát cho cửa hàng và ngân hàng giao tiếp với cửa hàng thông qua việc gửi, rút và thanh toán tiền mặt cho nhà cung cấp.

Các thành phần cấu thành của hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi:

  • Phần cứng

Gồm các thiết bị/phương tiện kỹ thuật dùng để xử lý/lưu trữ thông tin. Trong đó chủ yếu là máy tính, các thiết bị ngoại vi dùng để lưu trữ và nhập vào/xuất ra dữ liệu.

  • Phần mềm

Gồm các chương trình máy tính, các phần mềm hệ thống, các phần mềm chuyên dụng, thủ tục dành cho người sử dụng.

  • Mạng truyền dữ liệu.
  • Dữ liệu
  • Con người trong hệ thống thông tin.

Các chuyên ngành sâu trong lĩnh vực hệ thống thông tin

Các chuyên ngành thông thường bao gồm:

  • Phân tích viên hệ thống [systems analyst].
  • Tích hợp hệ thống [system integrator].
  • Quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Phân tích hệ thống thông tin.
  • Quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức.
  • Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo, quản lý.

Vai trò của hệ thống thông tin trong quản lý

Ứng dụng của hệ thống thông tin cho công tác xã hội và hoạt động kinh doanh bao gồm:

  • Giáo dục điện tử [elearning]
  • Thương mại điện tử [e-commerce]
  • Chính phủ điện tử [e-government]
  • Các hệ thống thông tin địa lý [GIS]...

Ngoài ra, hệ thống thông tin còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác.

Tham khảo

  1. ^ Archibald, J.A. [Tháng 5 năm 1975]. “Computer Science education for majors of other disciplines”. AFIPS Joint Computer Conferences: 903–906. Computer science spreads out over several related disciplines, and shares with these disciplines certain sub-disciplines that traditionally have been located exclusively in the more conventional disciplines
  2. ^ Denning, Peter [Tháng 7 năm 1999]. “COMPUTER SCIENCE: THE DISCIPLINE”. Encyclopaedia of Computer Science [2000 Edition]. The Domain of Computer Science: Even though computer science addresses both human-made and natural information processes, the main effort in the discipline has been directed toward human-made processes, especially information processing systems and machines
  3. ^ Jessup, Leonard M.; Joseph S. Valacich [2008]. Information Systems Today Aidan Earl created the first Information System in Dublin, Ireland [3rd ed.]. Pearson Publishing. Pages ??? & Glossary p. 416

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hệ thống thông tin.
  • Kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin
  • Tổng quan về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin[liên kết hỏng]
  • Association for Information Systems [AIS] - Hiệp hội Hệ thống thông tin Lưu trữ 2008-03-30 tại Wayback Machine
  • Information Systems Audit and Control Association [ISACA]
  • Association for Information Systems [AIS]
  • IS History website
  • Center for Information Systems Research - Massachusetts Institute of Technology Lưu trữ 2009-12-15 tại Wayback Machine
  • European Research Center for Information Systems
  • Index of Information Systems Journals Lưu trữ 2010-03-15 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_thống_thông_tin&oldid=69203383”

Khi khoa học kỹ thuật phát triển, việc quản lý thông tin và con người thường được thực hiện thông qua một hệ thống mà con người xây dựng. Việc quản lý thông tin, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin an toàn. Vậy hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin gồm mấy loại? Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông tin.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến hệ thống thông tin.

Hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng [Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng 2015].

Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia là hệ thống thông tin mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

Chủ quản hệ thống thông tin là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin.

Như vậy nội dung trên đã giải thích được khái niệm hệ thống thông tin là gì? một cách chi tiết.

Phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ an toàn

Hệ thống thông tin được phân loại theo cấp độ an toàn [khoản 2 Điều 21 Luật an toàn thông tin mạng] như sau:

– Cấp độ 1 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng không làm tổn hại tới lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Cấp độ 2 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích công cộng nhưng không làm tổn hại tới trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Cấp độ 3 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Cấp độ 4 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Cấp độ 5 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

Biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin

Các biện pháp bảo vệ hệ thống tin theo quy định tại Điều 23 Luật an toàn thông tin gồm:

– Ban hành quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng, nâng cấp, hủy bỏ hệ thống thông tin.

– Áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng để phòng, chống nguy cơ, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng.

– Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng.

– Giám sát an toàn hệ thống thông tin.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông tin

Các hệ thống thông tin được xây dựng chung gồm các hoạt động sau:

– Thứ nhất: hoạt động nhập dữ liệu vào hệ thống. Các dữ liệu mà người dùng đã thu thập được phải được nhập vào các biểu mẫu nhất định trên hệ thống thông tin. Những dữ liệu được nhập vào hệ thống sẽ được hệ thống ghi nhớ vào các vật mang tin đọc được bằng máy như đĩa từ, băng từ….

– Thứ hai: Hệ thống xử lý dữ liệu thành thông tin. Trong hệ thống sẽ được cài đặt các lệnh, phần mềm xử lý dữ liệu bằng cách tính toán, phân tích, tóm tắt, phân loại, sắp xếp để biến thành thông tin lưu trữ theo hệ thống cho người dùng.

– Thứ ba: Đưa thông tin ra. Hệ thống thông tin sẽ cung cấp các sản phẩm thông tin theo yêu cầu của người dùng như các thông báo, biểu mẫu, báo cáo hay đồ thị trên màn hình máy tính và người dùng có thể in ra giấy.

– Thứ tư: Lưu trữ thông tin dữ liệu. Đây là một chức năng quan trọng của hệ thống thông tin, các dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống sẽ được sắp xếp một cách tổ chức dưới dạng các file, các tệp riêng biệt theo từng nội dung.

– Thứ năm: Kiểm tra hoạt động của hệ thống. Hệ thống thông tin sẽ có các phản hồi về quá trình hoạt động lưu trữ dữ liệu, các loại dữ liệu ra và vào hệ thống để người dùng có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin gồm mấy loại? Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông tin. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề